Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên của huyện Thanh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện thanh bình tỉnh đồng tháp năm 2010 2011 (Trang 26 - 33)

2.3.1.1 V trí địa lý

Thanh Bình là một huyện vùng sâu, thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp Hồng ngự, phía tây và tây nam giáp An giang, phía đông và đông bắc giáp Tam nông, phía đông nam giáp Cao lãnh. Tổng diện tích tự nhiên là 341,62 Km2, tổng số: 35.899 hộ, dân số 162.870 người, trong đó dân số ở

nông thôn chiếm 148.815 người, thành thị chiếm 14.055 người, mật độ dân số trung bình là 476 người/Km2, có 55 ấp. Huyện Thanh Bình được chia làm 13 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị trấn và 12 xã, trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Thanh Bình.

2.3.1.2 Điu kin t nhiên

Địa hình

Thanh Bình là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, diện tích mặt nước khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, Thanh Bình được phân định gồm 3 vùng: vùng cù lao, vùng ven và vùng sâu. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loại cây, con phục vụ cho công nghiệp chế biến rất thích hợp.

Đặc biệt vùng bài bồi ven sông được tận dụng để nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế

cao.

Khí hu và thy sn

Huyện Thanh Bình cũng như các địa phương khác của tỉnh Đồng tháp, có khí hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa quanh năm, với 2 mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa thường từ tháng 5-11 và mùa khô từ tháng 12- 4 của năm sau. Do có đặc điểm khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển toàn diện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Chế độ thủy văn theo 2 mùa: mùa lũ và mùa khô với 2 đỉnh thủy triều trong ngày. Mùa lũ thường từ tháng 7-11 và mùa kiệt từ tháng 12- 6 năm sau. Đặc biệt với lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn như bãi bồi ven sông và diện tích mặt nước rộng lớn vào mùa lũ là lợi thếđể phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế như: vùng nuôi cá tra, cá ba sa, xen canh nuôi tôm càng xanh, cá rô …..

Đất đai

Qua số liệu trên ta thấy trong tổng diện tích đất sử dụng của huyện Thanh Bình thì chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 80,1% (năm 2009).Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất dùng để trồng lúa là chủ yếu chiếm 90,5% (năm 2009).

Từ đó có thể hình dung huyện Thanh Bình là nơi mà người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa.

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Bình từ năm 2004-2009 ĐVT: ha Năm 2004 2005 Năm N2006 ăm Năm 2007 N2008 ăm N2009 ăm Tổng số 32.946 34.162 34.162 34.162 34.191 34.192 1. Đất NN 25.321 27.349 27.298 27.254 27.382 27.383 Cây hàng năm 24.562 26.545 26.493 26.418 26.385 26.653 - Lúa 22.562 24.489 24.844 24.750 24.777 24.777 - Màu và cây CN hàng năm 1.194 1.198 989 998 1.000 1.159 - Rau, đậu 806 858 660 670 608 717 Cây lâu năm 759 804 805 731 997 730 - Cây CN lâu năm 69 71 176 71 70 56 - Cây ăn quả 507 629 629 555 823 566 - Cây LN khác (vườn liền nhà) 183 104 104 105 104 108 2. Đất mặt nước dùng vào NN 184 103 309 425 505 558 3. Đất chuyên dùng 2.078 1.635 1.636 1.682 1.708 1.707 4. Đất khu dân cư 1.910 1.532 1.531 1.524 1.071 1.018 5. Đất chưa sử dụng 3.453 3.543 3.388 3.277 3.525 3.526

Bảng 2.3: Diện tích đất năm 2009 phân theo loại đất và phân theo Xã – Thị trấn

Tổng số

Trong đó Đất nông

nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chdụng ưa sử

Tổng số 34.192 27.383 3.283 3.526 1.Tân Hòa 1.551 1.090 194 267 2.Tân Huề 2.217 1.738 186 293 3.TânQuới 1.866 1.222 155 489 4. Tân Long 1.457 1.082 187 188 5. Tân Bình 1.609 955 194 460 6. An Phong 3.761 2.862 368 531 7. Tân Thạnh 2.817 2.086 374 357 8. TT Thanh Bình 763 475 212 76 9. Bình Thành 3.974 3.225 418 331 10. Tân Phú 2.387 2.082 147 158 11. Tân Mỹ 4.787 4.317 343 127 12. Phú Lợi 3.724 3.344 243 137 13. Bình Tấn 3.279 2.905 712 112

