Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin (Trang 31 - 33)

Qua quá trình nghiên cứu các bài học kinh nghiệm minh bạch thông tin trên thị

trường chứng khoán của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thích hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam hiện nay như sau:

(i) Trong công tác kiểm toán tại Doanh nghiệp, kiểm toán viên cần phải xác nhận cả

những dự báo về lợi nhuận trong tương lai của DN thay vì chỉ kiểm toán những dữ liệu quá khứ

(ii) Doanh nghiệp huy động vốn từ công chúng UBCKNN hay SGDCKTP.HCM sẽ

giám sát tất cả thông tin quảng cáo của DN liên quan đến hoạt động chào bán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công bố bản cáo bạch. Các thông tin quảng cáo này đều phải nói rõ rằng, hồ sơ cáo bạch của DN đã hoặc sẽđược công bố trong thời gian tới và chỉ rõ nơi nhà đầu tư

có thểđến lấy cáo bạch. UBCKNN hay SGDCK có trách nhiệm phải giám sát thông tin của DN, để đảm bảo nhà đầu tư được nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước khi DN được phép phát hành chứng khoán huy động vốn.

(iii) Cần phải có một bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản tóm tắt này phải chịu trách nhiệm dân sự nếu tóm tắt có nội dung lừa dối, không chính xác hoặc mâu thuẫn với các phần khác của cáo bạch.

(iv) Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin, thì căn cứ

vào kết luận điều tra của UBCKNN, sẽđưa ra mức xử phạt nhẹ nhất là thông báo trong nội bộ ngành, cảnh báo và phạt tiền, nặng nhất là cấm doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.

(v) Doanh nghiệp niêm yết phải chỉ rõ trong bản cáo bạch của mình những rủi ro trong hoạt động của công ty và công bố rõ ràng đến công chúng. Những rủi ro đó bao gồm các khoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu, những tranh chấp pháp lý liên quan

đến công ty (nếu có). Và báo cáo tài chính của công ty phải được một công ty kiểm toán trung lập kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin.

(vi)Để đảm bảo tính chuNn mực của cáo bạch, UBCKNN nên quy định bản cáo bạch của DN phải có 3 đối tượng cùng liên đới chịu trách nhiệm, gồm người công bố thông tin (thông thường là lãnh đạo DN); kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụđầu tư.

1.9.Kết lun chương I.

Chương này trình bày cơ sở lý luận về tính minh bạch thông tin trong bối cảnh kinh tế

của một quốc gia, trên cơ sở đó nêu ra những đặc điểm sở dĩ vốn có của tính minh bạch thông tin như khả năng tiếp cận thông tin, tính liên quan, chất lượng và độ tin cậy của thông tin, những khó khăn trong việc đo lường cũng như hạn chếđối với tính minh bạch.

Từ cơ sở lý luận về tính minh bạch thông tin trong bối cảnh kinh tế, thứ nhất chương này trình bày những lợi ích của minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán như : bảo vệ nhà đầu tư, tính thanh khoản, thúc đNy tính hiệu quả của thị trường …, thứ hai đưa ra khái niệm về minh bạch thông tin doanh nghiệp và các yếu tố quyết định đến minh bạch doanh nghiệp như các yếu tố về quản trị và tài chính; thứ ba nêu lên các ảnh hưởng của minh bạch thông tin đối với doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung.

Chương tiếp theo sẽ trình bày khái quát về SGDCK TP.HCM và các công ty niêm yết trên Sở, yêu cầu pháp lý và thuận lợi khó khăn, tình hình công bố thông tin của các công ty niêm yết.

CHƯƠNG II

THC TRNG CÔNG B THÔNG TIN CA CÁC DOANH NGHIP NIÊM YT TI S GIAO DNCH CHNG KHOÁN TP.HCM

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin (Trang 31 - 33)