Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần docimecxo (Trang 30)

2.1.1. Khái niệm phân tích Báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính được hình thành dựa trên cơ sở tổng hợp những số liệu từ các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của doanh nghiệp. Báo cáo kế toán tài chính phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Đồng thời phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sau một kỳ

hoạt động. Bởi vậy, hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về tình hình kinh tế- tài chính của các quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, mọi nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định cần thiết trong quản lý. Tính chính xác và khoa học của các báo cáo càng cao bao nhiêu thì sự

phản ánh “tình trạng sức khỏe” của doanh nghiệp càng trung thực bấy nhiêu. [2]

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số

liệu các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua hoặc báo cáo tài chình dự toán nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có thểđánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp.[2] Vậy, phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau. [2]

2.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, của một ngành, thậm chí của toán xã hội cho biết doanh nghiệp, ngành và xã hội sử dụng nguồn lực tài chính như

thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao để từ đó có những biện pháp sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất nhằm đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao... Vì vậy, phân tích báo cáo tài chính phải được xem là một yêu cầu thường xuyên và có ý

nghĩa quan trọng đối với mỗi cơ sở sản xuất, mỗi ngành, mổi địa phương và toàn xã hội. [2]

Phân tích báo cáo tài chính là một trong những nội dung cơ bản của phân tích kinh doanh. Trong quá trình phân tích, các chuyên gia phân tích không chỉ đơn thuần

đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp quá các chỉ tiêu mà còn phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất và đánh giá thực chất biến động của các chỉ tiêu tài chính như thế

nào. Từđó đưa ra biện pháp ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với xu thế biến đổi của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường. [2]

Bản chất của phân tích báo cáo tài chính là xác định nhũng nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của cá tổ chức hoạt động. Bởi vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị là không ngừng nâng cao kết quả và hiệu quả

kinh doanh bằng mọi công cụ hữu hiệu. Do đó, phân tích báo cáo tài chính được xem là một công cụ không thể thiếu đối với các nhà quản trị khác nhau trong tổng nền kinh tế.

Bức tranh toàn cảnh sau khi phân tích báo cáo tài chính là điều mà mỗi nhà quản trị thấy được trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiện đại để đưa ra quyết định cho tương lai của các doanh nghiệp. Xu thế phát triển của từng ngành nghề, tính cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Do đó, phân tích báo cáo tài chính có vai trò ý nghĩa đối với mọi đối tượng quan tâm tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. [2]

Thông tin phân tích báo cáo tài chính giúp cho nhà quản trị nhận thức và cải tạo tình hình tài chính của các doanh nghiệp một cách tự giác, có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại kết quả và hiệu quả kinh doanh tối ưu. Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin từ hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo những mục tiêu khác nhau. Các đối tượng sau thường sử dụng thông tin từ phân tích báo cáo tài chính: [2]

- Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính đối với những nhà đầu tư. Các nhà đầu tư

của doanh nghiệp bao gồm nhiều đối tượng: các cổ đông mua cổ phiếu, các công ty góp vốn liên doanh,…

- Thứ hai, phân tích báo cáo tài chính đối với những người cho vay, các tổ chức tín dung, các cơ quan chức năng của nhà nước.

- Thứ ba, phân tích báo cáo tài chính đối với những công ty kiểm toán

- Thứ tư, phân tích báo cáo tài chính đối với cán bộ công nhân viên, các chuyên gia phân tích.

- Thứ năm, phân tích báo cáo tài chính đối với chủ thể doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị. Thông qua phân tích báo cáo tài chính cũng góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp phát triển bền vững. [2]

Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó phát hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản trị lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do vậy, phân tích báo cáo tài chính là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất. [2]

2.2 Nguồn dữ liệu phân tích

Nhà phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Nó bao gồm cả những dữ liệu nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài như các thông tin liên quan đến môi trường kinh tế nói chung, các dữ liệu liên quan đến ngành.

