Trong nghiên cứu của các tác giả Stephen Yan-Leung Cheung (Trường Đại học HongKong), J.Thomas Connelly (Khoa thương mại và kế toán–trường đại học Chulalongkorn), Piman Limpaphayom (Trường đại học Chulalongkorn), Lynda Zhou (Trường Đại học HongKong) đã đưa ra mô hình nghiên cứu tại Thái Lan và HongKong gồm 9 biến để đo lường tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết bao gồm 5 biến vềđặc điểm tài chính của một doanh nghiệp và 4 biến về quản trị công ty để kiểm định các yếu tốảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp tại hai nước này.
Trong mô hình nghiên cứu đề nghị chỉ sử dụng 5 biến nguyên nhân ảnh hưởng đến tính minh bạch như thế nào bao gồm : quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp đang niêm yết ở SGDCK TP.HCM tại Việt Nam. Biến minh bạch thông tin- biến kết quả được đo lường bằng thang đo Likert năm mức độ, sau đó tính điểm trung bình của tất cả các câu hỏi và kết hợp với 5 biến nguyên nhân.
Từ kết quả nghiên cứu được từ mô hình đề nghị. Năm biến được xem là có ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin doanh nghiệp, sau khi dùng các phương pháp phân tích nhân tố
và hồi quy thì biến PROFIT theo cách đo lường thứ hai- đại lượng Q có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở đại lượng Q có ý nghĩa thống kê, tác giả lập thêm một phương trình hồi quy một nhân tố( phương trình số 7), thực hiện phân tích bằng phương pháp hồi quy, kết quả
cho thấy chỉ có đại lượng Q là ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin doanh nghiệp.
Từ kết quảđại lượng Q có ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin doanh nghiệp, tác giả đưa ra những thảo luận vềđề tài nghiên cứu với mục đích có cái nhìn tổng quát hơn về
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIA TĂNG MỨC ĐỘ MINH BẠCH THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT