Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết và thang đo tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hai nhân tố của f herzberg đánh giá ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức văn phòng cấp ủy tại tỉnh long an (Trang 37)

Dựa vào lý thuyết 2 nhân tố và những nội dung phân tích trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu đề nghị như sau :

Hình 2.3 : Mô hình nghiên cứu đề xuất

Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Đặc điểm công việc có tác động dương lên động lực làm việc H2: Cơ hội thăng tiến có tác động dương lên động lực làm việc

H3: Phần thưởng và sự công nhận có tác động dương lên động lực làm việc H4: Ý nghĩa trách nhiệm có tác động dương lên động lực làm việc

H5: Có khác biệt về động lực làm việc với biến giới tính H6: Có khác biệt về động lực làm việc với biến độ tuổi

2.2.5.2 Thang đo tham khảo

Trong nghiên cứu này tác giả kế thừa thang đo của những tác giả sau:

- Thang đo đặc điểm công việc kế thừa của (Trần Kim Dung 2005; Nguyễn Liên Sơn 2008).

- Đào tạo, phát triển và thăng tiến kế thừa của (Recardo và Jolly 1997). - Phần thưởng và sự công nhận thừa kế thừa của (Recardo và Jolly 1997). - Ý nghĩa của trách nhiệm kế thừa của (Recardo và Jolly 1997).

- Động lực làm việc kế thừa của (Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy 2011). Chi tiết của bộ thang đo xem bảng 2.1

Bảng 2.1: Thang đo tham khảo

STT NHÂN TỐ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN THAM

KHẢO 1 Sự thách thức của công việc (đặc điểm công việc)

Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, phù hợp với kỹ năng đào tạo

Trần Kim Dung (2005); Nguyễn Liên Sơn (2008) Hiểu rõ về công việc

Cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân Được kích thích sáng tạo trong công việc Công việc có nhiều thử thách thú vị Khối lượng công việc hợp lý

Thời gian làm việc phù hợp

Anh\chị được tham gia đào tạo theo yêu cầu công việc.

2 Đào tạo, phát triển và thăng tiến công việc. Recardo và Jolly (1997) Anh\chị biết được các điều kiện thăng tiến trong tổ

chức.

Anh\chị có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp trong tổ chức. 3 Phần thưởng và sự công nhận khi công việc được thực hiện

Anh\chị nhận được sự phản hồi về công việc từ cấp trên.

Recardo và Jolly (1997) Anh\chị nhận được lời khen và sự công nhận từ cấp

trên khi thực hiện tốt cộng việc.

Tiền thưởng mà Anh\chị nhận được tương xứng với đóng góp của anh chị.

Anh\chị hiểu rõ các khoản tiền thưởng và phúc lợi của công ty.

4

Ý nghĩa của trách nhiệm (quyết định)

Anh\chị được được phép thực hiện theo năng lực tốt nhất của anh chị.

Recardo và Jolly (1997) Anh\chị được tham gia vào các quyết định quan

trong của bộ phận

Các quyết định sáng suốt của anh chị mang lại lợi ích của tổ chức trong dài hạn

Tổ chức của anh\chị thu thập nhiều nguồn thông tin trước khi ra quyết định quan trọng

5 Động lực

Nhân viên luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại

Trần Kim Dung Nhân viên thấy được động viên trong trong công

làm việc

Nhân viên thường làm việc với tâm trạng tốt nhất. và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

Kết luận chương 2

Chương này tác giả trình bày tổng quan về các động lực làm việc và dựa vào cơ sở lý thuyết này tác giả cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tạo động lực đối với nhân viên. Đưa ra mô hình nghiên cứu và thang đo tham khảo. Đây là bước quan trọng, là nền tảng để tác giả thực hiện các bước tiếp theo là phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu khái quát về các Văn phòng cấp ủy tại tỉnh Long An 3.1 Giới thiệu khái quát về các Văn phòng cấp ủy tại tỉnh Long An

