Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu điền kinh (chạy ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường đại học đồng tháp (Trang 51)

Thể chất con người là vấn đề của xã hội, Bác Hồ từng nói: “Dân cường thì nước mạnh, con người là vốn quý của xã hội, sức khỏe là vốn quý của con người”. Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất chú trọng tới việc phát triển thể chất cho sinh viên – học sinh. Các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã ghi rõ công tác GDTC cho thế hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong quá trình

Giáo dục và Đào tạo con người toàn diện.

Vũ Đức Thu – Nguyễn Kỳ Anh với đề tài: “Những biện pháp thực thi nhằm cải tiến năng cao chất lượng GDTC trong các trường học”.

Nguyễn Hữu Vũ với luận văn thạc sĩ: “Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân cho sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn”.

Lê Văn Được với luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy chạy cự ly ngắn cho nam sinh viên trường Đại học Đồng Tháp”.

Nguyễn Mạnh Liên (1993), “Một vài nhận xét về sự phát triển thể lực của thanh thiếu niên Việt Nam”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp, NXB TDTT, Hà Nội.

Nguyễn Thị Ngọc Út với luận văn thạc sĩ: “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu điền kinh chạy 100m ngành huấn luyện thể thao trường Đại học TDTT TP.HCM”.

Dương Ngọc Trường (năm 2005), luận văn thạc sĩ giáo dục học “Nghiên cứu các tố chất thể lực đặc trưng ảnh hưởng đến thành tích chạy 100m của nam sinh viên trường Cao đẳng sư phạm thể dục thể thao TW 2

Đàm Trung Kiên (năm 2009) thì thực hiện luận án tiến sĩ giáo dục học “Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện đối với VĐV chạy 100m cấp cao

Các công trình nghiên cứu trên đều phản ánh thực trạng công tác giáo dục thể chất của từng trường và chứng minh rằng việc xây dựng chương trình môn học GDTC là đều hết sức quan trọng trong việc phát triển thể chất cho sinh viên và hoàn thiện chương trình giảng dạy. Với mục đích phát huy các công trình nghiên cứu đã có và áp dụng thực tế vào điều kiện nơi cơ quan công tác thì việc lựa chọn và thực hiện đề tài này là hết sức cần thiết.

CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP, ĐỐI TƢỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:

Phương pháp này được sử dụng nhằm hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học, xác định các nhiệm vụ, cơ sở để phân tích đánh giá kết quả trong khi thực hiện đề tài. Các tài liệu tham khảo bao gồm: Sách giáo khoa, tạp chí khoa học TDTT, các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan…

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:

Sử dụng phiếu điều tra nhằm tổng hợp các kiến thức và kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy và huấn luyện của giáo viên, HLV, các nhà chuyên môn; thu nhận thông tin qua phiếu điều tra – phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, HLV,… đối với việc lựa chọn nội dung chương trình giảng dạy chạy cự ly ngắn và nhảy xa cho sinh viên chuyên sâu Điền kinh trường Đại học Đồng Tháp.

2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: [21]

Phương pháp này dùng tiến hành lấy số liệu, đánh giá trình độ thể lực, kỹ thuật của 20 nam sinh viên lớp ĐHGDTC14 (nhóm thực nghiệm) và 20 nam sinh viên lớp ĐHGDTC14 (nhóm đối chứng) chuyên sâu Điền kinh, khoa GDTC và Quốc phòng – An ninh, trường Đại học Đồng Tháp. Đề tài tiến hành ứng dụng các test để thu thập số liệu gồm:

+ Chạy 30m xuất phát thấp (s)

Mục đích: kiểm tra khả năng tập trung phản xạ và khả năng đạt được tốc độ cao lúc xuất phát.

Dụng cụ kiểm tra: đồng hồ bấm giây hiệu Casio, bàn đạp, súng phát lệnh.

Phương pháp kiểm tra: sinh viên xuất phát thấp có bàn đạp, đúng theo khẩu lệnh của người điều khiển. Thành tích được ghi nhận từ lúc bắn súng phát lệnh đến khi sinh viên hoàn thành hết cự ly 30m.

+ Chạy 60m xuất phát cao (s)

Mục đích: kiểm tra khả năng đạt được tốc độ tối đa và khả năng duy trì tốc độ tối đa.

Dụng cụ kiểm tra: đồng hồ bấm giây hiệu Casio, dây đích.

Phương pháp kiểm tra: sinh viên xuất phát cao (tư thế đứng, không sử dụng bàn đạp) đúng theo khẩu lệnh của người điều khiển. Thành tích được ghi nhận từ lúc bắn súng phát lệnh đến khi sinh viên hoàn thành hết cự ly 60m.

+ Chạy 30m tốc độ cao có đà (s)

Mục đích: kiểm tra sức nhanh, tốc độ.

Dụng cụ kiểm tra: đồng hồ bấm giây hiệu Casio.

Phương pháp kiểm tra: sinh viên chạy đà bắt tốc độ từ 15 – 20m, chạy đến vạch có người đứng phất tay làm báo hiệu (lúc này sinh viên phải đạt tốc độ cao nhất). Sinh viên tiếp tục chạy duy trì tốc độ cao cho đến hết cự ly 30m. Thành tích ghi nhận từ tín hiệu phất tay đến khi sinh viên hoàn thành cự ly 30m.

+ Chạy 100m xuất phát thấp (s)

Mục đích: kiểm tra tốc độ và thành tích chạy 100m của sinh viên.

Dụng cụ kiểm tra: đồng hồ bấm giây hiệu Casio, bàn đạp, súng phát lệnh.

Phương pháp kiểm tra: sinh viên xuất phát thấp có bàn đạp, đúng theo khẩu lệnh của người điều khiển. Thành tích được ghi nhận từ lúc bắn súng phát lệnh đến khi sinh viên hoàn thành hết cự ly 100m.

+ Bật xa tại chỗ (m)

Mục đích: kiểm tra sức mạnh tốc độ, sức mạnh bộc phát.

Dụng cụ kiểm tra: thướt dây, bàn cào cát, hố cát (cát cào phẳng ngang bằng với vị trí bật nhảy).

Phương pháp kiểm tra: sinh viên đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng. Sau đó hơi khụy gối, hai tay đưa ra sau để tạo đà, tiếp đó bật nhảy về phía trước, đồng thời hai tay vung lên cao, rồi hai chân rơi xuống hố cát (không ngã hoặc không chống tay về phía sau). Mỗi sinh viên thực hiện 03 lần, lấy thành tích ở lần cao nhất. Kết quả được tính bằng cm. Đó là khoảng cách từ mũi chân cái lúc đứng chuẩn bị cho đến gót chân gần nhất khi bật xa kết thúc. Dụng cụ đo bằng thướt dây với độ chính xác lên đến 1/10cm.

+ Bật xa 3 bước (m)

Mục đích: kiểm tra sức mạnh bật tổng hợp của nhóm chi dưới.

Dụng cụ kiểm tra: băng keo làm vạch quy định, thướt dây, bàn cào cát, hố cát (cát cào phẳng ngang bằng với vị trí bật nhảy).

Phương pháp kiểm tra: sinh viên đứng hai chân rộng bằng vai, chân đặt ở phía sau sát vạch quy định. Khi nhảy co gối và vung hai tay vung lên bật nhảy càng xa càng tốt, luân phiên bật nhảy đổi hai chân liên tục đủ ba bước. Đo cự ly từ điểm rơi gần nhất đến vạch quy định ban đầu. Kiểm tra ba lần chọn thành tích lần tốt nhất.

+ Nhảy dây đơn (lần/10s)

Mục đích: kiểm tra sức nhanh của sinh viên.

Phương pháp kiểm tra: SV đứng thẳng hai chân khép lại, mỗi tay cầm 01 đầu dây nhảy. Khi chuẩn bị, sinh viên tạo đà bằng cách chấp hai tay lại vung trước mặt trái phải theo hình số 8. Khi nghe hiệu lệnh thực hiện, tách hai tay qua hai bên và thực hiện nhảy qua dây và đổi chân liên tục cho đến khi hết thời gian quy định, tính số lần thực hiện được.

+ Gánh tạ 30kg bật đổi chân (lần/30s)

Mục đích: đánh giá sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ.

Dụng cụ kiểm tra: đồng hồ bấm giây Casio, tạ gánh 30kg, 2 vạch cách nhau 50cm.

Phương pháp kiểm tra: sinh viên đứng hai chân rộng bằng vai, đặt đòn tạ gánh 30kg trên vai. Khi có hiệu lệnh, sinh viên bật nhảy đổi chân liên tục sao cho hai bàn chân giữ đúng khoảng cách của hai vạch giới hạn. Bật nhảy đổi chân càng nhanh càng tốt cho đến khi hết thời gian 30s, tính số lần thực hiện được.

