Cửa là một trong những bộ phận không thể thiếu của một ngôi nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng thực sự của nó từ những chi tiết nhỏ như cửa chính, cửa sổ, hay sắp xếp các loại cửa trong nhà cũng giúp ngôi nhà trở nên giá trị
hơn. Thị trường hiện nay có nhiều chủng loại như gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, sắt, nhôm, kính, nhựa. Mỗi loại có những ưu nhược điểm, ứng dụng và giá thành khác nhau. Chính vì vậy, cửa không còn đơn thuần là lối ra vào nhà hay để kết nối các phòng mà còn trở thành điểm tạo ra sự khác biệt cho mỗi công trình.
Bảng 2.3.3: Đặc điểm cửa nhôm, cửa sắt và cửa gỗ
ĐẶC ĐIỂM CỬA NHÔM CỬA SẮT CỬA GỖ
Tính thẩm mỹ: Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, đẹp sẵn nên chi phí gia công không quá cao và rất bám màu. Nhôm là kim loại dẻo nên dễ gia công tạo kiểu, làm được hầu như tất cả các nhu cầu của khách hàng, còn sắt thì giòn hơn nên việc tạo đường cong không thể so sánh với nhôm. Sắt là vật liệu dành cho các dòng sản phẩm giá rẻ nên thường thì cửa sắt không có ưu thế về hình dáng thiết kế như cửa nhôm. Bề ngoài của thanh sắt phải được sơn và tính thẩm mỹ phụ thuộc vào loại sơn khá nhiều.
Gỗ là vật liệu gần gũi với thiên nhiên, bề mặt phẳng, đẹp tự nhiên, sang trọng, màu sắc và chất lượng có sự đồng đều đẹp mắt. Độ bền: Nhôm là kim mềm, có
tính dẻo cao nên không dễ vỡ, gãy như sắt. Đặc biệt, nhôm có tính kháng oxy hoá cực cao, hầu như không thể bị gỉ sét do dính nước hay độ ẩm cao. Được sơn tĩnh điện từ tính theo công nghệ Akzonobel nên màu sắc bền trong nhiều năm và luôn bóng đẹp như mới.
Cửa sắt thì thường chỉ sử dụng sơn thủ công tự làm hoặc sơn ở các xưởng sơn tĩnh điện trong nước nên chất lượng kém và không thể bền đẹp.
Có độ bền theo thời gian một số loại gỗ quý hiếm như gỗ hương sồi…thì việc Sử dụng càng lâu thì giá trị và vẻ tinh tế của gỗ càng tăng.
Độ tin cậy: Có rất nhiều thương
hiệu. Không có thương hiệu nào cố định. Không có thương hiệu nào cố định.
Giá thành: Có mức giá thấp
hơn, chi phí để chế tạo và gia công cửa sắt cũng thấp.
Giá thành cao do gỗ tự nhiên quý ngày càng khan hiếm
PP Thi công: Dể lắp dựng. Việc ghép nối các
mảng gỗ lớn nếu không được làm cẩn thận sẽ dễ dẫn
đến hiện tượng cong vênh nứt nẻ theo thời gian. Một số TCVN về mái đang được áp dụng hiện nay:
- TCVN 9366-1 : 2012 CỬA ĐI, CỬA SỔ - PHẦN 1: CỬA GỖ được chuyển đổi từ TCXD 192:1996 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt cửa đi, cửa sổ thông dụng bằng gỗ có khuôn cố định hoặc không có khuôn, mở theo kiểu bản lề.
- TCVN 9366-2 : 2012 CỬA ĐI, CỬA SỐ - PHẦN 2: CỬA KIM LOẠI được chuyển đổi từ TCXD 237:1999 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của cửa đi, cửa sổ bằng kim loại có khuôn cố định cho nhà ở và nhà công cộng.
- QCVN 16 : 2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD đã ban hành ngày 15 tháng 09 năm 2014 của Bộ xây dựng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2014, quy định về nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi. Theo quy chuẩn này, cửa đi là một loại kết cấu được mở ở tường hoặc vách ngăn, cửa sổ là kết cấu che chắn ô cửa, có thể mở để điều tiết ánh sáng, gió, mưa hắc, thông thoáng. Yêu cầu kỹ thuật được thể hiện ở bảng 2.3.4:
Bảng 2.3.4:Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cửa sổ và cửa đi