Tác dụng dƣợc lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm giữa loài sài đất ba thùy (wedelia trilobata (l ) hitchc ) và sài đất (Trang 27)

1.3.1. Tác dụng dƣợc lý của loài Sài đất ba thùy Chống oxi – hóa

Đƣợc đánh giá trên dịch chiết methanol ở hoa của W.trilobata. Các tính chất chống oxy hóa đƣợc đánh giá bởi 1,1 diphenyl-2-picryl-hydrazyl (DPPH) và axit 2,2'- azino-bis 3-thylbenzthiazolin-6-sulphonic (ABTS). Chiết xuất methanol so với acid ascorbic chuẩn cho thấy hoạt tính chống oxy hoá với giá trị IC50 là 90 μg / ml và 60 μg / ml 17.

Chống đái tháo đƣờng

Dịch chiết nƣớc của W.trilobata làm giảm sự kích thích streptozotocin có tác dụng làm tăng đƣờng huyết khi thử nghiệm trên chuột. Những con chuột bạch đực đƣợc gây kích thích tăng đƣờng huyết bằng streptozotocin với liều (45mg/kg, IV), sau đó đƣợc điều trị bằng cách cho uống với W.trilobata liều (50mg/kg). Thử nghiệm cho thấy, chuột đã giảm nồng độ glucose trong máu và cân nặng đƣợc cải thiện. Ngƣợc lại, W. trilobata cũng làm giảm mức độ cao các sản phẩm thứ cấp của quá trình peroxi hóa lipid phản ứng với acid thiobarbituric (TBARS test) quan sát thấy ở gan, thận, tinh hoàn cũng nhƣ triglyceride huyết thanh cao, ALT và AST ở các con chuột bị bệnh tiểu đƣờng. Rungprom et al. 2010 đã chứng minh rằng chiết xuất methanol của W.trilobata đƣợc tìm thấy là chất ức chế alpha-glucosidase mạnh so với thuốc đích thực Acarbose® 23.

Tác động ức chế hệ thần kinh trung ƣơng (CNS)

Hoạt động ức chế thần kinh trung ƣơng đƣợc nghiên cứu ở lá W.trilobata. Dịch chiết ete dầu mỏ, chloroform, ethyl acetate và chiết xuất methanol của lá của W. trilobata (30mg / kg) kết hợp với sử dụng pentobarbitone đánh giá trên thời gian ngủ và hoạt động di chuyển ở chuột. Chiết xuất ete dầu mỏ làm tăng nồng độ Natri pentobarbitone ở chuột so với các chiết xuất khác. Các động vật đƣợc dùng chiết xuất ete dầu mỏ cho thấy giảm hoạt động vận động cao hơn đáng kể so với các thuốc diazepam điển hình và các loại chiết xuất khác 32.

Chống ký sinh trùng

Ở Venezuela, hiệu quả của acid kaurenic chiết xuất từ W.trilobata (Asteracea) chống lại Leishmania (Viannia) braziliensis (ký sinh trùng gây bệnh ở da và niêm mạc mà trung gian truyền bệnh là Phlebotomus - một loại muỗi cát rất nhỏ). Kaurenic acid (ent-kaur-16-in-19-oic) đƣợc phân lập từ cây W. trilobata đã đƣợc đánh giá trên ký sinh trùng Leishmania (V) braziliensis cả trong cơ thể và in vitro. Hợp chất có một tác dụng gây chết đối với dạng amastigote (Dạng amastigotes: là những tế bào nhỏ hình cầu, không roi, đƣờng kính từ 2 - 4 μm, gặp trong tế bào của hệ võng mô, các đơn bào, tổ chức ở da, niêm mạc hoặc ở các cơ quan nội tạng (gan, lách, tủy xƣơng) của ký chủ có xƣơng sống (bao gồm con ngƣời) và trong nuôi cấy tế bào.) và dạng promastigotes (Dạng promastigotes: là những tế bào thon dài, mỏng, có roi, kích thƣớc từ 5 - 14μm x 1,5 - 3,5μm, là dạng gây nhiễm, gặp ở trung gian truyền bệnh và trong môi trƣờng nuôi cấy) với LD50 là 0,25 và 0,78g / ml trong 24 giờ 16.