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Bình năm 2009

Qua bảng trên ta lại thấy trong các xã của huyện Thanh Bình thì có bốn xã là Tân Mỹ, Bình Thành, An Phong, Tân Thạnh có diện tích nông nghiệp lớn nhất huyện, nên

để có kết quả nghiên cứu thực tế cao về hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Thanh Bình, đề

tài chỉ tập trung khảo sát 4 xã trên đểđại diện cho cả huyện.

2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm nội huyện ước thực hiện đạt 1.152.249 triệu đồng; trong đó, khu vực 1: 638.288 triệu đồng, khu vực 2: 216.808 triệu đồng, khu vực 3: 297.152 triệu

đồng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng 15,04% (KH 15%), trong đó khu vực 1 tăng 5,82% (KH 6,5%), khu vực 2 tăng 43,03% (KH 43), khu vực 3 tăng 20,38% (KH18,60)

Qua đó cho thấy huyện đã đạt được chỉ tiêu đề ra về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bảng 2.4:Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010 Số

TT Chỉ tiêu Đơtính n vị Kế2010 hoạch Thự2010 c hiện So sánh I. Mục tiêu kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 15 15,04 Vượt

Khu vực 1 % 6,5 5,82 Khu vực 2 % 43 43,3 Khu vực 3 % 18,6 20,38 Cơ cấu kinh tế % Khu vực 1 % 63,53 62,47 Đạt Khu vực 2 % 16,38 16,25 Không đạt Khu vực 3 % 20,09 21,29 Vượt 2 triHuy ển động vốn đầu tư phát Tỷđồng 800.603 850.000 Vượt 3 Thu ngân sách nhà nước Triđồng ệu 54.240 63.317 Vượt 4 Thu ngân sách huyện Triđồng ệu 151.675 243.933 Vượt 5 Chi ngân sách huyện Triđồng ệu 151.675 215.709 Vượt 6 Sản lượng lúa Tấn 240.000 251.380 Vượt 7 bDiơệm n tích điện được tưới bằng % 80 80 Đạt 8 sSảản n lượng nuôi trồng thủy Tấn 79.000 83.540 Vượt

II. Mục tiêu xã hội

1 Hộ sử dụng điện % 98 98,28 Đạt 2 Mật độđiện thoại Máy/100 dân 13 15,2 Vượt 3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,16 1,16 Đạt 4 Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi % 15 14,96 Đạt 5 Bác sĩ phục vụ trạm y tế % 13 13 Đạt 6 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 28 28 Đạt 7 TGỷĐ lVH ệ hộ dân đăng ký % 93,61 95,90 Vượt 8 Giảm tỷ lệ hộ nghèo % 1,04 1,04 Đạt 9 Giải quyết việc làm Người 3.000 3.775 Vượt 10 Dạy nghề nông thôn Lớp 20 29 Vượt 11 Xây d–TTg ựng nhà theo QĐ 167 Căn 800 800 Đạt

2.3.2.2 Văn hóa xã hi

Giáo dc và Đào to

Trong hoạt động Giáo dục phổ thông, năm học 2009 – 2010 tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99,21%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,8%; tỷ lệ học sinh được xét tốt nghiệp THCS đạt 97,84%, học sinh thi

đỗ tốt nghiệp PTTH đạt tỷ lệ 83,35%, toàn huyện có 238 em thi đỗ vào các trường Đại học và cao đẳng. Huyện duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS thời

điểm tháng 11/2010.

Đào tạo nghề: năm 2010 đã mở rộng được 29/30 lớp dạy nghề nông thôn, có 720 lao động tham gia đạt tỷ lệ 163,63%. Năm 2010 mởđược 4 lớp trung cấp nghề có 160 học viên tham gia, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28%.

