Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh long an (Trang 26)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính là chỉ tiêu mang tính tương đối, khó xác định và thường được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV một cách khái quát, gồm các chỉ tiêu sau:

- Tiêu chí thành lập Tổ TK&VV: là việc Tổ TK&VV thành lập theo quy định của NHCSXH, được sự chấp thuận của UBND cấp xã, BQL Tổ được bầu dựa trên sự tín nhiệm của các tổ viên; Các tổ viên cùng trên địa bàn hành chính ấp và đảm bảo đối tượng theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

- Sự tín nhiệm của tổ viên đối với Ban quản lý Tổ TK&VV: Là sự nhìn nhận của khách hàng về tinh thần, trách nhiệm của các thành viên trong Ban quản lý Tổ TK&VV, đó là hành vi của BQL Tổ, tính an toàn trong giao dịch, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Ban quản lý Tổ TK&VV.

- Công tác bình xét cho vay: Do đặc thù việc cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH phải thực hiện theo quy định của Chính phủ Việt Nam về đối tượng, điều kiện vay, mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay. Do đó việc cho vay phải được bình xét công khai, dân chủ tại Tổ TK&VV có sự tham gia của Trưởng ấp, tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác bán phần.

- Cho vay đúng đối tượng: Cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách theo quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV.

- Chất lượng sinh hoạt Tổ TK&VV: Về thời gian sinh hoạt, số lượng thành viên tham dự và nội dung sinh hoạt có đảm bảo yêu cầu đối với hoạt động của tổ TK&VV như: cung cấp thông tin về các chủ trương liên quan đến tín dụng chính sách cho các thành viên, bình xét cho vay, hướng dẫn lập hồ sơ, đôn đốc thành viên chấp hành các nghĩa vụ với NHCSXH.

1.1.2. Các chỉ tiêu định lượng

tỷ lệ nộp lãi, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm, hộ vay sử dụng đúng/sai mục đích.

Tỷ lệ nộp lãi của các thành viên: Tỷ lệ nộp lãi của các thành viên là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lãi của các thành viên nộp vào ngân hàng so với tổng số lãi phải thu tại một thời điểm nhất định, thông thường là tháng, quý, năm, tỷ lệ này càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV càng tốt, bởi vì thể hiện sự đôn đốc của Ban quản lý Tổ TK&VV đối với các thành viên và việc chấp hành nghĩa vụ trong giao dịch vay vốn các thành viên.

Tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn là tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Tổ TK&VV, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV càng cao và ngược lại. Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá thời hạn thỏa thuận (không được gia hạn nợ) và tổng dư nợ của các thành viên trong Tổ TK&VV ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả và ý thức chấp hành của các thành viên tốt.

Tỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV: Tỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm là tỷ lệ phần trăm giữa số thành viên gửi tiền tiết kiệm và tổng số thành viên trong tổ ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm càng cao thể hiện công tác truyên truyền, vận động của Ban quản lý Tổ TK&VV đối với việc thực hành tiết kiệm và nhận thức của các thành viên trong việc tích lũy tiết kiệm để trả nợ, trả lãi khi đến hạn.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội ngân hàng chính sách xã hội

Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV có nhiều nhân tố tác động, theo tác giả có thể phân thành 3 nhóm nhân tố cơ bản như sau: Các nhân tố từ BQL Tổ TK&VV; các nhân tố từ thành viên của Tổ TK&VV; Các nhân tố về môi trường hoạt động.

1.3.1. Các nhân tố từ Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn

Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn

Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ TK&VV là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, do Ban quản lý Tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm nhiều công đoạn trong việc cho vay: từ khâu truyên truyền chính sách, hướng dẫn hồ sơ thủ tục, kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay thực hiện các nghĩa vụ với NHCSXH trong vay vốn, được ngân hàng ủy thác thực hiện thu lãi, thu tiền tiết kiệm của các thành viên. Mặc dù quy trình nghiệp vụ của NHCSXH đã được đơn giản hóa cả quy trình và thủ tục hành chính nhưng để làm tốt nhiệm vụ của mình thì Ban quản lý Tổ cần có trình độ và kinh nghiệm nhất định. Trong đó, tổ trưởng Tổ TK&VV có vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, do tổ trưởng Tổ TK&VV là người đại diện của tổ trong giao dịch với NHCSXH và là người trực tiếp theo dõi quản lý các thành viên vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ do NHCSXH ủy nhiệm như tổ chức họp bình xét cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm,... do đó các nhân tố như giới tính, độ tuổi, uy tín, kinh nghiệm, khả năng làm việc của tổ trưởng tổ TK&VV, bên cạnh đó điều kiện ràng buộc, gắn với vị trí công tác của tổ như tổ trưởng là chi hội trưởng tác động đến chất lượng hoạt động của BQL tổ TK&VV.  Việc chấp hành thực hiện quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ TK&VV, việc tổ TK&VV thực hiện tốt các quy ước hoạt động của tổ trong việc bình xét cho vay, tổ chức sinh hoạt tổ theo định kỳ thì đảm bảo được việc bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định của Chính phủ, nguồn vốn đáp ứng đúng, đủ nhu cầu, các thông tin tín dụng chính sách được truyền tải đến đối tượng chính sách đúng định hướng, giám sát sử dụng vốn vay có hiệu quả...