Trải qua gần 90 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, hoạt động của Văn phòng cấp ủy luôn gắn liền với quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng. Xuyên suốt những chặng đường lịch sử vinh quang đó, trên địa bàn tỉnh Long An (trước kia là hai tỉnh Chợ Lớn, Tân An rồi Long An và Kiến Tường), truyền thống của Văn phòng cấp ủy đã được gầy dựng, bồi đắp và tô thắm bằng máu xương, công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ đảng viên, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu và phục vụ cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Để tiếp nối những trang sử truyền thống vẻ vang của Văn phòng cấp ủy, nhiều năm qua cơ quan Văn phòng tiếp tục có sự sắp xếp, kiện toàn bộ máy làm việc. Ngày 19/5/2010 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An ban hành Quyết định số 1025-QĐ/TU, quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Tỉnh ủy. T heo quyết định này, Văn phòng Tỉnh ủy vẫn thực hiện hai chức năng:

1. Là cơ quan tham mưu, tổng hợp của Tỉnh ủy; giúp Tỉnh ủy mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu; tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính, đối ngoại của cấp ủy; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ.

2. Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của Tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức Đảng thuộc Tỉnh ủy, bảo đảm hậu cần cho hoạt động của cấp ủy; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo của cấp ủy.

Văn phòng Tỉnh ủy có 5 nhiệm vụ, được nêu ngắn gọn, cô đọng: - Nghiên cứu, đề xuất

- Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát - Thẩm định, kiểm tra

- Phối hợp

- Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy giao. Tổ chức của Văn phòng gồm Ban lãnh đạo (05 đồng chí- 01 Chánh Văn phòng, 04 Phó Chánh Văn phòng) và 06 phòng trực thuộc.

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng cụ thể là:

1. Phòng Tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Văn phòng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác, quy chế làm việc của cấp ủy; tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy; theo dõi, đôn đốc, thẩm định việc chuẩn bị các đề án; ghi biên bản các Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; soạn thảo và tham gia soạn thảo các văn bản của cấp ủy; nghiên cứu, tham mưu tổng hợp về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng, dân vận.

2. Phòng Hành chính: Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý bước đầu đơn thư tố cáo, khiếu nại và tiếp người đến khiếu nại, phản ánh tại trụ sở Tỉnh ủy. Tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng về công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng của cơ quan, giúp lãnh đạo Văn phòng tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư. Cho số phát hành công văn đi của Tỉnh ủy và của Văn phòng. Cho số các văn bản đến, chuyển cho từng bộ phận phụ trách có liên quan xử lý.

3. Phòng lưu trữ: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng về công tác lưu trữ, quản lý khai thác và sử dụng tài liệu theo đúng nguyên tắc và quy định.

4. Phòng Tài chính Đảng: Giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài sản của Đảng bộ, thẩm tra quyết toán tài chính của các đơn vị thụ hưởng ngân sách của Đảng bộ; đảm bảo tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.

5. Phòng Quản trị: Tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng bảo đảm điều kiện vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động của cấp ủy và Văn phòng Tỉnh ủy; thực hiện công tác quản trị, lái xe, quản lý nhà khách nội bộ và nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng phân công.

6. Phòng Cơ yếu - Công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu Ban thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là Thường trực Tỉnh ủy về công nghệ thông tin; tham mưu lãnh đạo Văn phòng tổ chức quản lý khai thác, bảo vệ mạng thông tin diện rộng; ứng dụng của Đảng bộ; hướng dẫn công nghệ thông tin cho Văn phòng cấp dưới và các cơ quan Đảng trực thuộc Tỉnh ủy; phát triển chương trình ứng dụng trên mạng diện rộng hệ Đảng của tỉnh.

Hàng năm Văn phòng Tỉnh ủy điều tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Văn phòng cấp ủy ngày 18/10/1930.

Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị của Bộ chính trị và Chỉ thị của Tỉnh ủy về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp. Văn phòng là một trong những đơn vị chủ động tham gia công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp theo tinh thần “đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương; coi trọng chất lượng, thiết thực, không phô trương, hình thức; bảo đảm an toàn, tiết kiệm; phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, các thành viên trong hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Lãnh đạo Văn phòng và một số cán bộ các Phòng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy được phân công vào các tiểu ban Nội dung, Hậu cần… phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh đều tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhiều năm qua, công tác tham mưu của Văn phòng tiếp tục có nhiều đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của cấp ủy. Văn phòng chủ động giúp Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy cải tiến phong cách làm việc khoa học, nâng cao chất lượng lãnh đạo; duy trì có hiệu quả hội nghị giao ban định kỳ với các ban Đảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, khối nội chính và làm việc với các địa phương, đơn vị để kịp thời động viên, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc; có biện

pháp ngăn chặn, chấn chỉnh những khuyết điểm, yếu kém phát sinh; văn bản hóa các biên bản hội nghị, các kết luận của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy đảm bảo tính hệ thống, khoa học, trung thực, chính xác, kịp thời và hiệu quả trong thực hiện.

