Thiết lập kế hoạch tài chính trong tương lai

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin (Trang 79 - 108)

Các công ty tại Việt Nam đều công bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp, ít công ty nào công bố kế hoạch 5 năm tiếp theo. Do vậy, các nhà phân tích, nhà đầu tư chưa đủ cơ sở để nhìn xa hơn về tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch tài chính là những mục tiêu

định lượng rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp. Các mô hình định giá tính toán giá trị

nội tại của cổ phiếu mà công chúng sử dụng rất cần những thông tin định lượng như thế. Vì vậy, việc công bố những kế hoạch tài chính tương lai của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

4.1.6. Áp dng các chu6n mc kế toán khác nhau.

Những vấn đề trên cho thấy, báo cáo thường niên ở Việt Nam cần phải có những đổi mới nhằm phù hợp với sự phát triển của TTCK và nhu cầu thông tin của đại chúng. Hiện nhiều doanh nghiệp đang hướng đến niêm yết trên TTCK quốc tế, do vậy các báo cáo thường niên Việt Nam nên hướng đến các chuNn mực quốc tế. Bên cạnh những báo cáo tài chính theo chuNn mực kế toán Việt Nam, các báo cáo thường niên phải được thiết lập theo các chuNn mực kế toán khác nhau (như chuNn mực kế toán quốc tế IAS hay GAAP của Mỹ...) và ngôn ngữ tiếng Anh cho các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng.

4.1.7. Xây dng hi đồng kim toán ni bộđộc lp và đầy đủ quyn hn.

Vai trò của nhà quản trị đối với chất lượng BCTC là tính "tùy tiện trong quản trị". Nhà quản trị thường tùy tiện "cải thiện" nội dung kinh tế của các con số kế toán nhằm chuyển tải thông tin mang ý đồ cá nhân bằng cách lựa chọn phương pháp kế toán có chủ đích. Ví dụ, giảm khoản dự phòng nợ xấu do đánh giá tình hình tài chính của khách hàng đã

được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, có quá nhiều nhà quản trị lạm dụng việc này để tô hồng thu nhập, tô hồng BCTC.

Báo cáo tài chính cần phải được thông qua bởi HĐQT của công ty. Nhiều công ty chỉ định một hội đồng kiểm toán nội bộđể giám sát tiến trình lập BCTC. Hội đồng này thường

được giao phó quyền lực rất lớn và trách nhiệm có liên quan tới nhiều mặt của tiến trình lập báo cáo, bao gồm việc giám sát các phương pháp kế toán, quy trình kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Một hội đồng kiểm toán nội bộđộc lập và đầy đủ quyền hạn là một cơ chế kiểm soát quan trọng, đóng góp vào chất lượng của hệ thống BCTC.

4.2. Các gi ý chính sách nhm gia tăng minh bch thông tin trên TTCK. 4.2.1. Phát trin các hình thc và ni dung công b thông tin 4.2.1. Phát trin các hình thc và ni dung công b thông tin

* Nhanh chóng thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thành lập tổ chức

định mức tín nhiệm đểđánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành chứng khoán và các tổ chức có chứng khoán niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán là rất cần thiết. Tổ

chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính trên thị trường. Từđó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực cho nghiệp vụ tư

vấn đầu tư của các công ty chứng khoán.

* Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền thông tin về TTCK. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết nhất là những người quan tâm đến TTCK. Có thể thấy rằng, đây là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính công khai và dễ dàng tiếp cận của thông tin. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí... phối hợp cùng Ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến TTCK; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về

chứng khoán, về TTCK cho công chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ này. Đây là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định nào đó.

* Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở VN, hầu như không có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên TTCK. Với tình hình hiện nay, rò rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thông tin không chính xác. Điều này càng bị phóng đại khi mà các nhà đầu tưở nước ta đa phần là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từđó, giá chứng khoán bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn? Tất cảđều không được kiểm soát và giá chứng khoán bị tác động bởi nhân tố con người rất nhiều.

4.2.2. Thc hin khiêm khc bin pháp chế tài và phát huy bin pháp th trường.

Mặc dù các quy định về công bố thông tin đều đã được ban hành, nhưng khi mà phần lớn DN đều đang cung cấp thông tin mơ hồ cho nhà đầu tư mà không sợ sự trừng phạt của thị trường vì nhà đầu tư đang phải quan sát một đám đông đồng thuận lớn đến như vậy, thì gần như sẽ không DN nào dại gì mà tự nguyện đơn độc một mình đứng ra ánh sáng, vì lợi ích mang lại không đủ bù đắp thiệt hại. Như vậy, giải pháp căn cơ là làm sao để có được một thị trường mà mọi DN "đều muốn đứng ngoài ánh sáng" và khi đó không DN nào dám đơn