+ Chạy 150m xuất phát cao (s)

Mục đích: kiểm tra năng lực duy trì sức bền tốc độ cao.

Dụng cụ kiểm tra: đồng hồ bấm giây Casio, súng phát lệnh.

Phương pháp kiểm tra: sinh viên xuất phát cao (tư thế đứng, không sử dụng bàn đạp) đúng theo khẩu lệnh của người điều khiển. Thành tích được ghi nhận từ lúc bắn súng phát lệnh đến khi sinh viên hoàn thành hết cự ly 150m.

+ Nhảy xa có đà (m)

Mục đích: kiểm tra thành tích nhảy xa của sinh viên

Dụng cụ kiểm tra: hố cát, thướt dây, bàn cào cát, xẻng.

Phương pháp kiểm tra: sinh viên chạy đà tự do rồi thực hiện động tác nhảy xa. Thành tích được ghi nhận từ ván giậm đến điểm rơi gần nhất của cơ thể.

2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Đề tài đã sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy chạy cự ly ngắn và nhảy xa, đến việc nâng cao thành tích giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu điền kinh, trường Đại học Đồng Tháp. Trong quá trình thực nghiệm đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song trình tự đơn gồm 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Nhóm thực nghiệm (nhóm A): 20 nam sinh viên chuyên sâu Điền kinh lớp ĐHGDTC13, trường Đại học Đồng Tháp, được tập luyện theo chương trình thực nghiệm mới xây dựng.

Nhóm đối chứng (nhóm B): 20 nam sinh viên chuyên sâu Điền kinh lớp ĐHGDTC14, trường Đại học Đồng Tháp, được tập luyện theo chương trình giảng dạy của trường trước đây.

Trước thực nghiệm cả hai nhóm được kiểm tra để xác định trình độ ban đầu, thành tích chạy 100m và nhảy xa. Sau thời gian thực nghiệm, tiến hành kiểm tra lại các test trên để tìm hiểu, nghiên cứu hiệu quả chương trình giảng dạy của cả hai nhóm nhằm so sánh, đánh giá hai chương trình giảng dạy.

2.1.5. Phương pháp toán thống kê: [3], [26], [27]

Dùng để xử lý số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu với sự hỗ trợ của chương trình MS – Excel.

* Số trung bình cộng: n X X n i 1 i (n < 30) Trong đó: - : là giá trị tổng. - X : là giá trị trung bình.

- Xi : thành tích đối tượng nghiên cứu - n : là tổng số đối tượng nghiên cứu

* Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 1 2 n n i i x X X Trong đó: - : là giá trị tổng. - X : là giá trị trung bình.

- Xi : thành tích đối tượng nghiên cứu. - n : là tổng số đối tượng nghiên cứu. - x: là độ lệch chuẩn. * Hệ số biến sai: % 100 X x V C Trong đó: - Cv : hệ số biến sai. - X : là giá trị trung bình. - x : là độ lệch chuẩn.

* Sai số tƣơng đối:

X

x

t0.05

Trong đó :

- : là sai số tương đối.

- t0.05 : là giá trị giới hạn tstudent ứng với xác suất P = 5%. - x : là sai số chuẩn của số trung bình : x n

* So sánh hai số trung bình quan sát: n n x x B A B A t 2 2 Trong đó: 2 2 2 2 ( ) ( ) n n x x x x B A B B A A

* So sánh hai số trung bình tự đối chiếu:

d n x t d Trong đó: x x d B A : hiệu số n d xd : TB hiệu số 1 ) ( 2 2 2 n n d d d 2 d d n : kích thước mẫu

* Nhịp tăng trƣởng (theo S. Brody):

) ( 5 . 0 ) ( 100 % 2 1 1 2 V V V V W Trong đó:

- W%: nhịp tăng trưởng theo S. Brody - V1: kiểm tra lần 1 (giá trị trung bình) - V2: kiểm tra lần 2 (giá trị trung bình)

* Hệ số tƣơng quan (r): Hệ số tương quan nói lên mối quan hệ giữa hai tập hợp mẫu đã chọn. r n x y x y n x x n y y i i i i i i i i 2 2 2 2 ( ) ( ) Trong đó:

- r : là hệ số tương quan cặp (còn gọi là hệ số tin cậy). - xi và yi : là giá trị quan sát thứ i.

- n: là số cặp.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng chương trình giảng dạy chạy cự ly ngắn và nhảy xa cho nam sinh viên chuyên sâu Điền kinh, trường Đại học Đồng Tháp.