Kháng khuẩn – kháng nấm

W.trilobata đƣợc sử dụng trong y học dân gian. Cây cho thấy hoạt tính kháng khuẩn và các thành phần hóa học kháng ung thƣ. Hoa, lá và thân W.trilobata đã đƣợc chiết 10 lần với cồn ethyl. Dịch chiết sau đó đƣợc lắc phân bố với n-Hexane, ethyl acetate, n-butyl rƣợu và nƣớc để đánh giá các hoạt động chống vi khuẩn. Kết quả cho thấy hầu hết các chiết xuất đều có các hoạt động kháng khuẩn ngoại trừ các dịch chiết nƣớc từ hoa. Chiết xuất ethyl acetat là hiệu quả nhất trong số tất cả các chiết xuất 35.

Làm lành vết thƣơng

Hoạt động làm lành vết thƣơng đƣợc khảo sát trên 2 hợp chất ent-kaura-9 (11), axit 16-dien-19-oic đƣợc phân lập từ lá W.trilobata. Dịch chiết ethanol của lá W. trilobata đã đƣợc phân lập trên sắc ký cột thu đƣợc các phân đoạn Hexane, ethyl acetate (WEA) và chloroform: methanol (50:50) (WCM) . Các phân đoạn đƣợc thử

WEA (3g / mL) tăng cƣờng khả năng sống sót của nguyên bào sợi L929 lên đến trên 90% trƣớc và trên 85% sau khi dùng hydrogen peroxit gây mất cân bằng oxy hóa. Các acid ent-kaura-9 (11), 16-dien-19-oic cô lập từ lá W.trilobata có tác dụng chữa lành vết thƣơng do là hợp chất kháng khuẩn, kích thích tăng trƣởng nguyên bào sợi và bảo vệ các tế bào thƣơng tích gây ra bởi peroxit. Các ent-kaura-9 (11),16-dien-19-oic acid (2,5-0,08g / ml) đã làm tăng sự sống sót của tế bào nguyên bào sợi chuột L929 từ 97-117% và bảo vệ tế bào nguyên bào sợi L929 chống lại sự mất cân bằng oxy hóa gây ra bởi hydrogen peroxide (94-80%) 12.

Kháng viêm

Axit kaurenoic từ W.trilobata có tác dụngkháng viêm: ảnh hƣởng đến việc sản sinh cytokine và kích hoạt enzyme NO- cGMP kinase G-ATP nhạy cảm kênh K+ truyền tín hiệu. Axit kaurenoic [ent-kaur-16-en-19-oic acid] (1) là một diterpen có trong một số cây bao gồm W.trilobata. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy tác dụng kháng viêm mà hiệu quả của nó là ức chế phản ứng quằn quại gây ra bởi acid acetic ở chuột. Điều trị bằng đƣờng uống với (1) cũng ức chế rõ ràng cảm giác đau thụ thể. Hợp chất (1) cũng ức chế cấp tính carrageenin (chất xơ hoà tan trong nƣớc, đƣợc tìm thấy trong nhiều loại rong biển) và PGE (2) - khởi phát và mãn tính CFA gây tăng đau cơ quá mẫn. Về mặt cơ học, (1) ức chế sự sản sinh các cytokine tăng đau (TNF-α và IL-1β) 28.

Tác động giảm đau

Nghiên cứu so sánh về hoạt tính giảm đau từ chiết xuất ethanol của: W.trilobata

(EEWT), Wedelia biflora (Melanthera biflora) (EEWB) và Eclipta alba (EEEA) đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp dùng acid acetic gây đau ở chuột. Ngƣời ta phát hiện ra rằng các chiết xuất ức chế về phản ứng đau gây ra bởi acid acetic phụ thuộc liều. Liều 500mg / kg EEWT, EEWB, EEEA và Aspirin có thể ngăn chặn đáp ứng nghiến răng. Kết quả phản ánh hiệu quả giảm đau và hiệu quả điều trị của chiết xuất trên mô hình động vật tƣơng đƣơng với các thuốc chuẩn nhƣ aspirin và morphine 26.