độc đứng trong bóng tối. Nếu DN nào làm như vậy sẽ đồng nghĩa với việc phá sản: không nhà đầu tư nào dám mua cổ phiếu do DN này phát hành; không ngân hàng nào dám cho vay; và không nhà cung cấp nào dám duy trì chính sách tín dụng trả chậm… Để có được thành quả này, thiết nghĩ cần kết hợp đồng thời biện pháp hành chính và biện pháp thị trường:

* Trước hết, trong cái vòng luNn quNn hiệu ứng đám đông - chất lượng thông tin thấp - thiệt hại cho nhà đầu tư và thiệt hại cho cả DN, thì biện pháp chế tài mạnh mang tính răn đe nghiêm khắc là cần thiết để chuyển hiệu ứng đám đông từ tiêu cực sang tích cực. Chúng ta có thể hình dung về tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông qua ví dụ sau: làm sao để mọi người khi ra đường đều đội mũ bảo hiểm? Mọi người đều biết lợi ích của đội mũ

bảo hiểm lớn hơn những phiền toái khi phải mang theo nó, nhưng vẫn không ai chịu đội khi nhìn thấy xung quanh mọi người chẳng ai đội. Nhưng khi quy định được ban hành kèm biện pháp chế tài mạnh thì hiệu ứng đám đông lại phát huy vai trò tích cực, lúc này những người không chịu đội mũ bảo hiểm sẽ cảm thấy rủi ro cao hơn khi bị tách khỏi đám đông. Biện pháp đi kèm là tạo động lực cá nhân để những người dân chấp hành mang tính chiếu lệ, bằng cách cho họ thấy đội mũ bảo hiểm giúp bảo toàn tính mạng như thế nào.

* Thứ hai, trong thị trường tài chính cũng vậy: việc phát triển mạnh mẽ các nhà đầu tư có tổ chức, những nhà đầu tư luôn dựa vào phân tích cơ bản để chọn lựa và hình thành môi trường cạnh tranh công bằng sẽ tạo áp lực buộc các công ty đại chúng phải tự nguyện nâng chất lượng công bố thông tin, nếu những DN này muốn gia tăng giá trị thị trường của mình.

4.2.3. B sung bng báo cáo vn c phn ca cổđông.

Theo Luật Chứng khoán, có 3 loại báo cáo tài chính mà công ty công bố cho đại chúng là: bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và kèm theo đó là báo cáo thuyết minh tài chính. Tuy nhiên, bảng báo cáo vốn cổ

phần của cổ đông chưa được nêu ra trong luật định. Thay vào đó, các doanh nghiệp thường

đưa ra một báo cáo khá ngắn gọn về thay đổi vốn cổ phần. Ở Mỹ, các báo cáo thường niên phải công bốđầy đủ 4 loại báo cáo tài chính trên.

Bảng báo cáo vốn cổ phần rất quan trọng với cổ đông, vì nó cung cấp thông tin, nguyên nhân gây ra những biến động của các tài khoản trong vốn cổ phần. Vốn cổ phần tăng lên, giảm xuống là do phát hành, do sự gia tăng của lợi nhuận giữ lại hay do việc mua lại cổ

báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Vì cổ tức thường được chi trả từ lợi nhuận giữ lại nên số dư của tài khoản này cho thấy giới hạn trên đối với khoản chi trả cổ tức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Việt Nam, tác giả muốn nhấn mạnh đến báo cáo này vì sự thiếu sót của bảng báo cáo đó có thể dẫn đến những thiệt hại cho cổđông. Trong báo cáo vốn cổ phần của Mỹ, các thành phần trong bảng này gồm: vốn cổ phần thường, vốn thặng dư, thu nhập giữ lại, lãi (lỗ) tích lũy từ các hoạt động khác và cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bên cạnh một số tài khoản tương tự như trên còn xuất hiện các quỹ như: quỹ phúc lợi và khen thưởng, quỹ dự trữ

bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Các quỹ này tuy nằm trên bảng cân đối kế toán thuộc về phần nguồn vốn chủ sở hữu, song lại được sử

dụng cho các mục đích khác không dành cho cổ đông. Ví dụ, quỹ dự phòng tài chính được sử dụng để bù đắp những tổn thất tài chính quá lớn hoặc những tổn thất không được hạch toán vào chi phí chịu thuế như phạt vi phạm hợp đồng, phạt lãi vay..., quỹ này thường được các nhà quản lý sử dụng nhằm che đậy những yếu kém trong việc điều hành. Do đó, phân tích báo cáo này có thể giúp cho đại chúng hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh thực sự của doanh nghiệp.