Đối tượng khảo sát: Giảng viên, huấn luyện viên, sinh viên chuyên ngành GDTC (Điền kinh)…

Đối tượng thực nghiệm: 40 nam sinh viên chuyên sâu Điền kinh khóa 2014 khoa Giáo dục thể chất và Quốc phòng – An ninh, trường Đại học Đồng Tháp, được chia làm 2 nhóm.

Nhóm thực nghiệm: 20 nam SV chuyên sâu Điền kinh khóa 2014, trường Đại học Đồng Tháp, tập luyện theo chương trình thực nghiệm.

Nhóm đối chứng: 20 nam SV chuyên sâu Điền kinh khóa 2014 trường Đại học Đồng Tháp, tập luyện chương trình giảng dạy tại trường.

2.2.2. Kế hoạch nghiên cứu.

Đề tài dự kiến tiến hành từ tháng 11/2013 đến tháng 09/2015 và được chia làm các giai đoạn nghiên cứu sau:

Giai đoạn 1: từ tháng 11/2013 đến tháng 08/2014.

Bảo vệ đề cương trước hội đồng.

Tiến hành thu thập và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài. Viết chương tổng quan đề tài.

Giải quyết nhiệm vụ 1.

Xây dựng phiếu phỏng vấn. Phát, thu và xử lý phiếu phỏng vấn.

Giai đoạn 2: từ tháng 09/2014 đến tháng 02/2015.

Giải quyết nhiệm vụ 2.

Xây dựng hệ thống bài tập và chương trình tập luyện. Tiến hành kiểm tra lần 1 (trước thực nghiệm)

Ứng dụng thực nghiệm chương trình tập luyện hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.

Giai đoạn 3: từ giữa tháng 2/2015 đến tháng 6/2015

Tiếp tục thực nghiệm chương trình tập luyện với hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã xây dựng.

Tiến hành kiểm tra lần 3 (sau thực nghiệm). Xử lý số liệu.

Giai đoạn 4: từ tháng 07/2015 đến tháng 09/2015

Giải quyết nhiệm vụ 3. Viết luận văn.

Xin ý kiến giáo viên hướng dẫn, bổ sung hoàn thiện luận văn để bảo vệ đúng thời hạn.

Viết tóm tắt luận văn. Chuẩn bị báo cáo.

Bảo vệ luận văn trước hội đồng.

Địa điểm nghiên cứu:

Trường Đại học Đồng Tháp.

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn chuyên sâu Điền kinh (nội dung chạy ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC (nội dung chạy ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC trƣờng Đại học Đồng Tháp.

3.1.1. Thực trạng chương trình môn học chuyên sâu Điền kinh (nội dung chạy ngắn và nhảy xa) của nam sinh viên chuyên ngành GDTC, trường Đại học Đồng Tháp.

Chương trình môn học chạy ngắn và nhảy xa là một học phần bắt buộc dành cho sinh viên chuyên ngành sư phạm giáo dục thể chất. Chương trình gồm có 60 tiết. Theo kế hoạch đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC, mỗi buổi lên lớp cho sinh viên chuyên sâu sẽ có 4 tiết (180 phút). Như vậy, chương trình giảng dạy chạy ngắn và nhảy xa cho sinh viên chuyên sâu Điền kinh, trường Đại học Đồng Tháp sẽ học trong 15 buổi (mỗi buổi 01 giáo án). Chương trình này được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

+

- Có được những hiểu biết chung về Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa. Biết được tác dụng của việc tập luyện nội dung môn học đối với người tập.

- Nắm được những nội dung cơ bản của lý thuyết chuyên môn, có năng lực thực hành các kỹ - chiến thuật cơ bản và biết vận dụng các kỹ năng thực hành, thị phạm động tác vào việc giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, làm trọng tài.

+ V

- Làm mẫu các động tác bổ trợ kỹ thuật: Làm mẫu chính xác các động tác phân đoạn, chỉnh của Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa, làm mẫu chính xác các bài tập bổ trợ động tác trong môn học.

- Thực hành tốt các bài tập chủ yếu để từ đó có thể tự tập luyện nâng cao thành tích Chạy cự ly ngắn – Nhảy xa.

+ Học tập và tập luyện nghiêm túc, luôn học hỏi và trao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu điền kinh (chạy ngắn và nhảy xa) cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường đại học đồng tháp (Trang 51)