Tình hình hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 63)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2 Tình hình hồ sơ địa chính

Tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Lang Quán bao gồm nhiều loại, có thể tổng hợp theo các giai đoạn như sau:

- Sổ mục kê (03 quyển) và bản đồ (24 tờ) thành lập theo Chỉ thị 299/TTg ngày 24/06/1977 của Hội đồng Chính phủ: được nghiệm thu năm 1995 và đưa vào sử dụng phục vụ công tác quản lý đất đai giai đoạn này. Tuy nhiên, tài liệu này chủ yếu sử dụng đối với khu vực đất nông nghiệp; có hạn chế là tỷ lệ đo vẽ 1:1.000 nên sai số lớn.

- Các loại sổ địa chính, sổ mục kê, sổ biến động thành lập theo quy định của Luật Đất đai. Các tài liệu này hiện đã được thay thế bằng các loại tài liệu số.

- Tài liệu kê khai đất tổ chức theo Chỉ thị 245/TTg ngày 22/04/1996 và Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính Phủ.

- Bản đồ địa chính chính quy, tỷ lệ 1/1000: gồm 89 tờ bản đồ và 89 quyển Sổ dã ngoại, được nghiệm thu hoàn thành năm 2014, hiện sử dụng cả dạng giấy và dạng số. Đây là tài liệu nền cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương hiện nay.

76

Hình 3.29: Kết quả tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất

3.4.5. Ý nghĩa, hiệu quả đạt được từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

3.4.5.1. Đối với cơ quan quản lý:

- Sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính có ý nghĩa thiết thực góp phần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin để phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; thay đổi cách quản lý tài liệu, hồ sơ địa chính theo phương thức truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; tích cực góp phần phát triển Chính phủ điện tử trong ngành Tài nguyên và Môi trường của huyện Yên Sơn.

- Cơ sở dữ liệu địa chính sau khi hoàn thiện và được đưa vào khai thác, sử dụng sẽ giúp công tác quản lý đất đai, cập nhật số liệu, chỉnh lý biến động được nhanh chóng, chính xác, đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã.

77

- Thông tin từ cơ sở dữ liệu địa chính bảo đảm nhanh gọn, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương và đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên của người dân, doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch trong quản lý sử dụng đất.

- Cơ sở dữ liệu địa chính là dữ liệu cơ sở để xây dựng và định vị các cơ sở dữ liệu thành phần khác (cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai), tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực.

3.4.5.2. Đối với người sử dụng đất:

- Được tiếp cận với hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng, minh bạch và hiện đại. Các thông tin cần thiết liên quan đến thửa đất của người sử dụng đất được thể hiện đầy đủ, đồng bộ, thống nhất trong hồ sơ địa chính dạng số và tích hợp vào cơ sở dữ liệu địa chính.

- Người sử dụng đất có thể nhận thông tin về thửa đất của mình hoặc thửa đất mà mình quan tâm trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhận thông tin qua mạng internet, hoặc qua tin nhắn điện thoại, khi cơ sở dữ liệu địa chính được công bố vận hành chính thức (trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật).

3.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Yên Sơn

3.5.1. Ưu điểm:

+ Được sự đồng thuận về chủ trương thực hiện của lãnh đạo tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc hiện đại hóa ngành Tài nguyên và Môi trường

+ Chương trình này được tích hợp vào hệ thống hồ sơ công việc điện tử nhằm giúp người quản lý khai thác được tiến độ giải quyết hồ sơ đất đai tại các cấp.

78

+ Dễ dàng trong phân cấp tham gia vào hệ thống: cấp nào được xem, cấp nào được cập nhật, chỉnh sữa dữ liệu. Đây là nền cơ sở để xây dựng nền quản lý đất đai đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực.

+ Cho phép tổng hợp số liệu thông tin thành các dạng báo cáo như: thống kê, kiểm kê đất đai, báo cáo biến động chuyển mục đích sử dụng đất,…

+ Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, CSDL đất đai đã cơ bản hoàn thiện để áp dụng.

