Vụ Thu Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện thanh bình tỉnh đồng tháp năm 2010 2011 (Trang 58 - 59)

Mô hình hồi quy của vụ Thu Đông

Y = 7125,509 – 55,336X1 – 152,449X2 + 142,460X3 + 42,380X4 + 1827,350X5 – 2,786X6 – 0,618X7 + 0,025X8 – 26,153X9.

Hệ số R2: 0,537, tức sự biến động của biến phụ thuộc Y (năng suất vụ Thu

Đông) chịu tác động bởi 53,7% các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: Tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, số người tham gia nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, diện tích canh tác, lượng giống, lượng phân, tổng tiền mặt, tổng lao động. Thông qua P- value với mức ý nghĩa α=5% cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1, tức có sựảnh hưởng của các yếu tốđầu vào tới năng suất ở vụ Thu Đông.

Phương trình hồi quy ở trên cho thấy, thu nhập từ trồng Lúa có mối quan hệ tỷ lệ

thuận với các biến X3, X4, X5, X8. Nghĩa là với độ tin cậy 95%, khi các yếu tố khác không đổi nếu X3 (tức số người tham gia làm nông nghiệp) tăng lên 1 người thì năng suất sẽ tăng lên 142,460 kg, nếu X4 (tức kinh nghiệm sản xuất) tăng lên 1 năm thì năng suất sẽ tăng lên 42,380 kg, nếu X5 (tức diện tích canh tác) tăng thêm 1 ha thì năng suất sẽ tăng thêm 1827,350 kg, nếu X8 (tức tiền mặt) tăng lên 1000đ thì năng suất sẽ tăng lên 0,025 kg.

Ngược lại, các biến X1, X2, X6, X7, X9 và năng suất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là với độ tin cậy 95%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu X1 (tức tuổi chủ

hộ) tăng lên 1 năm thì năng suất sẽ giảm đi 55,336 kg, nếu X2 (tức trình độ học vấn) tăng lên 1 cấp thì năng suất sẽ giảm đi 152,449 kg, nếu X6 (tức lượng giống) tăng thêm 1 kg thì năng suất sẽ giảm đi 2,786 kg, nếu X7 (tức lượng phân) tăng lên 1kg thì năng suất sẽ giảm đi 0,618 kg, nếu X9 (tức tổng lao động) tăng lên 1 ngày công thì năng suất sẽ giảm đi 26,153 kg.

Hệ số tương quan bội R = 0,733 cho thấy biến Y (tức sản lượng) và các biến X1,

X2, X3, X4, X6, X7,X8,X9 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên trong các yếu tố

trên thì chỉ có X6 (tức lượng giống), là có ý nghĩa ở mức 1% trong mô hình, còn các yếu tố còn lại như X1 (tuổi), X5 (diện tích), X9 (tổng lao động) có ý nghĩa ở mức 5%, các biến còn lại không có nghĩa. Trong vụ Thu Đông này nếu người nông dân có điều kiện để mở rộng diện tích đất canh tác thì sẽ làm cho năng suất tăng lên. Lượng giống sử dụng mùa vụ Thu Đông cúng không có chất lượng cao nên khi người nông dân tăng lượng giống cũng làm cho năng suất lúa giảm xuống. Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác nữa nhưđiều kiện sản xuất trong vụ Thu Đông rất là khó khăn nhất là vệđộ màu mỡ của đất đai và thời tiết là mưa nhiều, khi đã qua hai mùa vụ trước thì chất dinh dưỡng trong đất đã bị giảm đi nhiều cộng thêm ngập nước làm cho cây lúa bị úng nên năng suất đã giảm đi.

Tóm lại, từ mô hình hàm sản xuất vụ Thu Đông có thể kết luận rằng các nông hộ

này có khả năng tăng năng suất nếu có sự đầu tư hợp lý các yếu tố đầu vào cụ thể là

đất canh tác, lượng giống, tuổi, tổng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện thanh bình tỉnh đồng tháp năm 2010 2011 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)