4.3. Gii hn ca đề tài 4.3.1 Mu nghiên cu. 4.3.1 Mu nghiên cu.

Mặc dù hiện có hơn 150 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, nhưng tác giả chỉ chọn mẫu 30 công ty quan sát đo lường cho thị trường ở các ngành như khai khoáng, bất động sản, buôn bán và bán lẻ, sản xuất, dịch vụ …vì theo thống kê học mẫu nghiên cứu từ 30 trở lên là có thể kiểm định ý nghĩa thống kê. Nếu so sánh với số lượng công ty niêm yết được chọn làm quan sát với nghiên cứu của Cheung, Connelly, Limpaphayom, Zhou (2003) về các nhân tốảnh hưởng tính minh bạch và công bố thông tin của Doanh nghiệp niêm yết tại hai nước HongKong là 145 và Thái Lan 265 thì số quan sát của nghiên cứu này vẫn còn khá nhỏ. Do đây cũng là đề tài cá nhân, thời lượng và khả năng không cho phép nghiên cứu quy mô hơn.

4.3.2. Các nhân tốảnh hưởng đến tính minh bch.

Như đã trình bày ở chương 3, ngoài các đặc điểm (nhân tố) về tài chính ảnh hưởng

đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết còn có các đặc điểm về quản trị

doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tính minh bạch như mức độ tập trung vốn chủ, cơ cấu hội

Trong nghiên cứu này, tác giả chưa có điều kiện xác định được các đặc điểm về quản trị

doanh nghiệp có ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hay không. Sự giới hạn này cũng làm hạn chế đi những đề xuất và gợi ý chính sách khác có ích trong việc phát triển thị trường chứng khoán và nâng cao tính minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết.

4.3.3 Hướng nghiên cu tiếp theo.

Trong đề tài này tác giả chỉ khảo sát 30 doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP.HCM

để nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu lớn hơn (có thể 60 hay 100), đồng thời số lượng bảng mẫu đánh giá nên tăng thêm (có thể là 50) cho một doanh nghiệp niêm yết so với 20 nhà đầu tư trong nghiên cứu này.

Tiếp tục đưa thêm các yếu tố (biến độc lập) về đặc điểm quản trị vào trong mô hình nghiên cứu, để xem xét ảnh hưởng của các biến này như thế nào đến mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Nghiên cứu này, tác giả chỉ lấy đại diện một số công ty trong các ngành khác nhau lập thành mẫu nghiên cứu 30 doanh nghiệp niêm yết, hướng tiếp theo có thể nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến minh bạch thông tin trong từng nhóm ngành riêng biệt.

KT LUN

Trong gần tám năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều sự kiện thăng trầm nhưng nổi bật nhất là vấn đề công bố thông tin. Hàng loạt các sai phạm về công bố thông tin - thường là các doanh nghiệp sai phạm trong công bố thông tin bất thường, việc thiếu minh bạch trong công bố thông tin đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà đặc biệt là đối nhà đầu tư cá nhân vì họ

chiếm đa số trên TTCK Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đặt những đồng tiền tích cóp vào thị trường chứng khoán để mong tìm kiếm lợi nhuận khi hưu trí, để mong mua được nhà hay có thể nuôi con cái ăn học; vậy thì họ đáng được tham gia vào một hệ thống công bằng và tin cậy.

Nhà đầu tư là thành viên quan trọng nhất của thị trường. Năng lực tài chính, quyền lợi, kiến thức và cảđạo đức của họ quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. Bảo vệ nhà đầu tư được xem là bảo vệ thị trường từ gốc, vai trò của nhà

đầu tư nói trên ít được đề cập đến ở Việt Nam trong thời gian qua và khá mới mẻ. Vị trí quan trọng số 1 của nhà đầu tư trên thị trường được thừa nhận ở Việt Nam, dù ít được đề cập tới. Nhưng yêu cầu bảo vệ họ lại trở nên cấp thiết, được đặt ra trong suốt thời gian qua, đặc biệt là ở một thị trường mới nổi, khi chứng khoán còn khá mới mẻ, kiến thức nhà đầu tư phần lớn còn hạn chế và hệ thống pháp lý đang hoàn thiện nhưở Việt Nam. Bảo vệ nhà đầu tư là bảo vệ thị trường. Đó là yêu cầu mang tính nguyên tắc, có thểđược đảm bảo trên lý thuyết hoặc trên thực tế.

Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn đóng góp cho doanh nghiệp nhận thức

được tầm quan trọng của việc công bố thông tin, dần hoàn thiện tốt hơn trong việc công bố

thông tin. Giúp doanh nghiệp giảm đi chi phí sử dụng vốn và thuận lợi trong việc tiếp cận

được các nguồn vốn khác nhau, do đó làm gia tăng mức vốn hóa thị trường của doanh. Nhà

đầu tư nhận thức được công ty nào phát triển tốt và có khả năng sinh lợi để ra quyết định đầu tư của mình nhằm tránh những rủi ro gặp phải. Chính phủ, cơ quan quản lý, nhà tạo tập thị

trường có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng thị trường chứng khoán, công ty niêm yết từđó

đưa ra các chính sách thích hợp nhằm hướng dẫn cũng như giảm thiểu những hình thức biến tướng có hại cho thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin (Trang 79 - 108)