Y tế - Dân s

• Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tiếp tục được quan tâm, tiêm chủng mở rộng đạt 96,78%, trẻ em suy dinh dưỡng giảm 0,57% so với năm 2009, các trạm y tế hoạt động thường xuyên đạt 13/13.

• Công tác dân số: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm 0,02% so với cùng kỳ

năm 2009.

2.3.2.3 Mt sđặc đim sn xut nông nghip

V lĩnh vc trng trt Cây lúa

Diện tích lúa cả năm xuống giống được 42.312 ha (ĐX 20.952 ha, HT 20.844 ha, TĐ 516 ha) so với năm 2009 giảm 899 ha, đạt 97,49% kế hoạch năm. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 59,41 tạ/ha, cao hơn năm trước 2,11 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 251.380 tấn, vượt 11.038 tấn so với KH, tăng 3.788 tấn so với năm 2009.

Cơ cấu các giống lúa chất lượng cao năm 2010 xuống giống được 35.550 ha chiếm 84,02% diện tích cả năm.

Diện tích sử dụng giống lúa xác nhận vụĐông Xuân và Hè Thu khoảng 21.245 ha, chiếm 50,83% diện tích tăng 7% so với năm 2009; Diện tích lúa sạ hàng bằng công cụ và lúa cấy ước khoảng 7.488 ha, chiếm 17,91% tăng 2,5% so với năm 2009; và có 100% diện tích thực hiện một trong các biện pháp giảm giá thành như 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng; toàn Huyện có 102 máy gặt đập liên hợp đã đưa vào thu hoạch, ước thực hiện 11.016 ha, chiếm 25,43% diện tích tăng 5% so với năm 2009; có 101 máy sấy lúa

Thực hiện cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại ở xã Tân Bình, vụ Đông Xuân diện tích 86,09 ha và vụ Hè Thu diện tích 79,18 ha, đây là mô hình mang tính

đột phá trong sản xuất nông nghiệp từ trước đến nay; mô hình cánh đồng 3 giảm, 3 tăng với diện tích 30 ha tại HTX.NN Tân Long. Tất cả các mô hình đều có hiệu quả

cao hơn ruộng nông dân sản xuất bình thường.

Công tác sản xuất giống và cung ứng giống: UBND huyện triển khai đề án xã hội hóa công tác sản xuất giống giai đoạn 2009 – 2011 cho các HTX.NN trong huyện; Thực hiện mô hình nhân giống lúa xác nhận với diện tích 10 ha ở 03 xã: Tân Thạnh 04 ha, Tân Phú 03 ha, và Bình Thành 03 ha. Ngoài ra CLB giống xã Tân Bình 18,8 ha và Tân Thạnh 24,96 ha, các cơ sở tư nhân và nông hộ có tổng diện tích sản xuất giống là 260 ha/vụ, ước sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm, phục vụ khoảng 60 % diện tích đất sản xuất của huyện .

Hoa màu, cây công nghip ngn ngày, cây ăn trái

- Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống được 3.939 ha, so với kế hoạch tăng 239 ha, so với năm 2009 tăng 108 ha (do một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng màu). Các cây trồng chủ yếu: Đậu nành 46 ha, Đậu xanh 101 ha, Bắp 1.185 ha, Rau Muống lấy hạt 285 ha, Mía 112 ha, Ớt 894.3 ha và hoa màu khác (trong đó, phát động nhân dân tận dụng lợi thế mặt nước trồng cây thủy sinh được 73 ha rau nhúc), 04 ha ấu giải quyết lao động nông nhàn trong mùa lũ, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập đáng kể cho nông hộ. Tính trung bình 01 ha sản xuất rau màu luôn luôn cho lợi nhuận cao hơn sản xuất lúa hàng hóa từ 5 triệu trở lên, do đó để diện tích sản xuất màu tăng lên và có thị trường ổn định, cần phải có đầu mối bao tiêu ổn

định, nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, cải thiện cuộc sống nông dân.

Mô hình rau an toàn khóm Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình diện tích 0,5 ha so sánh ruộng trong mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng nông dân là 1.445.300/ha. Đồng thời chuyển đổi cây màu trên đất lúa có hiệu quả.

