Giấy phép xây dựng(GPXD)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị trên địa bàn thành phố mỹ tho (Trang 27)

3.1. Khái niệm

GPXD là một loại văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan của Nhà nước.

GPXD tạo điều kiện cho chủđầu tư thực hiện xây dựng công trình nhanh chóng, an toàn, thuận tiện theo quy định.

Việc xây dựng đô thị theo đúng giấy phép quy định còn thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch, sử dụng hiệu quảđất đai xây dựng công trình, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa di tích lịch sử... Mặt khác, GPXD còn làm căn cứđể kiểm tra, giám sát thi công, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công.

Chủđầu tư cần phải có GPXD làm điều kiện cần và đủ trước khi khởi công xây dựng công trình. Mọi công trình đều phải xin phép xây dựng chỉ trừ các công trình dưới đây:

- Công trình xây dựng bí mật Nhà nước. Đây là những công trình cần giữ bí mật Quốc gia không được phép công khai. Vì vậy không cần thiết phải xin phép xây dựng từ bất kỳ cơ quan cấp phép nào.

Công trình phải được xây dựng và hoàn thành kịp thời đáp ứng yêu cầu khẩn cấp được các cấp có thẩm quyền yêu cầu hoặc lệnh thực hiện. Những công trình này yêu cầu về thời gian được ưu tiên nên không thể chờ đợi để hoàn thành xong mọi thủ tục cấp GPXD.

Công trình xây dựng tạm, phục vụ trong thời gian thi công các công trình xây dựng chính như: nhà lán, nhà kho, bến bãi… chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi nào công trình chính thi công xong thì những công trình tạm này sẽ bị dỡ bỏ hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu trong hồ sơ thiết kếđã duyệt.

Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà

Vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt thì những công trình nhà lẻ không cần phải xin GPXD.

Công trình sửa chữa, cải tạo lắp đặt bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình vốn có. Sự sửa chữa nhỏ vẫn đảm bảo các điều kiện cho phép.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật ở các xã vùng sâu vùng xa không nằm trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷđồng.

Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện quy hoạch thì chỉ được cấp GPXD tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch. Chủ đầu tư phải nhất nhất xây dựng theo GPXD tạm cấp đảm bảo tối đa quy mô công trình không quá 3 tầng và có trách nhiệm trả lại mặt bằng khi quy hoạch xây dựng đi vào khởi công.

3.2. Thẩm quyền cấp GPXD

Theo Điều 66 Luật Xây dựng quy định thẩm quyền cấp GPXD như sau:

1. Những công trình có quy mô lớn, công trình có kiến trúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính do mình quản lý theo quy định của Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp GPXD đối với các công trình xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp thành phố, huyện cấp GPXD đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm phường, xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cấp GPXD nhà ở riêng lẻở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp thành phố, huyện phải cấp GPXD thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

3.3. Quy trình cấp GPXD

Hình 2.3 Sơđồ quy trình cấp phép xây dựng

( Nguồn : Phòng Quản lý đô thị thành phố Mỹ Tho)

Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (bước này là do chủđầu tư làm)

Chủđầu tư ( hoặc đại diện hợp pháp của chủđầu tư) khi có nhu cầu xin phép xây dựng thì liên hệ với bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của Sở xây dựng Tiền Giang; Phòng quản lý đô thị thành phố Mỹ Tho hoặc của UBND các phường, xã; các bộ phận tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính để được hướng dẫn lập hồ sơ xin cấp GPXD theo quy định.

3.4. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng dân dụng

Chủđầu tư – người xin cấp GPXD khi đến cơ quan cấp phép có quyền yêu cầu cơ quan này hướng dẫn các quy định về cấp phép xây dựng và giải thích rõ ràng nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề cấp GPXD.

4.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý 4.1.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng dân dụng 4.1.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng dân dụng

a. Công trình không phép

Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của Thành Phố, Huyện, Phường…, xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai,

Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Tiếp nhận, phân loại hồ sơ cấp GPXD

Thẩm tra hồ sơ, cấp GPXD và thu phí xây dựng, lệ phí cấp phép

các biện pháp thi công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị…

b. Công trình trái phép

Là những công trình xây dựng trái với nội dung giấy phép hoặc không có GPXD, hành vi vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ. Hậu quả dẫn đến những hoang phí về tiền của của công dân, của nhà nước và mất cảnh quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường khi thực hiện dỡ bỏ…

c. Công trình sai phép

Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại công trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây dựng thường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xây dựng sai phép. Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng.

4.1.2. Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Chính phủ ban hành Nghịđịnh 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 thay thế Nghị định 180/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Theo đó, những công trình xây dựng không phép vẫn được xem xét cấp phép xây dựng, sau đó nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau: xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp qui hoạch xây dựng; công trình xây dựng có đủ điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Khi phát hiện, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủđầu tư làm thủ tục xin cấp GPXD.