Đồng thời, Văn phòng tập trung giúp Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy; đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng, củng cố tổ chức cán bộ, kiểm điểm xử lý kịp thời đối với tập thể, cá nhân một số địa phương, đơn vị vi phạm nguyên tắc, sinh hoạt Đảng, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ…; góp phần ổn định tình hình, thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Cơ quan Văn phòng thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng thông tin phục vụ lãnh đạo của cấp ủy, giúp Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy nắm tình hình kịp thời và có những kiến nghị, đề xuất cụ thể; đồng thời tham mưu bằng văn bản giúp Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý kip thời một số vấn đề phát sinh

hòng cũng thực hiện đầy đủ, nhất là những yêu cầu bức xúc, nhiệm vụ trọng tâm. Văn p

kịp thời chế độ báo cáo, kiến nghị về Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan Trung ương; thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xuống cấp

dưới …

Văn phòng Tỉnh ủy cũng luôn bảo đảm các điều kiện vật chất, phương tiện, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ kịp thời và tốt nhất cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Công tác quản lý tài chính, ngân sách được thực hiện tốt; dự toán và quyết toán kịp thời, đúng nguyên tắc, chế độ về thu chi ngân sách hệ Đảng. Văn phòng Tỉnh ủy còn chủ động tổ chức các đợt kiểm tra, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ về công nghệ thông tin, văn thư - lưu trữ, tài chính Đảng; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ Văn phòng cấp ủy cho các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, các ban Đảng trực thuộc Tỉnh ủy…

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Văn phòng Tỉnh ủy vừa tham mưu giúp Ban Thường vụ triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm và có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, kết hợp với việc thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nhằm chủ động làm thất bại âm mưu ‘‘diễn biến hòa bình”, ‘‘ bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch; vừa tích cực tham gia diễn tập khu vực phòng thủ. Phối hợp với lực lượng công an, Văn phòng xây dựng kế hoạch bảo vệ mục tiêu trọng yếu tại khu vực làm việc của Tỉnh ủy, phân công, bố trí lãnh đạo Văn phòng và cán bộ công chức trực cơ quan trong các ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật, vừa giải quyết công việc, vừa sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra; chủ động phòng, chống cháy nổ; thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, góp phần xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Gần 90 năm hình thành và hoạt động, thực tiễn công tác Văn phòng trải qua các thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược, xây dựng bảo vệ Tổ quốc và đổi mới đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:

Một là: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, yếu tố quyết định thành công và hiệu quả của công tác Văn phòng chính là sự trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng; là sự tận tụy, tận tâm, trung thực của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác Văn phòng đối với Đảng, với nhân dân.

Trung thành, tận tâm, trung thực là yêu cầu, là đòi hỏi hàng đầu, thể hiện trong suốt quá trình công tác cũng như trong từng khâu công việc hàng ngày (đảm bảo bí mật công tác; văn bản hóa và truyền đạt, phản ánh nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy một cách chính xác và đầy đủ; báo cáo trung thực đến cấp ủy tình hình, kiến nghị của các ban ngành, của nhân dân, cũng như mọi vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan để được chỉ đạo giải quyết kịp thời…). Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói ‘‘Công tác Văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình, cán bộ Văn phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc

không đúng”, trung thành và trung thực là mệnh lệnh tối cao đối với công tác Văn phòng cấp ủy.

Hai là: Văn phòng phải luôn nắm vững và quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; pháp luật của Nhà nước; quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; nắm vững chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; thường xuyên đề cao ý thức chủ động trong công tác và biết tập trung đúng mức vào những mặt công tác chủ yếu.

Trong quá trình Văn phòng thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, quan điểm và ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy là định hướng hết sức quý báu, cần được Văn phòng quán triệt, tiếp thu một cách sâu sắc, nghiêm túc. Nhưng đồng thời, Văn phòng phải phát huy tinh thần năng động, sáng tạo để triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo của cấp ủy phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của cơ quan; nhất là những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hai nhân tố của f herzberg đánh giá ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức văn phòng cấp ủy tại tỉnh long an (Trang 37)