Kết luận chương II

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin (Trang 44 - 47)

Chương này trình bày về quá trình hình thành của SGDCKTP.HCM cũng như chức năng, nhiệm vụ của Sở trong công tác quản lý và tạo lập thị trường. Trên cở sở đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn của các công ty niêm yết, yêu cầu pháp lý mà các công ty niêm yết phải tuân thủ trong việc công bố thông tin về tình trình hoạt động sản xuất của công ty.

Chương này đồng thời nêu ra những nỗ lực đáng kể của các công ty niêm yết nhằm vực dậy thị trường chứng khoán trong những ngày cuối tháng của quý 2 năm 2008- giai đoạn mà thị trường chứng khoán xuống dốc gần như không phanh, đồng thời đưa ra các vi phạm của các công ty trong hoạt động công bố thông tin và các mức xử phạt bằng tiền đối với những vi phạm trên. Chương tiếp theo sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu và giải thích các biến trong mô hình cũng như thiết kế, xây dựng thang đo. Trên cơ sở mô hình đề nghị và xây dựng thang đo Chương III sẽ trình bày các kết quả kiểm định, phân tích nhân tố nhằm xác

Phân tích trường hp thiếu minh bch thông tin

Sự kiện Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) tạm "treo giò" đối với cổ

phiếu (CP) của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề công bố thông tin của các công ty niêm yết.

Nhà đầu tư không nm được thông tin

Hầu hết các nhà đầu tư đều cảm thấy bất ngờ trước sự kiện Hose thông báo tạm ngưng giao dịch đối với CP BBT kể từ phiên giao dịch ngày 11/07/08 do hoạt động thua lỗ trong 2 năm liên tiếp (2006 - 2007), bởi họ gần như không có thông tin gì về BBT. Thậm chí, tại phiên giao dịch ngày 10/7/08, BBT vẫn tăng từ 8.600 đồng/CP lên 8.800

đồng/CP. Những phiên giao dịch trước đó, khối lượng giao dịch CP BBT cũng khá lớn. Trong phiên ngày 09/07/08 có trên 23.300 CP BBT được giao dịch; phiên ngày 08/07/08, khối lượng giao dịch CP này lên tới gần 57.000 CP BBT với giá trị giao dịch khoảng 460 triệu đồng.

Một nhà đầu tư mới mua vào CP BBT bức xúc cho biết, anh không hề biết thông báo chính thức nào về tình trạng báo động của CP này nên khi thấy giá CP BBT quá rẻđã mua vào để chờ thời. Nhưng thời chưa thấy đâu chỉ thấy số tiền đổ vào CP này đứng trước tình trạng chôn vốn dài lâu. Tâm trạng ấm ức này xảy ra ở rất nhiều nhà đầu tư sở

hữu CP BBT trong thời gian qua. Một số người bực bội, tiếc rẻ vì không nắm được thông tin để "chạy" trước khi mọi việc được công bố rộng rãi.

Có thể thấy, bức xúc nhất của các nhà đầu tư về vấn đề BBT không phải là việc chôn vốn hay thua lỗ. Bởi việc này không còn là ngoại lệ của BBT. Vấn đề nhà đầu tư

quan tâm và bức xúc hơn cả chính là vấn đề minh bạch trong việc công bố thông tin. Nếu các công ty niêm yết tuân thủđúng những quy định về việc công bố thông tin thì nhà đầu tư đã có kế hoạch đầu tư phù hợp hơn chứ không thể có tình trạng "hôm trước tăng giá, hôm sau treo giò" như trường hợp của BBT.

Cn minh bch và chính xác

Nhận xét về chất lượng kiểm toán qua sự kiện BBT, mục “các khoản phải thu khác” rất quan trọng nhưng thường được bỏ qua trong kiểm toán các báo cáo tài chính.

Mục "khác" ở đây là không rõ nguyên nhân, không biết thu của ai, cứ tồn tại năm này qua năm khác trong báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp và thường

được kiểm toán bỏ qua.

Nếu như các các khoản phải trả khác bỏ qua là chiếm dụng được thì các khoản phải thu khác bị bỏ qua chính là phần bị mất đi của doanh nghiệp. Kiểm toán phải giải thích được các khoản này thì mới có được một báo cáo tài chính đầy đủ, chân thực". Vai trò của ban kiểm soát của các công ty, ban này khó có thể làm hết trách nhiệm, họ được các cổđông lớn bầu lên nên không thể làm gắt gao về những nghi vấn trong nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Thật đáng tiếc cho các cổ đông của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT), các kiểm toán viên đã lờ đi những khoản mục nhạy cảm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận công ty đó là khoản mục “các khoản phải thu khác”. Khi BBT bị phanh phui lợi nhuận trong các năm 2006 và 2007 bổng chốc trở thành những khoản thua lỗ. Các cổ đông của công ty không hề hay biết việc này, và nếu không may trong năm 2008 này công ty vẫn tiếp tục thua lỗ thì theo luật, SGDCK thành phố HCM sẽ phải hủy tư cách niêm yết của công ty. Hậu quả vẫn chưa dừng lại ở đó, với sự thua lỗ triền miên như

vậy BBT hoàn toàn có thể bị tuyên bố phá sản, thật không may cho những ai giữ cổ

phiếu này

Khi nào BBT được giao dịch trở lại không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với nhà đầu tư. Điều mà họ chờ đợi ở BBT và các công ty niêm yết nói chung là sự minh bạch, chính xác về thông tin. Để làm được điều này, vai trò của các cấp có thNm quyền rất quan trọng. Đây cũng là đòi hỏi chính đáng để nhà đầu tư có thể tin tưởng và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với tiêu chí của mình.

CHƯƠNG III

XÂY DNG MÔ HÌNH ĐNNH LƯỢNG ĐỂ KIM ĐNNH THANG ĐO

Cho đến nay chưa có khái niệm rõ ràng về minh bạch thông tin của doanh nghiệp trong lý thuyết hàn lâm. Chỉ có sự đóng góp quan trọng nhất là các nguyên tắc về quản trị

công ty để xem xét tính minh bạch của doanh nghiệp nhưđã đề cập ở Chương I

Minh bạch thông tin doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hai nhóm đặc điểm chính, đó là nhóm đặc điểm về tài chính và quản trị doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu của Stephen Yan-Leung Cheung( Trường Đại học HongKong), J.Thomas Connelly(Khoa thương mại và kế toán–trường đại học Chulalongkorn- Thái Lan), Piman Limpaphayom(Trường đại học Chulalongkorn-Thái Lan), Lynda Zhou (Trường Đại học HongKong) đã đưa ra mô hình nghiên cứu tại Thái Lan và HongKong gồm 9 biến để đo lường tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó bao gồm 5 biến về đặc điểm tài chính của một doanh nghiệp và 4 biến về quản trị công ty để kiểm định nhân tố

nào ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp tại hai nước này.

Dựa trên mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, đề tài nghiên cứu này chỉ ứng dụng 5 biến về đặc điểm tài chính kiểm định và bản câu hỏi để khảo sát tính minh bạch công ty

đang niêm yết trên SGDCKTP.HCM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)