Nếu chủđầu tư không chấp hành thì cơ quan chức năng đình chỉ thi công. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủđầu tư không xuất trình GPXD thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Sau khi được cấp GPXD, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung giấy phép được cấp mới được tiếp tục thi công. Nếu không chấp hành thì công trình phải bị cưỡng chế, đồng thời chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế này.

4.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Xử lý các cá nhân tổ chức và những hành vi vi phạm trật tự xây dựng:

1) Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay để xử lý. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2) Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

3) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(Nguồn: Ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh - Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang)

4.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng dân dụng của các cơ quan chức năng

4.3.1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố và Chủ tịch UBND phường, xã

1) Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, chỉ đạo và điều hành kiểm tra các cơ quan của thành phố, chính quyền địa phương, xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng theo chức năng được giao; động viên khen thưởng kịp thời những tổ chức cá nhân thực hiện tốt, xử lý những tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động các tổ chức và công dân trên địa bàn, thực hiện nếp sống đô thị, tuân thủ các quy định của Nhà nước và UBND thành phố Mỹ tho trong quản lý trật tự xây dựng.

2) Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý trật tự theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 và các quy định pháp luật có liên quan; chủ động phối hợp với các Sở, Ngành, UBND thành phố Mỹ Tho, UBND phường, xã có liên quan và lực lượng Thanh tra chuyên ngành của Thành phố; Đội quản lý trật tự xây dựng phường, xã xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

3) Chủ trì tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của UBND thành phố Mỹ Tho và Thanh tra xây dựng của Sở, Ban ngành liên quan.

4) Tổ chức, xây dựng lực lượng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Thanh tra xây dựng thành phố Mỹ Tho và cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại các phường, xã.

5) Chỉđạo hòa giải, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo về trật tự xây dựng theo thẩm quyền

4.3.2.Trách nhiệm, thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra xây dựng thành phố, Thanh tra viên, Cán bộ công chức chuyên trách, Đội quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã.

1) Trách nhiệm: Thực hiện theo Nghị định số: 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng.

- Trách nhiệm của Sở xây dựng Tiền Giang: Phối hợp với chính quyền địa phương, Thanh tra xây dựng thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện xây dựng theo GPXD do Sở xây dựng Tiền Giang cấp.

- Trách nhiệm của UBND Thành phố Mỹ Tho và chủ tịch UBND phường , xã: Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình theo GPXD trên địa bàn quản lý (kể cả các công trình thuộc diện không phải xin GPXD).

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộc địa bàn thành phố quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiện triển khai thực hiện làm cơ sở cho việc cấp GPXD tạm.

Tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các phường, xã, phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của Nhà nước và của Thành phố về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.

Có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Thanh tra xây dựng quận, huyện, UBND phường, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.

Trách nhiệm của UBND phường, xã: Quản lý, theo dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời, lập biên bản đình chỉ xây dựng có hiệu lực và ra quyết định thực hiện xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. Thông báo ngày cho cơ quan cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng để phối hợp xử lý khi phát hiện xây dựng sai với GPXD đã được cấp.

Trách nhiệm của Sở, Ban ngành tỉnh Tiền Giang có liên quan:

+ Sở Nội vụ xem xét, đào tạo, bổ sung, kiện toàn, nâng cao năng lực cơ quan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng

+ Sở Xây dựng: Cung cấp hồ sơ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế các khu vực cho Sở xây dựng và cơ quan cấp phép xây dựng để quản lý; xác định, cung cấp mốc giới,chỉ giời đường đỏ, cốt cao độ cho các công trình cụ thể cho các chủđầu tư và cơ quan cấp phép.

+ Sở Tài chính, Chi Cục thuế: Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan cấp phép xây dựng về nghiệm vụ thu và sử dụng lệ phí, phí xây dựng.

+ Các Sở, Ngành khác: Phối hợp với cơ quan cấp phép xây dựng theo dõi kiểm tra quản lý quá trình thực hiện xây dựng theo các lĩnh vực có liên quan. Các đơn vị quản lý cung cấp điện, nước, dịch vụ kinh doanh khác khi nhận được thông báo của cơ quan cấp phép đối với các công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có GPXD hoạch xây dựng không đúng GPXD được cấp thì phải dừng ngày việc cung cấp các dịch vụ nêu trên.

(Nguồn: Căn cứ Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng; Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số nội dung về cấp GPXD trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Quyết định số 14/2017/QĐ- UBND quy định một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang )

a. Cán bộ chuyên trách, Đội quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã chịu trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý xây dựng dân dụng đô thị trên địa bàn thành phố mỹ tho (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)