3.5.2. Hạn chế

Qua khảo sát ghi nhận một số hạn chế sau:

+ Cơ sở dữ liệu đất đai là một cơ sở dữ liệu lớn, chi phí đầu tư cao. + Cơ sở dữ liệu chỉ mới được cập nhật từ khoảng năm 2014 đến nay nên thông tin chưa đầy đủ, CSDL mới xây dựng được ở 03/31 xã, thị trấn

+ Nguồn lực đầu tư của tỉnh cho việc hiện đại hóa ngành Tài nguyên và Môi trường còn hạn chế.

+ Các trường hợp chỉnh lý biến động do tách, hợp thửa phải tạo lại Topology nên dễ phát sinh lỗi khi liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

+ Hiện nay, Văn phòng Đăng ký đất đai không có Phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, chủ yếu là giao kiêm nhiệm nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức.

+ Hiện phần mềm này chưa được phổ biến rộng rãi trong các ngành, chủ yếu chỉ sử dụng tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh.

+ Cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường còn yếu về ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, xử lý công việc.

+ Phần mềm chưa hoàn thiện, đồng bộ với các lĩnh vực khác như hệ thống 1 cửa điện tử, CSDL giao dịch bảo đảm, hệ thống ngân hàng, kho bạc.... + Việc cài đặt phần mềm và vận hành CSDL còn phức tạp, lưu trữ dữ liệu chưa đảm bảo an toàn an ninh.

79

- Về thể chế

Cần rà soát, ban hành mới, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật các văn bản hướng dẫn cụ thể, đồng bộ để thuận tiện trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai đặc biệt là việc cây dựng CSDL địa chính như luật đất đai với các luật dân sự; luật nhà ở; luật giao dịch điện tử....

- Chế tài:

Hiện nay có quy định để xử lý những hành vi vi phạp pháp luật đất đai nhưng trên thực tế việc xử lý này còn hạn chế về số lượng so với tình hình vi phạm hiện nay vì vậy để việc quản lý đất đai đi vào hiệu quả phát huy hết tiềm năng của địa phương cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Nhân lực:

Đây là khâu quan trọng để vận hành hệ thống trong thời đại hiện nay nhân lực phải được chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ cũng như được đào tạo về lĩnh vực CNTT để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

- Tài chính:

+ Thực hiện trích 10% thu từ đất để đầu tư lại cho việc xây dựng dữ liệu về đất đai để tăng cường nhân lực, vật lực hiện đại hóa ngành.

+ Huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để tham gia việc xây dựng CSDL địa chính.

Ngoài ra cần:

- Xây dựng lộ trình, kế hoạch đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống phần cứng.

- Thực hiện nhập hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu đầu vào, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý bổ sung đầy đủ cá biến động trong quá trình quản lý đất đai. Từng bước tích hợp cơ sở dữ liệu của các ngành khác nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đa ngành, đa mục tiêu.

80

- Thường xuyên nghiên cứu, hoàn chỉnh phần mềm nhằm khắc phục các sự cố; đào tạo lực lượng lao động giỏi về chuyên môn và tin học nhằm khai thác hiệu quả nhất cơ sở dữ liệu.

- Xây dựng quy chế phối hợp trong khai thác, sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai.

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận

1. Huyện Yên Sơn là huyện nằm phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang đây là huyện bao quanh thành phố Tuyên Quang có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, trong những năm gần đây huyện Yên Sơn phát triển mạnh về hạ tầng, kinh tế, một số khu công nghiệp nên thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

2. Về thực trạng hồ sơ địa chính: Số lượng không đầy đủ lưu trữ tại 3 cấp. Hồ sơ thực hiện qua nhiều thời kỳ Công tác lưu trữ, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế; nguồn tài liệu được sử dụng hầu hết là dạng giấy, chồng chéo nhiều nguồn tài liệu khác nhau và không được cập nhật chỉnh lý thường xuyên khi có biến động. Dẫn đến việc quản lý, tra cứu, cập nhật chỉnh lý và giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực đất đai gặp nhiều khó khăn. Cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng được 03/31 xã địa chính nhưng chưa được chuẩn hóa theo quy định hiện nay việc vận hành CSDL chưa thực hiện được do thiếu kinh phí để tích hợp trên địa bàn huyện và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được khi vận hành trên hệ thống máy chủ máy trạm, phần mềm chưa hoàn thiện kết nối với các CSDL các ngành có liên quan.

3. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Lang Quán: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành kê khai đăng ký đất đai, biên tập chuẩn hóa toàn bộ 6.225 thửa đất trên 89 tờ bản đồ địa chính của Xã Lang Quán vào xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Đối với những thửa đất có biến động về nội dung, hình thể đã tiến hành chỉnh lý biến động trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu. Dữ liệu không gian địa chính hoàn chỉnh tích hợp đầy đủ các đối tượng không gian theo nội dung bản đồ địa chính. Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thông tin thuộc tính và được lưu trữ ở khuôn dạng *.LIS.bak, Sản phẩm CSDL địa chính địa chính hoàn thành đã được thử nghiệm vận hành, khai thác, sử dụng và đáp ứng phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

82

4. Quá trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính còn gặp phải một số khó khăn tồn tại nhất định; đề tài đã đề xuất một số giải pháp thiết thực cụ thể như công tác quản lý chỉ đạo, kỹ thuật, con người, hệ thống dữ liệu đất đai không đầy đủ và ít được cập nhật: phần lớn các xã vẫn chưa được cập nhật đầy đủ, ở một số xã có bản đồ địa chính số nhưng các nội dung trong bản đồ địa chính còn sơ sài, sổ địa chính và sổ đăng ký biến động đất đai được lưu trữ trên giấy và chưa phản ánh đầy đủ biến động sử dụng đất,... các mẫu sổ chưa có sự thống nhất giữa các xã và các thông tin chỉ mang tính lưu trữ, tổng hợp để làm các báo cáo.

2. Kiến nghị:

1. Cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về hồ sơ địa chính, chuẩn dữ liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng CSDL địa chính một cách nhanh chóng, ổn định.

2. Về hồ sơ địa chính: Cần tiến hành đo đạc và lập hồ sơ địa chính giúp huyện thực hiện quản lý sử dụng đất hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính chính quy và hệ thống sổ sách địa chính trên toàn huyện sớm nhất để làm cơ sở cho việc quản lý, lưu trữ dữ liệu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai như giao dịch, tranh chấp về đất đai,…

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT,Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT,Quy định về hồ sơ địa chính.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Quy định về bản đồ địa chính.

4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015: ”Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai”.

5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017: “ Quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai”.

6. Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin địa lý EK (2020), Tài liệu hướng dẫn phần mềm quản lý, công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tỉnh Tuyên Quang.

7. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Đàm Xuân Vận (2009), Bài giảng cao học hệ thống thông tin địa lý, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

9. Đặng Hùng Võ (2008), Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai, Hà Nội.

10. Luật đất đai năm (2013). Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

11. Nguyễn Trung Tiến (2019), Luận văn thạc sỹ Quản lý đất đai trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

12. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Sơn dương, Báo cáo Kết quả thực hiện công tác Tài nguyên và Môi trường năm 2016, 2017....

13. Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang (2016), Dự án đo đạc và xây dựng CSDL đất đai tỉnh Tuyên Quang

84

14. Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang (2016), Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai huyện Yên Sơn.

15. Trần Quốc Bình (2005), Bài giảng hệ thống thông tin đất đai, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Trần Quốc Bình (2010), Khả năng ứng dụng các phần mềm GIS mã nguồn mở trong xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội.

18. Trung tâm cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin (2011), Giới thiệu quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (sử dụng bộ công cụ phần mềm vilis 2.0)

19. Trần Hùng (2009), Tài liệu hướng dẫn sử dụng AgcGis

20. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Sơn (2020), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2020 huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

21. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2005), Quyết định số 68/2005/QĐ- UBND ngày 04/8/2005 Ban hành Quy định hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến ngày 30 tháng 6 năm 2004 mà giấy tờ quyền sử dụng đất không ghi rõ diện tích đất ở.

22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Quyết định số 16/2014/QĐ- UBND ngày 13/10/2014 Ban hành Quy định hạn mức giao đất ở và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)