- Cây ăn trái: Khôi phục ổn định và phát triển vùng cây ăn trái ở các xã vùng cù lao và vùng ven nơi có bờ bao đảm bảo, tính đến nay tổng số diện tích cây ăn quả toàn huyện là 669 ha, trong đó: cây có múi chiếm 20 ha, nhãn 16 ha, xoài 259 ha, dừa 52 ha, khác 322 ha. So với kế hoạch đến năm 2010 (800 ha) đạt 83,6%.

Trong năm 2010 từ chương trình khuyến nông Tỉnh, Huyện đã tổ chức hội thảo, trình diễn, tập huấn được trên 50 buổi (lớp) có khoảng 1700 lượt nông dân tham dự.

Từ kết quả trên cho thấy, ý thức người dân về hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp, từ khâu chọn giống đến thu hoạch đã được nâng cao, và hạn chếđược tác hại do

dịch bệnh gây ra, góp phần tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, thúc

đẩy nhanh và tạo sự cạnh tranh mạnh mẻ trên thị trường.  Công tác Thy li

Ngay từ khi lũ rút, UBND huyện chỉđạo các ngành chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tu sửa đê bao, cống đập từ nguồn thủy lợi phí của địa phương với kinh phí 49 triệu đồng, để chủ động rút nước ra xuống giống, đúng theo lịch của Huyện.

Vụ Đông Xuân 2009 – 2010 toàn Huyện đã thực hiện kế hoạch rút nước ra xuống giống là 08 xã, với diện tích là 13.690 ha. Phối hợp phòng Tài chính & Kế

hoạch đến các xã, thị trấn xác định diện tích bơm rút, kinh phí hỗ trợ đối với từng xã

đúng theo văn bản hướng dẫn của Tỉnh, tổng số 1.340 triệu đồng, việc giải ngân đạt 100%.

Năm 2010, huyện Thanh Bình được tỉnh phân bổ 25.076 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ do miễn thu thủy lợi phí.Từ nguồn vốn phân bổ trên, huyện đã cho triển khai thực hiện 16 hạng mục công trình và kinh phí lắp đặt cống và dặm vá đê bao với tổng mức đầu tư 22.977,8 triệu đồng. Hiện nay, đã nghiệm thu hoàn thành 04/16 công trình đang yêu cầu lập hồ sơ quyết toán hoàn thành, tiếp tục triển khai thực hiện 12/16 công trình, đã giải ngân được 3.984,6 triệu đồng. Kinh phí lắp đặt cống và dặm vá đê bao trong huyện đã phân khai 294 triệu đồng.

Trạm bơm điện: Kế hoạch năm 2010 xây dựng 6 trạm bơm điện các xã Tân Thạnh, Tân Phú, Tân Huề, Tân Hòa, Phú Lợi và Thị trấn Thanh Bình. Dự kiến đến cuối tháng 10/2010 sẽ lắp đặt xong các trạm bơm điện ở các xã nói trên, nâng tổng diện tích bơm điện phục vụ tưới tiêu đạt 80% diện tích, đạt kế hoạch đề ra năm 2010.

Công tác phòng chng lt bão & TKCN

Ngay từ đầu năm Huyện đã tổ chức tổng kết công tác PCLB & TKCN năm 2009 và triển khai kế hoạch PCLB & TKCN năm 2010. Sơ kết giai đoạn I và triển khai kế hoạch giai đoạn II, đồng thời củng cố Ban chỉ huy PCLB & TKCN ở các địa phương, xác định các điểm xung yếu phân công các chốt, đội cứu hộ trực 24/24 và thường xuyên thông tin về tình hình mưa, lũ,… để nhân dân kịp thời phòng tránh, hạn chế thiệt hại cho người dân. Phối hợp các ngành liên quan tổ chức thành công diễn tập PCLB & TKCN tại xã An Phong, có khoảng 700 người tham dự.

Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều trận mưa, giông, lốc làm sập 17 căn nhà, tốc mái 36 căn nhà, tốc mái 04 phòng học, cùng với mưa dông, sấm sét, ngập lụt đã gây chết 02 người ở xã Bình Thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện thanh bình tỉnh đồng tháp năm 2010 2011 (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)