Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh long an (Trang 54 - 57)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Trình độ, nhận thức trách nhiệm của nhiều Tổ trưởng yếu kém, không đủ khả năng để làm cầu nối giữa NHCSXH và người vay. Nhiều Tổ TK&VV chỉ có Tổ trưởng quản lý Tổ và trực tiếp đôn đốc trả nợ, trả lãi... nên chưa tạo được sức mạnh trong quản lý Tổ, hoạt động của Tổ bị gián đoạn khi Tổ trưởng có việc đột xuất và chưa đảm bảo tính dân chủ, minh bạch, công khai, tiềm ẩn nguy cơ chiếm dụng vốn do không kiểm soát lẫn nhau khi thu lãi. Một số việc phân công trách nhiệm không đúng, như BQL Tổ có 2 người không phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được phân công. Tổ trưởng không nhiệt tình trong việc đôn đốc thành viên gửi tiết kiệm, không kiên trì giải thích, động viên hộ vay trả lãi và nợ gốc đúng theo thỏa thuận nên tỷ lệ nộp lãi và thu nợ gốc theo kỳ con còn hạn chế.

- Sinh hoạt Tổ TK&VV ở nhiều nơi không hiệu quả: Không tổ chức sinh hoạt theo đúng quy ước hoạt động, sinh hoạt chỉ mang tính hình thức hoặc kết hợp với hoạt động của tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác nên khi họp Tổ chỉ chú trọng vào vấn đề của Hội đoàn thể, ít thảo luận vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay của NHCSXH Long An.

- Công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và thực hiện các nội dung khác theo quy ước hoạt động của Tổ còn hạn chế dẫn đến nhiều hộ vay chưa nhận thức được trách nhiệm trả nợ, trả lãi và gửi tiết kiệm theo đúng quy định, không thường xuyên tham gia sinh hoạt Tổ theo định kỳ.

- Vẫn còn tình trạng Tổ chưa thực hiện việc bình xét khi cho vay, hoặc có bình xét nhưng vẫn chưa phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng vốn và khả năng sản xuất kinh doanh của hộ vay, chưa có sự tham gia giám sát của Cấp ủy và chính quyền thôn trong việc bình xét, sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ. Một số nơi, Tổ trưởng còn nể nang, không kiên quyết trong việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay.

NHCSXH Long An chưa phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo hoạt động của Tổ từ khâu thành lập, tổ chức họp bình xét, tuyên truyền vận động đến kiểm tra, giám sát và xử lý nợ, đặc biệt trong việc xử lý nợ chây ỳ, lãi đọng; đồng thời thiếu kiên quyết xử lý đối với Tổ trưởng khi để xảy ra tồn tại, sai sót, yếu kém, thiếu gương mẫu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, đã trình bày tổng quan về hoạt động của chi nhánh NHCSXH Long An và phân tích hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV. Kết quả phân tích đánh giá cho thấy hoạt động của Tổ TK&VV trong thời gian qua cơ bản có chất lượng, đem lại nhiều kết quả, chất lượng hoạt động tương đối tốt trên địa bàn tỉnh Long An. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đánh giá thực tế từ các thành viên của Tổ TK&VV, cán bộ Hội đoàn thể nhận uỷ thác cấp xã quản lý Tổ TK&VV cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế cần phải quan tâm hơn nữa đến hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV. Để có những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh long an (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)