Mối quan hệ giữa các thành phần của lý thuyết Herzberg với nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hai nhân tố của f herzberg đánh giá ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức văn phòng cấp ủy tại tỉnh long an (Trang 32 - 33)

2.2.1 Các thành phần trong lý thuyết Herzberg

Lý thuyết 2 nhân tố được phân ra làm hai nhóm nhân tố có tác dụng tạo động lực đó là nhân tố thúc đẩy và nhân tố duy trì (Nguyễn Hữu Lam, 2009):

- Nhóm nhân tố thúc đẩy: Là các nhân tố thuộc bên trong công việc, tạo nên sự thỏa mãn, bao gồm:những thành tích cá nhân, địa vị, sự thừa nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, sự thăng tiến. Đây chính là 5 nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc. Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thỏa mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực.

- Nhóm nhân tố duy trì: Là các nhân tố thuộc về môi trường làm việc của người lao động, bao gồm: Lương thưởng, các chính sách và quy định quản lý của DN, những mối quan hệ cá nhân với cá nhân, chất lượng của việc giám sát, công việc ổn định, điều kiện làm việc, sự cân bằng cuộc sống và công việc. Các nhân tố này khi được tổ chức tốt sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động.

Theo mô hình của lý thuyết 2 nhân tố thì nhân tố duy trì gồm: Lương, thưởng, chính sách và quy định quản lý của doanh nghiệp, những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Chất lượng của việc giám sát, công việc ổn định, điều kiện làm việc, sự cân bằng chính sách và công việc…

Theo mô hình của lý thuyết 2 nhân tố thì nhân tố thúc đẩy gồm: Đặc điểm công việc, sự thăng tiến, nghĩa của những thành tích cá nhân, địa vị, sự thừa nhận, trách nhiệm, tham gia vào việc ra quyết định, sự phát triển cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hai nhân tố của f herzberg đánh giá ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức văn phòng cấp ủy tại tỉnh long an (Trang 32 - 33)