Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn chuyên sâu Điền kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu điền kinh (chạy ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường đại học đồng tháp (Trang 62)

(nội dung chạy ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC trƣờng Đại học Đồng Tháp.

3.1.1. Thực trạng chương trình môn học chuyên sâu Điền kinh (nội dung chạy ngắn và nhảy xa) của nam sinh viên chuyên ngành GDTC, trường Đại học Đồng Tháp.

Chương trình môn học chạy ngắn và nhảy xa là một học phần bắt buộc dành cho sinh viên chuyên ngành sư phạm giáo dục thể chất. Chương trình gồm có 60 tiết. Theo kế hoạch đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC, mỗi buổi lên lớp cho sinh viên chuyên sâu sẽ có 4 tiết (180 phút). Như vậy, chương trình giảng dạy chạy ngắn và nhảy xa cho sinh viên chuyên sâu Điền kinh, trường Đại học Đồng Tháp sẽ học trong 15 buổi (mỗi buổi 01 giáo án). Chương trình này được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

+

- Có được những hiểu biết chung về Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa. Biết được tác dụng của việc tập luyện nội dung môn học đối với người tập.

- Nắm được những nội dung cơ bản của lý thuyết chuyên môn, có năng lực thực hành các kỹ - chiến thuật cơ bản và biết vận dụng các kỹ năng thực hành, thị phạm động tác vào việc giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, làm trọng tài.

+ V

- Làm mẫu các động tác bổ trợ kỹ thuật: Làm mẫu chính xác các động tác phân đoạn, chỉnh của Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa, làm mẫu chính xác các bài tập bổ trợ động tác trong môn học.

- Thực hành tốt các bài tập chủ yếu để từ đó có thể tự tập luyện nâng cao thành tích Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa.

+ Học tập và tập luyện nghiêm túc, luôn học hỏi và trao đổi những kiến thức mới, lấy tự học tự tìm hiểu để nâng cao chuyên môn.

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ năng thực hành kỹ thuật Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa trong chương trình.

– Nhảy xa

ng pháp giảng dạy Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa ở trường phổ thông.

3.1.2. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy Giáo dục thể chất

Hiện nay, trường Đại học Đồng Tháp có khoa GDTC và Quốc phòng An ninh tham gia trực tiếp giảng dạy GDTC.

Bảng 3.1: Khảo sát thực trạng về đội ngũ và trình độ giảng viên GDTC

STT Đơn vị SL

Giới tính Trình độ đào tạo chuyên môn Nam Nữ Chưa

đào tạo CĐ ĐH Thạc sĩ Tiến sĩ 01 Khoa GDTC

và QP - AN 35 27 8 0 0 8 26 1 * Khoa GDTC và Quốc phòng - An ninh có tổng cộng 35 giảng viên, trong đó:

Chưa qua đào tạo: 0 giảng viên, chiếm tỉ lệ 0%. Trình độ cao đẳng: 0 giảng viên, chiếm tỉ lệ 0%. Trình độ đại học: 08 giảng viên, chiếm tỉ lệ 22,85%. Trình độ thạc sĩ: 26 giảng viên, chiếm tỉ lệ 74,30%. Trình độ tiến sĩ: 1 giảng viên, chiếm tỉ lệ 2,85%.

Bảng 3.2: Số lƣợng GV thâm niên trong giảng dạy TDTT tại trƣờng STT Đơn vị Năm công tác Từ 1 – 5 năm Trên 5 – 10 năm Trên 10 – 20 năm Từ trên 20 năm trở lên GV Tỉ lệ % GV Tỉ lệ % GV Tỉ lệ % GV Tỉ lệ % 01 Khoa GDTC và Quốc phòng - An ninh 11 31,42 11 31,42 8 22,85 5 14,31

Về thâm niên trong công tác giảng dạy TDTT tại trường: Tính chung số lượng CB – GV của khoa GDTC và Quốc phòng – An ninh có tất cả 35 người, trong đó:

Số lượng CB – GV công tác từ 1 – 5 năm là: 11, chiếm tỉ lệ 31,42%. Số lượng CB – GV công tác từ trên 5 – 10 năm là: 11, chiếm tỉ lệ 31,42%. Số lượng CB – GV công tác từ trên 10 – 20 năm là: 08, chiếm tỉ lệ 22,85%. Số lượng CB – GV công tác từ trên 20 năm là: 05, chiếm tỉ lệ 14,31%. Qua những số liệu trên ta nhận thấy rằng: đa số lực lượng giảng viên của khoa GDTC và Quốc phòng - An ninh còn rất trẻ, năng động, trình độ chuyên môn tương đối ổn định và phân tán đầy đủ ở các môn. Tuy nhiên, nhà trường cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho GV bồi dưỡng chuyên môn, học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005.

