Thực trạng cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 59 - 60)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4. Thực trạng cơ sở dữ liệu địa chính

- Cơ sở dữ liệu quản lý đất đai được triển khai thực hiện tại 03 xã, thị trấn với 458.969 thửa đất, diện tích 78.795,2 ha. Tuy nhiên, đối với hạng mục

51

xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện theo thiết kế kỹ thuật - dự toán được phê duyệt trước đây (phê duyệt năm 2008, điều chỉnh năm 2012) hiện nay không còn phù hợp với quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

- CSDL địa chính đã thực hiện 03/26 xã thị trấn. (hoàn thành vào cuối năm 2019). Gồm Bản lưu giấy chứng nhận, các tài liệu quét chụp giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và các tài liệu sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây được quét dưới dạng file *.pdf, sử dụng tài liệu này để xây dựng kho hồ sơ quét. Kết quả kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thành lập bản đồ địa chính được 458.969 hồ sơ thửa đất được sử dụng nhập vào cơ sở cơ sở dữ liệu thuộc tính và 2.679 tờ bản đồ đã được chuẩn hóa tích hợp vào dữ liệu không gian.

- Theo thiết kế sản phẩm CSDL địa chính sẽ được tích hợp, quản lý, vận hành theo mô hình tập trung tại cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) và kết nối tới cấp huyện, cấp xã qua đường truyền mạng để khai thác, sử dụng, cập nhật dữ liệu theo phân quyền quy định do kinh phí chưa cấp đủ nên CSDL này mới dừng lại ở cấp xã chưa được tích hợp đồng bộ cấp huyện nên việc vận hành chư được triển khai nên hiệu quả từ việc xây dựng CSDL chưa cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 59 - 60)