Mái tole hay còn được gọi là tôn lợp, một loại vật liệu được ưa chuộng trong các công trình xây dựng nhằm bảo vệ khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió,… Với sự đa dạng về mẫu mã, mái tôn ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng với những ưu điểm vượt trội của mình cả về chi phí, thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm.
Mái Ngói là loại vật liệu được thường sử dụng để lợp mái các công trình xây dựng. Tùy theo cách thức chế tạo, phương pháp sản xuất, nguyên liệu sản xuất, công nghệ sản xuất hoặc phạm vi sử dụng để có thể phân thành nhiều loại và nhiều tên gọi khác nhau. Được chế tạo chủ yếu từ đất sét, qua các công đoạn phức tạp như ủ đất, cán, nhào, đùn ép, hút khí… để tạo thành những tấm nhỏ (galet). Sau quá trình phơi ủ sẽ chuyển sang tạo hình bằng phương pháp dập dẻo. Tùy theo hình dáng và vị trí sử dụng của sản phẩm cuối cùng, ngói được đặt những tên gọi khác nhau.
Bảng 2.3.2: Đặc điểm của mái tole và mái ngói
ĐẶC ĐIỂM MÁI TOLE MÁI NGÓI
Độ bền: Bền hơn
Kết cấu mái: Kết cấu mái tôn là khung
thép khá lỏng lẻo hơn. Khả năng chịu lực của mái tôn vì thế mà kém hơn.
Kết cấu là những hệ vì kèo hoặc xà gồ bằng gỗ có cấu tạo ổn định hơn, an toàn hơn, chắc chắn hơn.
Tính thẩm mỹ: Kiểu dáng mỏng của mái
tôn không làm cho ngôi nhà thêm bề thế hơn, sang trọng hơn. Có tính thẩm mĩ cao hơn, mang đến vẻ đẹp sang trọng bề thế hơn và nhìn vững chãi hơn. Khả năng cách âm, cách nhiệt:
Giảm thiểu tiếng ồn, hạn chế hấp thụ nhiệt.
Thời gian và đặc điểm thi công
Có cấu trúc cực kì đơn giản bởi đặc tính của tôn là gọn, nhẹ nên dễ dàng thi công, nhanh chóng, gọn lẹ, không mất nhiều thời gian, công sức, tháo dỡ và lắp đặt dễ dàng, tính linh động cao hơn, nếu muốn sửa chữa cũng đơn giản hơn.
khá phức tạp, thi công nguy hiểm hơn, lâu hơn.
Giá thành Chi phí thấp hơn
PP Thi công Đơn giản hơn
Một số TCVN về mái đang được áp dụng hiện nay:
- TCVN 1452 : 2004, Ngói đất sét nung - Yêu cầu kỹ thuật, Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ngói đất sét nung không phủ men làm vật liệu lợp.
- TCVN 1453 : 1986, Ngói xi măng cát, tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1453 : 1973, áp dụng cho ngói lợp và ngói úp nóc được chế tạo từ xi măng và cát, dùng để lợp mái nhà.
- TCVN 4432 : 1992, Tấm sóng amiăng - Yêu cầu kĩ thuật.
- TCVN 4313 : 1995, Ngói - Phương pháp thử cơ lý.
- TCVN 7195 : 2002, NGÓI TRÁNG MEN do Ban kỹ thuật TCVN/TC 189 Sản phẩm gốm xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học công nghệ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- TCVN 8053 : 2009, TẤM LỢP DẠNG SÓNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ HƯỚNG
DẪN LẮP ĐẶT do Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn nêu ra những yêu cầu của thiết kế như: yêu cầu thông gió, yêu cầu cách nhiệt, yêu cầu cách âm, yêu cầu chống ăn mòn bởi hóa chất, yêu cầu về an toàn, bền điều kiện thời tiết tự nhiên, yêu cầu chống cháy,...
- TCVN 9133 : 2011, NGÓI GỐM TRÁNG MEN do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.