Riêng giảng dạy chuyên sâu Điền kinh, khoa GDTC và Quốc phòng An ninh phân công 04 giảng viên trực tiếp giảng dạy. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 01, thạc sĩ là 02 và cử nhân là 01. Về thâm niên công tác thì tất cả giảng viên đều có kinh nghiệm công tác trên 05 năm nên đảm bảo tốt, hiệu quả công tác giảng dạy chuyên sâu Điền kinh.

3.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ công tác giảng dạy GDTC

Cùng với sự phát triển của nhà trường thì điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy môn GDTC ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Cụ thể, nhà trường đã tạo điều kiện rất lớn và dành riêng khu vục giảng dạy, tập luyện TDTT rộng trên 2 ngàn m2. Trong đó:

Nâng cấp mặt sân nhà tập luyện đa năng 45x35 m để sử dụng cho môn cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật và khiêu vũ thể thao.

Sửa chữa và xây mới 06 sân bóng chuyền ngoài trời. Xây mới 01 sân bóng rổ, kích thước 40x25 m.

Xây mới 02 sân bóng đá mini, kích thước 45x30 m.

Ngoài ra, nhà trường còn tận dụng vị trí khoảng trống giữa các dãy phòng học và sân trước để tạo thêm các sân cầu lông, bóng chuyền cho sinh viên vui chơi và tập luyện ngoài giờ vào các buổi chiều.

Bảng 3.3: Thống kê số liệu sân bãi và trang thiết bị TDTT của trƣờng

STT Môn Sân bãi và trang thiết bị dụng cụ TDTT 01 Bóng đá 02 sân bóng đá mini và 01 sân bóng đá 11 người

(thuê của tỉnh đội Đồng Tháp).

02 Bóng chuyền 06 sân ngoài trời, 01 sân trong nhà tập luyện đa năng

03 Bóng rổ 01 sân bóng rổ có cột di động.

04 Bóng bàn 20 bàn bóng bàn (có sẵn cột và lưới). 05 Cầu lông, đá cầu 08 sân trong nhà tập luyện đa năng.

06 Võ thuật 100 tấm thảm 1x1 m, 20 bộ áo giáp, 02 trụ đá hình nhân và nhiều dụng cụ hổ trợ khác…

07 Thể dục Có xà đơn, xà kép, cầu thăng bằng, ngựa gổ, thảm và 02 bộ âm thanh loa máy…

08 Điền kinh

01 sân chạy ngắn, 01 sân chạy trung bình, 03 bộ nệm, 04 bộ cột nhảy cao, 02 hố nhảy xa, 08 bộ bàn đạp xuất phát, 01 bộ rào, lao, đồng hồ bấm giây…

Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy môn GDTC, nhà trường kết hợp tận dụng trang thiết bị sẵn có để phục vụ cho các lớp chuyên TDTT. Ở một số môn khác, sinh viên tham gia học tập phải tự trang bị dụng cụ, đồng phục: võ thuật (võ phục), cầu lông (vợt đánh cầu)…

3.1.4. Thực trạng kết quả học tập môn học chuyên sâu Điền kinh (nội

dung chạy cự ly ngắn và nhảy xa):

Trong năm học 2013 2014, khoa Giáo dục thể chất và Quốc phòng – An ninh tổ chức được 02 đợt đăng ký học cho sinh viên chuyên sâu Điền kinh. Tổng số lượng sinh viên tham gia học tập là 16 sinh viên với kết quả như sau:

Giỏi có 3 SV chiếm tỷ lệ 18,75% Khá có 8 SV chiếm tỷ lệ 50%

Trung bình có 5 SV chiếm tỷ lệ 37,25%

Như vậy, chương trình giảng dạy môn học chuyên sâu Điền kinh (nội dung chạy cự ly ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC đạt yêu cầu vì tất cả sinh viên tham gia học tập đều đạt yêu cầu của môn học, không có sinh viên nợ môn. Tuy nhiên, theo yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của nhà trường thì chương trình cần phải được cải thiện. Nhiệm vụ này là hết sức cần thiết và cấp bách để giúp sinh viên nâng cao thành tích học tập và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau khi tốt nghiệp.