1.3.2. Tác dụng dƣợc lý của loài Sài đất:

Bảo vệ tế bào gan

Linn SC và cộng sự (1994) nghiên cứu ảnh hƣởng của chiết xuất W.chinensis lên gan bằng cách gây độc cho gan sử dụng ba độc tố gan: CCl4 và acetaminophen và dextro-galactosamine ở chuột. Kết luận cho thấy W.chinensis có tác dụng bảo vệ gan, chống lại các tổn thƣơng gan 25.

Murugain P và cộng sự (2008) đã nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan từ chiết xuất ethanol chống lại CCl4 gây nhiễm độc gan ở chuột. Việc điều trị bằng chiết xuất ethanol cho thấy giảm liều phụ thuộc các hoạt động của enzyme mà CCl4 gây ra nồng độ cao trong huyết thanh song song với sự gia tăng tổng số protein và bilirubin cho thấy chiết xuất bảo tồn trạng thái chức năng bình thƣờng của gan 25.

Mishra G và cộng sự (2009) đã nghiên cứu hoạt tính bảo vệ tế bào gan từ chiết xuất cồn và nƣớc của W.chinensis. Quan sát thấy rằng các chiết xuất cồn ở mức liều 500µg /kg cho thấy có tác dụng nhiều và mạnh hơn so với chiết xuất nƣớc 25. Wagner H và cộng sự (1986) nghiên cứu dịch chiết ethyl acetat của W.chinensis có biểu hiện kháng độc trong thử nghiệm sử dụng CCl4, Gain, và Phaloidin gây độc tính trên tế bào gan ở chuột. Ngoài ra còn cho tác dụng kích thích tái tạo tế bào gan 25.

Jalal A và cộng sự (2012) nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của W.chinensis khi dùng CCl4 gây tổn thƣơng gan ở chuột. Cho thấy các hợp chất nhƣ flavonoid, terppenoids và tanin có thể chịu trách nhiệm về bảo vệ gan 25.

Chữa lành vết thƣơng

Verma N và cộng sự (2008) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của chiết xuất ethanol trong lá của cây W.chinensis trong vết cắt, vết mổ. Chiết xuất ethanol đã đƣợc tìm thấy có hoạt động chữa lành vết thƣơng đáng kể đƣợc chứng minh bằng sự tăng thời kỳ lên da non làm lành vết thƣơng, tăng tỷ lệ co rút vết thƣơng, độ bền da 25.

Chống ung thƣ

Gupta M và cộng sự (2007) đã đánh giá chiết xuất methanol của W.chinensis trên hoạt động chống ung thƣ biểu mô ở chuột bạch tạng. Chiết xuất cho thấy khả năng làm tăng tuổi thọ và phục hồi các thông số huyết học của chuột mang EAC (ung thƣ biểu mô Ehrlich) đƣợc điều trị so với chuột mang EAC không đƣợc điều trị 25. SaiT CH và cộng sự (2009) nghiên cứu các tác động sinh học của chiết xuất

W.chinensis trên ung thƣ tuyến tiền liệt. Kết luận rằng cơ chế chống ung thƣ của chiết xuất W.chinensis là do ba hợp chất có hoạt tính ức chế đƣờng dẫn tín hiệu thụ thể androgen 25.

Kích thích miễn dịch

Koul S và cộng sự (2013) nghiên cứu cơ chế điều hòa miễn dịch của chiết xuất ethanol toàn cây của W.chinensis (EEWC) và đã quan sát thấy rằng EEWC đƣờng uống ở mức liều 200 và 400 mg / kg trọng lƣợng cơ thể ức chế đáng kể phản ứng quá mẫn gây ra trong tế bào máu cừu và tăng đáng kể chỉ số thực bào 25.

Tác động ức chế hệ thần kinh trung ƣơng (CNS)

Suresh V và cộng sự (2010) đã nghiên cứu ảnh hƣởng chiết xuất ethanol của cây

W.chinensis. Thử nghiệm cho thấy chiết xuất ethanol ở liều 200 và 300 mg /kg trọng lƣợng cơ thể gây giảm đáng kể trong các hoạt động tự phát, hoạt động giãn cơ và tăng cƣờng đáng kể tác dụng phenobarbital sodium lên thời gian ngủ 25.