Điều kiện kinh tế của thành viên Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Mỗi khi thành viên BQL tổ TK&VV có điều kiện kinh tế cơ bản ổn định thì sẽ hỗ trợ cho hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tốt hơn như: Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn có phương tiên liên lạc, điều kiện đi lại như điện thoại, xe máy thì việc thông tin với NHCSXH được nhanh chóng, kịp thời hơn, thuận lợi hơn trong việc đi lại giao dịch với NHCSXH, đồng thời hổ trợ giúp đỡ, giao dịch với các thành viên trong Tổ tiết kiệm và vay vốn tốt hơn.

1.3.2. Các nhân tố từ thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Trình độ văn hóa, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm về việc vay vốn như: sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc trả lãi đúng theo thỏa thuận; năng lực hành vi dân sự về tính pháp lý của những hợp đồng của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với NHCSXH, cũng như tư cách đạo đức của thành viên ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ của các Tổ TK&VV để góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ TK&VV.

Bên cạnh đó, năng lưc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và quản lý nguồn vốn vay cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay, vì thế đóng vai trò quyết định đến khả năng trả lãi, nợ gốc tiền vay và dành một phần để tiết kiệm hàng tháng.

1.3.3. Các nhân tố về môi trường hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

Về môi trường kinh tế: Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn liên quan đến điều kiện kinh tế của từng vùng miền, khoảng cách, địa hình và có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, của hộ nghèo và các đối tượng chính sách nói riêng, nếu môi trường thuận lợi "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" hay “mưa thuận, gió hòa” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ đem lại hiệu quả, từ đó việc chấp hành nghĩa vụ, cam kết của các thành viên, giao dịch với NHCSXH sẽ thuận lợi hơn. Nếu ngược lại thì nguồn vốn của NHCSXH cho vay sẽ không đem lại hiệu quả từ đó sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ, trả lãi và thực hiện cam kết của các thành viên vay vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV.

Về chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam: Với đặc thù hoạt động NHCSXH là phục vụ và truyền tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ

nghèo và các đối tượng chính sách. Do đó đòi hỏi quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thủ tục đơn giản, khả năng đáp ứng vốn cho người nghèo nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Vì trình độ của các đối tượng chính sách thường hạn chế hơn những đối tượng khác, hơn nữa món vay nhỏ l nên cần nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ sao cho hộ nghèo dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng, đảm bảo an toàn vốn. Việc giải ngân phải nhanh gọn, chính xác, kịp thời và thuận tiện cho người nghèo, tạo dựng được lòng tin với khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV.

Về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội: Với phương thức chủ yếu là ủy thác qua 4 tổ chức CT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh) từ trung ương đến địa phương và mạng lưới hoạt động phù hợp, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, phương tiện, công nghệ hiện đại đã giúp cho NHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong khi biên chế ít, đồng thời giúp cho NHCSXH chuyền tải vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng không để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của đồng vốn; mặt khác cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TK&VV giúp cho NHCSXH tiết kiệm được chi phí hơn so với ủy thác toàn phần qua các tổ chức tín dụng, từ đó tăng cường mối quan hệ với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, nâng cao vị thế, uy tín của NHCSXH, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể: Các tổ chức Hội, đoàn thể (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh) và Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài để thực hiện nhiệm vụ ủy thác của NHCSXH theo quy định của Chính phủ nhằm truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách tốt nhất. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng

thời hạn. Hiệu quả của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng của NHCSXH, hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV có tốt hay không có phần phụ thuộc vào hiệu quả ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể.

Về quy mô hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn: Quy mô hoạt động của Tổ TK&VV thể hiện số lượng thành viên vay vốn và tổng dư nợ do tổ được ủy nhiệm quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, đối với tổ có số lượng thành viên ít dư nợ thấp thì việc theo dõi, quản lý đơn giản hơn đối với tổ có số lượng thành viên nhiều dư nợ cao, tuy nhiên nếu Tổ TK&VV quản lý số thành viên ít dư nợ thấp thì thu nhập của Ban quản lý Tổ TK&VV từ hoa hồng thấp không đủ bù đắp đủ chi phí BQL Tổ TK&VV thực hiện nhiệm vụ ủy nhiệm từ đó không động viên, khuyến khích BQL tổ gắn bó lâu dài và không thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả họat động của tổ tiết kiệm và vay vốn của một số chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội trong nước và bài học kinh một số chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội trong nước và bài học kinh nghiệm đối với chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Long An

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả họat động của tổ tiết kiệm và vay vốn của một số chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội trong nước một số chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội trong nước

Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị: Hầu hết các Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội có sự liên kết với nhiều tổ chức kinh tế, xã hội khác để có thêm nguồn tài chính, khả năng quản lý, tiếp nhận các kĩ thuật phục vụ cho sản xuất. Có những Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội lại chọn hình thức liên kết với các ngân hàng để nhận được các khoản tài trợ và hỗ trợ kĩ thuật tài chính khác. Nhờ vào sự phát triển đó mà đã có tới hơn 100 nghìn khách hàng được vay vốn tại Chi nhánh.

Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai: Ðiểm nhấn sáng tạo của dự án này là mô hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay có hoàn cảnh tương tự để họ cùng chia s trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhóm vay gồm 5 người, đa phần là những phụ nữ, những người có thu nhập thấp, sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc cùng một làng xã, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau. Trong nhóm bầu ra một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổ chức họp định kỳ,

sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, nắm bắt các yêu cầu và qui định chung của nhóm và làm nhiệm vụ kết nối với đại diện của ngân hàng. Hàng tuần nhóm có tổ chức họp để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả và sự đảm bảo trong các khoản vay đó. Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làm ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh long an (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)