3.1.5. Thực trạng phƣơng pháp giảng dạy môn học chuyên sâu Điền kinh (nội dung chạy cự ly ngắn và nhảy xa):

Phương pháp được sử dụng trong quá trình giảng dạy môn chuyên sâu Điền kinh (nội dung chạy cự ly ngắn và nhảy xa) sẽ được luân phiên thay đổi phù hợp vào mục tiêu, hình thức giảng dạy và trình độ học tập của các sinh viên. Các phương pháp giảng dạy thường được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật là: phương pháp thị phạm, lặp lại, tăng dần, liên tục, có hệ thống… Trong quá trình giảng dạy, giảng viên luôn chú ý đến vấn đề ổn định tổ chức, kỹ luật, coi đó là một mặt không thể thiếu trong quá trình thực hiện một buổi lên lớp.

Điều tra sức khỏe và sắp xếp tổ chức lớp học một cách hợp lý nhất. Dựa vào tình trạng sức khỏe của sinh viên để lựa chọn và sắp xếp bài tập trên lớp có hiệu quả, nâng cao dần thành tích nhưng vẫn phù hợp với chương trình đã được sắp đặt.

Khi giảng dạy, giảng viên phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm là: sắp xếp bài tập theo thứ thự từ dễ đến khó, có logic, dễ hiểu, có độ khó kỹ thuật phù hợp với từng đối tượng sinh viên. Khi thực hiện hướng đẫn cho sinh viên, trước tiên giảng viên phải thực hiện các động tác làm mẫu, tư thế làm mẫu phải chuẩn, đẹp, dễ nhìn, dễ hiểu. Các tư thế làm mẫu phải được thực hiện nhiều hướng so với sinh viên, làm với nhịp điệu chậm cho sinh viên nắm bắt được các cách thực hiện dễ dàng nhất, sau đó giảng viên phải trực tiếp chỉ dẫn cho sinh viên. Đối với tổ hợp động tác, tác bài tập khó, phức tạp cần phải phân chia dạy theo từng giai đoạn, sau đó mới lắp ghép hệ thống toàn bộ cấu trúc động tác.

Một buổi học có 180 phút, vì vậy cần phải sắp xếp lượng vận động sao cho phù hợp. Giảng viên cần phải hướng dẫn sinh viên tuân thủ cấu trúc của một buổi lên lớp, phải đảm bảo theo thứ tự: mở đầu, cơ bản, kết thúc để cho sinh viên hoàn mục đích, yêu cầu của buổi lên lớp và giúp phòng tránh chấn

thương trong quá trình luyện tập.

3.1.5.1. Phương pháp giảng dạy chạy ngắn:

Kỹ thuật chạy 100m thường được tiến hành sau khi đã dạy kỹ thuật chạy cự ly trung bình và dài. Để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy chạy ngắn, đề tài thông qua các bước sau:

+ Xây dựng khái niệm môn chạy ngắn. + Phổ biến nội qui, quy chế của môn học. + Giới thiệu chương trình môn chạy ngắn.

Lý thuyết:

 Lịch sử phát triển môn Điền kinh (đặc biệt là chạy ngắn).

 Nguyên lý kỹ thuật môn chạy ngắn.

 Kỹ thuật môn chạy ngắn. * Phân tích

* Cho xem tranh ảnh kỹ thuật chạy ngắn.

Thực hành: Hướng dẫn bài khởi động chung và chuyên môn.

 Cho học sinh chạy thử kiểu tự nhiên.

 Cho học sinh chạy tăng tốc 30 – 50 – 100m.

Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành như sau.

+ Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người học thông qua các biện pháp chủ yếu sau:

Giáo viên giới thiệu, phân tích và làm mẫu kỹ thuật.

Cho xem phim, ảnh kỹ thuật (đúng – sai, toàn bộ và chi tiết động tác).

Cho chạy lặp lại 30 – 50m, nhận xét ưu, nhược điểm của từng người.

+ Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng thông qua các biện pháp sau: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc (tăng dần cự ly, tần số và độ dài bước chạy).

Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính từ 60 – 70m.

Tập đánh tay (đứng tại chổ, tăng dần biên độ và tần số động tác). Chạy biến tốc các đoạn ngắn (40 – 60m).

+ Dạy kỹ thuật chạy trên đường vòng thông qua các biện pháp sau: Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật.

Chạy trên đường vòng có bán kính lớn (ô chạy thứ 5, 6), sau đó thu hẹp dần (ô chạy 3, 2, 1) với tốc độ khoảng 70 – 80% tốc độ tối đa.

Chạy tăng tốc độ từ đường thẳng vào đường vòng (60 – 80m). Chạy tăng tốc từ đường vòng ra đường thẳng (60 – 80m). Chạy lặp lại 200m với tốc độ 70 – 80% tốc độ tối đa.

+ Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao bằng các biện pháp sau: Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp.

Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chổ”, “sẵn sàng”. Tự xuất phát không có khẩu lệnh.

Xuất phát thấp với tín hiệu chạy khác nhau (tiếng hô, tiếng còi, ván phát lệnh…).

Xuất phát thấp và chạy lao 30 – 40m.

+ Dạy chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng thông qua các biện pháp sau:

Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính.

Xuất phát thấp, chạy lao sau đó chạy theo quán tính. Chạy biến tốc các đoạn ngắn (50 – 60m).

Chạy 60m xuất phát thấp.

+ Dạy kỹ thuật xuất phát thấp đầu đường vòng thông qua các biện pháp sau: Hướng dẫn cách đóng bàn đạp đầu đường vòng.

Xuất phát và chạy lao 20 – 25m đầu đường vòng (vị trí xuất phát cự ly 200m, 400m).

Chạy 200m xuất phát thấp.

+ Dạy kỹ thuật chạy về đích thông qua các biện pháp sau: Giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật.

Chạy chậm 6 – 10m làm động tác đánh đích.

Chạy tăng tốc 15 – 20m, 50m làm động tác đánh đích.

+ Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly 100m thông qua các biện pháp sau: Chạy 30m xuất phát thấp lặp lại.

Chạy 50m, 100m xuất phát thấp với toàn bộ kỹ thuật (80 – 100% tốc độ tối đa).

Chạy 100m, 200m, 400m với toàn bộ kỹ thuật. Thi đấu và kiểm tra ở cự ly chính.

3.1.5.2. Phương pháp giảng dạy nhảy xa

+ Xây dựng khái niệm môn nhảy xa. + Phổ biến nội qui, quy chế của môn học. + Giới thiệu chương trình môn nhảy xa.

Lý thuyết:

 Lịch sử phát triển môn nhảy xa.

 Nguyên lý kỹ thuật môn nhảy xa.

 Kỹ thuật môn nhảy xa. * Phân tích.

* Cho xem tranh ảnh kỹ thuật các kiểu nhảy.

Thực hành: Hướng dẫn bài khởi động chung và chuyên môn.

 Cho học sinh nhảy thử kiểu tự nhiên.

 Cho học sinh chạy tăng tốc 30 - 50m.

Phân tích, làm mẫu kỹ thuật giậm nhảy và “bước bộ trên không”. Tại chỗ tập đặt chân giậm và giậm nhảy.

* Tập riêng lẻ động tác của chân giậm, chân lăng, đánh tay. * Tập toàn bộ động tác giậm nhảy.

Đi thực hiện động tác giậm nhảy liên tục.

Chạy một bước, ba bước đà thực hiện động tác giậm nhảy liên tục. Tập động tác giậm nhảy bước bộ liên tục (3-6 lần/tổ).

Chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao. Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ qua xà thấp 40-50 cm đặt cách ván giậm một nữa đường bay.

Phát triển thể lực (sức bật).

+ Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy “Bước bộ trên không”.

Phân tích, làm mẫu kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy “bước bộ trên không”.

Hướng dẫn cách xác định đà, cách đo đà...

Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (30 - 50m).

Chạy đà 7 - 11 bước làm động tác bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố cát.

Chạy với đà trung bình (13 - 15 bước) làm động tác bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố cát. (Yêu cầu đặt chân trúng ván giậm).

Bài tập phát triển thể lực.

+ Dạy kỹ thuật bay trên không “kiểu ngồi” và rơi xuống đất.

Phân tích, làm mẫu kỹ thuật bay trên không “kiểu ngồi” và rơi xuống đất.

Nhảy xa với đà ngắn giữ tư thế “bước bộ” đến 1/3 quảng đường bay thu chân giậm về trước cùng với chân lăng duỗi cẳng chân rơi vào hố cát có đánh dấu trước.

Nhảy xa kiểu ngồi với đà ngắn, trung bình.

Bài tập thể lực (Nhảy ba bước thu chân rơi xuống hố cát).

+ Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”.

Cũng cố, làm mẫu toàn bộ kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.

Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác nhảy xa “kiểu ngồi”. Chú ý sửa chữa sai lầm thường mắc.

Xác định cự ly đà chính thức.

Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định. Phân nhóm tập luyện (củng cố nhóm yếu).

+ Dạy kỹ thuật bay trên không kiểu “ưỡn thân”.

Phân tích, làm mẫu kỹ thuật bay trên không kiểu “ưỡn thân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu điền kinh (chạy ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường đại học đồng tháp (Trang 62)