Chống oxi hóa

Manjamali và cộng sự (2012) đã nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu từ W.chinensis trên in vitro. Nó cho thấy tinh dầu có thể đƣợc đề nghị điều trị các bệnh liên quan đến các gốc tự do và để ngăn ngừa điều trị ung thƣ 25.

Chống stress

Verma N và cộng sự (2009) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của chiết xuất ethanol của lá

W.chinensis lên sự căng thẳng gây ra thay đổi chất dẫn truyền thần kinh não và tỉ lệ các enzyme mono amin oxidase ở chuột albino 25.

An thần

Prakash T và cộng sự (2008) đã nghiên cứu các hoạt động hƣớng thần của dịch chiết methanol và nƣớc từ thân cây W.chinensis trên chuột. Chiết xuất nƣớc và methanol kéo dài thời gian gây ngủ của pentobarbital và làm giảm hoạt động thần kinh vận động tự phát (SMA). Nó cũng cho thấy sự kéo dài của giai đoạn khởi phát co giật. Kết luận còn cho thấy chiết xuất có chứa một tác nhân tự nhiên có thể có tác dụng an thần 25.

Chống loãng xƣơng

Shirwaikar A và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về tác dụng chống loãng xƣơng của chiết xuất ethanol W.chinensis trong mô hình chuột bị loãng xƣơng. Kết luận rằng chiết xuất methanol có tác dụng bảo vệ nhất định 25.

Ức chế sản xuất androgen

Lin FM và cộng sự (2007) đã phát hiện rằng các hợp chất từ W.chinensis có tác dụng ức chế hoạt động androgen – yếu tố tăng trƣởng trong các tế bào ung thƣ tuyến tiền liệt. Nó cho thấy rằng tác dụng hiệp đồng của các hợp chất hoạt động trong W.chinensis chứng minh tiềm năng trong việc phòng ngừa và điều trị ung thƣ tuyến tiền liệt 25.

Chống co giật

Mishra G và cộng sự (2011) đã tìm thấy chiết xuất ethanol và nƣớc của toàn cây của

W.chinensis tại liều lƣợng 250, 500, 750 mg/kg trọng lƣợng cơ thể chuột đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp MES và PTZ. Kết luận rằng chiết xuất W.chinensis có thể

Chống loét và bảo vệ niêm mạc

Hedge DA và cộng sự (1994) nghiên cứu tác nhân bảo vệ chống loét và bảo vệ niêm mạc. Tác động chống loét dạ dày và hiệu quả chữa bệnh loét từ dịch chiết ethanol và nƣớc từ lá khô W.chinensis đã đƣợc tìm thấy là có ý nghĩa. Tác dụng của dịch chiết nƣớc rõ rệt hơn dịch chiết ethanol 25.

Kháng khuẩn – kháng nấm

Manjamalai A và cộng sự (2011) đánh giá tác dụng kháng nấm và chống viêm trên chiết xuất methanol của lá W.chinensis25.

Rehana Banu và Nagrajan N (2010) nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của lá W. chinensis chống lại 15 (Vi khuẩn Gram+ và Gram-) và 5 loại nấm bằng phƣơng pháp khuếch tán đĩa. Tính nhạy cảm của vi khuẩn thử nghiệm phụ thuộc vào dung môi đƣợc sử dụng để chiết xuất. Quan sát thấy rằng chiết xuất methanol cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Hầu hết các vi khuẩn Gram dƣơng nhạy cảm là các loài Streptococcus, hoạt tính kháng nấm đã đƣợc thử nghiệm với Candida albicans

trong chiết xuất methanol 25.

Manjamalai A và cộng sự (2010) đã nghiên cứu các thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của một số cây dƣợc liệu trong đó có dịch chiết ethanol của

W.chinensis. Hoạt tính kháng khuẩn đã đƣợc đánh giá chống lại các chủng vi khuẩn khác nhau bằng cách đo nồng độ ức chế tối thiểu và vùng ức chế 25.

Giảm đau, kháng viêm

Wagner H và cộng sự (1984) đã nghiên cứu rằng Wedelolactone tìm thấy có 5 cơ chế ức chế lipoxygenase và caspase. Nghiên cứu khẳng định rằng W.chinensis có tác dụng giảm đau mạnh, kháng viêm và hiệu quả điều trị của chiết xuất

W.chinensis trên các mô hình động vật có thể so sánh với các thuốc chuẩn nhƣ Morphine, Aspirin và Indomethacine 25.

