Thực trạng hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 57 - 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Thực trạng hồ sơ địa chính

3.2.3.1. Tình hình thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính chính qui:

Luận chứng kinh tế kỹ thuật đo đạc lập hồ sơ địa chính nam huyện Yên Sơn triển khai từ năm 1992 đến năm 1993, bao gồm 8 xã là: Đội Bình, Hoàng khai, Lưỡng Vượng, Nhữ khê, Nhữ hán, phú Lâm, Mỹ bằng, Kim Phú, tồng diện tích đo đạc là 14.699 ha.

Hiện trạng của tài liệu:

- Sau khi đo xong bản đồ địa chính của 08 xã, công tác cấp giấy đã không được thực hiện do không có kinh phí.

- Bản đồ địa chính đã đo được thành lập ở hệ toạ độ HN-72, không có bản số, chỉ là bản in trên giấy, sau gần 20 năm qua bản giấy đã co giãn đáng kể, không đảm bảo độ chính xác nếu thực hiện số hoá các tài liệu này.

- Trong quá trình xác minh thực địa cho thấy: gần 20 năm qua do mức độ phát triển dân cư, đặc biêt do quá trình dồn điền đổi thửa thực hiện vào năm 2003 nên bản đồ bản đồ địa chính của 08 xã đã biến động trên 60%. Hầu như các thửa đất không còn giống với thực tế về hình dạng và kích thước. Không thể chỉnh lý để cấp giấy vì sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề như chuyển hệ toạ độ, khối lượng đo bù gần như đo mới, các thửa đất còn nguyên hình dạng cũng không khớp với diện tích thực tế quản lý và đã cấp giấy.Căn cứ theo các qui định của Quy phạm pháp luật và Thông tư 09, nếu diện tích biến động trên 40% ở vùng dồn điền đổi thửa phải lập đo mới bản đồ địa chính.

- Bản đồ địa chính được đo đạc, thành lập năm 2012 theo quy định về bản đồ địa chính chính quy tổng số 2.679 tờ trên 33 xã thị trấn. Bao gồm các tài liệu giấy tờ theo quy định đo đạc địa chính như: (Bản mô tả ranh giới thửa

49

đất, phiếu xác nhận diện tích tới các chủ sử dụng; phiếu kết quả đo đạc thửa đất, bản quét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…).

- Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động không được thực hiện thường xuyên theo quy định, chưa đồng bộ giữa 03 cấp tỉnh, huyện và xã; từ đó dẫn tới tài liệu lưu trữ tại các cấp không được đồng nhất, khó đáp ứng được các yêu cầu công tác.

3.2.3.2.Tình hình thực hiện công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính theo chỉ thị 299/TTg:

-Hệ thống bản đồ giải thửa 299: được đo đạc, thành lập từ các năm 1985 - 1990 trên địa bàn xã. Tài liệu đã được sử dụng để thực hiện đăng ký ruộng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp và phục vụ các yêu cầu công tác quản lý đất đai tại địa phương trong nhiều năm từ khi được đo đạc thành lập đến thời điểm địa phương được đo đạc lập bản đồ địa chính đến nay tài liệu này được sử dụng để xác định nguồn gốc và phục vụ việc giải quyêt các vụ việc liên quan đến tranh chấp, kiến nghị…Tuy nhiên, hệ thống tài liệu bản đồ này được đo đạc, thành lập bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác có nhiều hạn chế như: Chất lượng kém, thiếu chính xác (do công cụ đo đạc thô sơ), không có lưới khống chế mặt bằng và độ cao đo nối với toạ độ, độ cao Nhà nước, hơn nữa nhiều khu vực hiện nay đã có biến động lớn, trong khi đó tài liệu bản đồ chưa được cập nhật chỉnh lý thường xuyên nên hệ thống bản đồ giải thửa 299 hiện nay ít đáp ứng được các yêu cầu công tác thường xuyên; chủ yếu được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, xác minh nguồn gốc đất đai phục vụ một số nhiệm vụ công tác thường có yêu cầu xem xét các tài liệu, số liệu có tính lịch sử như: công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất; công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp về đất đai…

3.2.3.3.Tình hình thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính đất lâm nghiệp và đồi núi chưa sử dụng theo chỉ thị 672 và dự án RIDP:

50

- Hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đất Lâm nghiệp đầy đủ tại 3 cấp nhưng công tác cập nhật biến động không thường xuyên và liên tục do chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ hoàn chỉnh chủ yếu vẫn dự vào các tài liệu dạng giấy. Công tác thành lập bản đồ địa chính, giao đất và cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo dự án 672 và dự án RIDP. Phần bản đồ tỉnh đã thống nhất lập 1 bộ bản đồ chung khi thực hiện cả hai dự án, phần giao đất và cấp giấy thực hiện riêng theo từng dự án. Những xã đã giao đất theo dự án RIDP thì không giao đất theo dự án 672.

- Hệ thống bản đồ địa chính và các loại sổ bộ địa chính (gồm: Sổ Mục kê đất đai, Sổ Địa chính, Sổ Theo dõi cấp Giấy chứng nhận QSD đất, Sổ Đăng ký biến động đất đai):

Bảng 3.4. Thống kê hồ sơ địa chính huyện Yên Sơn

STT Tên tài liệu ĐVT Dạng

giấy Dạng số Thời gian lập 1 Bản đồ địa chính Tờ 2.679 2.679 Năm 2012

2 Sổ mục kê đất đai Quyển 220 220 Năm 2018

3 Sổ địa chính Quyển 350 350 Năm 1918

4 Bản đồ giải thửa 299 Tờ 900 900 Năm 1995

5 Hồ sơ kê khai, đăng ký Hồ sơ 458.969 Năm 2019

6 Sổ theo dõi cấp GCN Quyển 80 80 Năm 2018

7 Sổ đăng ký biến động đất đai Quyển 65 65 Năm 2018

Nguồn: Phòng đo đạc bản đồ và Viễn thám

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 57 - 59)