2.2.1. Các dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp

Các dữ liệu liên quan đến môi trường kinh tế chung

Là các dữ liệu về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽđến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động giá cả của các yếu tốđầu vào và thị

nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽđược mở rộng lợi nhuận tăng, ngược lại khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi sẽảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp chúng ta phải xem xét cả các dữ liệu kinh tế bên ngoài có liên quan.

Các dữ liệu liên quan đến ngành

Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành là việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành.

Đặc điểm ngành liên quan đến tính chất của các sản phẩm, quy trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, sự thay đổi công nghệ, chiến lược cạnh tranh, khuynh hướng tiêu dùng tương lai,…

Dữ liệu theo ngành kinh tếđặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ

sở tham chiếu để người phân tích có thể đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp

2.2.2. Các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp

Các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp bao gồm hệ thống các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thông tin từ hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin quản lý khác, … trong đó hệ thống các báo cáo tài chính doanh nghiệp là những nguồn dữ liệu đặc biệt quan trọng. Theo qui định hiện nay hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 biểu sau:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B-01/DN.

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B-02/DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B-03/DN. - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B-09/DN.

* Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành.

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng nhất để đánh giá, nghiên cứu một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thểđánh giá sự phân bổ nguồn tài chính ngắn hạn, dài hạn của công ty có phù hợp với cơ cấu tài sản của công ty hay không? Tính thanh khoản của công ty ra sao? Từđó đưa ra các quyết định tài chính như thế nào?

Kết cấu Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

Hay: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh. Đồng thời nó phản ánh các khoản chi phí sản xuất và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nhà nước và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người sử dụng thông tin có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình và kết quả kinh doanh cuả doanh nghiệp cũng như phát sinh khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nhà nước và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Thông qua việc phân tích số

liệu trên báo cáo này, ta có thể biết được xu hướng phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kỳ này so với kỳ trước.

DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN.

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiến tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu thể hiện lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Nói cách khác chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử

dụng đểđạt hiệu quả cao nhất.

+ Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính tạo ra doanh thu của doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ,…

+ Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi tài sản cốđịnh, liên doanh, góp vốn, đầu tư

chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản,…

+ Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu nguồn vốn chủ

sở hữu và nguồn vốn vay của doanh nghiệp

Để lập báo cáo ngân lưu có hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Giữa hai phương pháp chỉ khác nhau cách tính ngân lưu từ hoạt động kinh doanh

* Thuyết minh báo cáo tài chính

Là bảng báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết về những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà trong các báo cáo tài chính không thể hiện hết

được. Những điều mà thuyết minh báo cáo tài chính diễn giải là: + Giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp

+ Tình hình khách quan trong kỳđã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp + Hình thức kế toán đang áp dụng

+ Phương thức phân bổ chi phí, khấu hao, tỷ giá hối đoái được dùng để hoạch toán

+ Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cốđịnh, vốn chủ sở hữu + Tình hình thu thập của nhân viên,..

2.3. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính 2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với nhau đế biết mức biến động của các đối tương đang nghiên cứu.

Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu so sánh. Thông thường khi sử dụng phương pháp so sánh ta thường so sánh số thực hiện với số kế

định mức được ban hành, các thông số của thị trường chứng khoán. Kết quả của việc so sánh thường thể hiện số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình. [2]

Nội dung so sánh gồm:

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. [4]

- So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. [4]

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. [4]

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới dạng: so sánh đơn giản (so sánh theo chiều ngang), và so sánh liên hệ (so sánh theo chiều dọc).

- So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là sự so sánh,

đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về

quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức

độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tốđến chỉ tiêu phân tích. [4]

- So sánh dọc trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các tỉ

lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỉ lệ

giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. [4]

Phương pháp so sánh được sử dụng thường xuyên trong phân tích tác nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu khi đưa ra các quyết định. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tính toán khi phân tích do vậy nó được sử dụng rộng rãi.

2.3.2. Phương pháp loại trừ

Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tốđến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sựảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sựảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần docimecxo (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)