1.4. Chế phẩm

1.4.1. Chế phẩm của Sài đất ba thùy

Vẫn chƣa tìm thấy chế phẩm trên thị trƣờng.

1.4.2. Chế phẩm của Sài đất

Nhờ tác dụng chữa mụn nhọt, rôm sảy, thanh nhiệt, giải độc…mà Sài đất đƣợc dùng bào chế một số dạng dƣợc phẩm nhƣ: bột tắm, sữa tắm thảo dƣợc cho trẻ em, thuốc thanh nhiệt, giải độc gan…. Một số chế phẩm tìm thấy ở Việt Nam đƣợc trình bày ở

hình 1.5

1.5. Tổng quan các loài vi sinh vật đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

1.5.1. Staphylococus aureus

Staphylococus aureus thuộc nhóm vi khuẩn tụ cầu, Gram dƣơng thƣờng sống ký sinh trên da, lỗ mũi và đƣờng hô hấp trên của ngƣời. Staphylococus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng có đƣờng kính từ 0,8 – 1,0 μm và đứng thành hình chùm nho, bắt màu Gram+, không có lông và nha bào, thƣờng không có vỏ [8]. (Xem hình 1.6)

Hình 1.6. Hình dạng loài Staphylococus aureus

Tụ cầu vàng gây bệnh cho ngƣời suy giảm đề kháng hoặc chúng có nhiều yếu tố độc lực. Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau nhƣ: Nhiễm khuẩn ngoài da do tụ cầu vàng ký sinh ở da và niêm mạc mũi, nên nó có thể xâm nhập qua các lỗ chân lông, chân tóc hoặc các tuyến dƣới da, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp, nhiễm khuẩn bệnh viện do tụ cầu [8].

1.5.2. Pseudomonas aeruginosa

P. aeruginosa còn gọi là trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhƣng không xoắn, hai đầu tròn. Kích thƣớc từ 0,5 – 1,0 μm x 1,5 – 5,0 μm. Có một lông duy nhất ở một cực. Các pili của trực khuẩn mủ xanh dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều loại phage và giúp cho vi khuẩn gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. Trực khuẩn mủ xanh không sinh nha bào. Chúng mọc ở biên độ nhiệt rộng (10 – 44oC), nhƣng tối ƣu ở 35oC. Trong môi trƣờng đặc có thể gặp hai loại khuẩn

lạc một loại to, nhẵn, bờ trải dẹt, giữa lồi lên và một loại khác thì xù xì [8]. (Xem hình 1.7)

Hình 1.7. Hình dạng loài Pseudomonas aeruginosa

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị mắc các bệnh ác tính hoặc mạn tính, dùng lâu dài corticoid,.... thì dễ mắc bệnh nhiễm trùng nội sinh hoặc ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh. Trực khuẩn mủ xanh có ở khắp nơi trong bệnh viện: Ống thông khí, máy hô hấp nhân tạo, máy hút ẩm,....Trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng là hai vi khuẩn thƣờng gặp nhất trong nhiễm trùng bệnh viện. Trực khuẩn mủ xanh từ môi trƣờng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các vết thƣơng hở (nhất là vết bỏng). Tại chỗ xâm nhập, chúng gây viêm có mủ, nếu cơ thể suy giảm sức đề kháng, chúng có thể xâm nhập vào và gây viêm các phủ tạng hoặc gây bệnh toàn thân [8].

1.5.3. Escherichia coli

E.coli thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột (Enterobacteriaceae) là trực khuẩn Gram âm, hiếu kỵ khí tùy tiện. Kích thƣớc trung bình từ 2 – 3 μm x 0,5 μm, trong những điều kiện không thích hợp (ví dụ nhƣ trong môi trƣờng có kháng sinh) vi khuẩn có thể rất dài nhƣ sợi chỉ. Rất ít chủng E. coli có vỏ, nhƣng hầu hết có lông và có khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm giữa loài sài đất ba thùy (wedelia trilobata (l ) hitchc ) và sài đất (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)