Đánh giá chung tình hình nông nghiệp của huyện Thanh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện thanh bình tỉnh đồng tháp năm 2010 2011 (Trang 33 - 35)

Thun li

Tình hình sản xuất nông nghiệp trong năm 2010 giữ ổn định một số chỉ tiêu

đạt và vượt kế hoạch đề ra, cơ cấu cây trồng có bước chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa với chất lượng từng bước được nâng cao; chăn nuôi gia súc duy trì, đặc biệt là phát triển mạnh thủy sản trên đất bãi bồi ven sông, tăng sản lượng nuôi trồng so với năm trước.

Tình hình dịch bệnh năm 2010 diễn ra rất phức tạp, nhưng Huyện đã tích cực tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nên đã giảm ảnh hưởng

đến sản xuất trong Huyện, vẫn phát triển ổn định.

Tỉnh, huyện kịp thời hỗ trợ cho địa phương nhiều chương trình về thủy lợi, chăn nuôi, trồng trọt, củng cố mạng lưới thú y, khuyến nông viên, nhân viên bảo vệ

thực vật…tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chủ động khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất.

Việc bố trí lịch thời vụ, chủđộng xuống giống phù hợp thời tiết, né rầy là yếu tố rất quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, chi phí sản xuất thấp, năng suất chất lượng đạt cao, đồng thời tạo điều kiện để chủđộng tăng vụ, chuyển dịch đạt kết quả.

Thời tiết tương đối thuận lợi cho việc sản xuất vụĐông Xuân và Hè Thu nên năng suất thu hoạch cao.

Trình độ nhận thức trong nông dân về sản xuất lúa cũng như hoa màu ngày càng được nâng cao, nên hạn chế thấp nhất về dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Huyện xây dựng và triển khai thực hiện nhiều đề án, dự án như: đề án cánh

đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại, đề án cho vay vốn mua máy GĐLH, đề án khai thác các trạm cấp nước chưa có đối tác, dự án phát triển trạm bơm điện, dự án rau an toàn, dự án xã hội hóa công tác giống, giúp cho các HTX.NN và nông dân trên địa bàn huyện, mạnh dạn đầu tư và đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất.

Công tác khuyến nông được thực hiện thường xuyên, cử các cán bộ kỹ thuật

được phân công bám sát địa bàn kịp thời phát hiện, hướng dẫn cho nông dân phòng trị,

đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bên cạnh đó, huyện đã tích cực chuyển dịch mùa vụ và thời vụ trong sản xuất, từng bước hoàn chỉnh các ô đê bao tiểu vùng tiến tới sản xuất 3 vụ/ năm và sản xuất quanh năm. Đặc biệt hơn nữa trong sản xuất, Huyện có định hướng cũng như mục tiêu

cụ thể là chú trọng phát triển vào những đối tượng có giá trị kinh tế cao, mà thị trường

đang có nhu cầu như: mạnh dạn loại bỏ những giống lúa có chất lượng kém đưa vào những giống mới có chất lượng, giá trị xuất khẩu cao. Về vật nuôi khuyến khích nuôi những đối tượng chính có giá trị cao (bò sind, trâu, cá điêu hồng, cá lóc, tôm càng xanh, baba,…). Đồng thời, huyện cũng thường xuyên đào tạo cán bộ bồi dưỡng về

chuyên môn, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và giúp cho nông dân ngày một nhạy bén hơn về các thông tin khoa học kỹ thuật. Việc sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đã phát triển mạnh, công tác xã hội hóa được thúc đẩy phát triển.

Chủ trương tập trung đầu tư có trọng điểm đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh trong sản xuất, phát triển sản xuất ở các xã nông thôn mới, chương trình giống nông hộ và câu lạc bộ giống. Bên cạnh đó, nông dân trong vùng phát huy nhiều mô hình sản xuất có hiểu quả như trồng màu trên đất lúa ở các xã vùng ven và vùng sâu. Sản xuất hoa màu luôn cho lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, cụ thể

một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: ớt, rau muống hạt, bắp,… và bước đầu mô hình trình diễn trồng rau an toàn cồn Phú Mỹ - thị trấn Thanh Bình có hiệu quả

cao.

Khó khăn

Giá cả một số mặt hàng nông sản, thủy sản chưa ổn định; giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật tư, xăng, dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất; dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc, dịch bệnh heo Tai Xanh, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa gây khó khăn cho ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Giá lúa vụ Hè Thu lúc chính vụ dao động ở mức thấp: lúa thường khoảng 3.500 - 3.900 đ/kg, lúa thơm khoảng 4.000- 4.200 đ/kg, nông dân không có lãi; khi nông dân bán hết lúa thì giá lúa dao động ở mức cao: lúa thường khoảng 5.400 – 5.600. đ/kg, lúa thơm khoảng 6.500- 6.800 đ/kg.

Trong chỉ đạo điều hành sản xuất lúa, có một số vùng địa phương chưa chỉ đạo thực hiện tốt lịch thời vụ, như không chủ động bơm rút nước ra xuống giống, xuống giống trể xảy ra dịch bệnh trên lúa, làm tăng chi phí sản xuất.

Các công trình thủy lợi phân cấp đầu tư do Tỉnh quản lý chưa kịp thời tu sửa, nạo vét để phục vụ sản xuất được thuận lợi hơn.

Lò giết mổ tập trung của Huyện giải thể, nên công tác KSGM gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra.

Tình hình giá cả chăn nuôi gia súc và thủy sản trên địa bàn Huyện luôn bất lợi cho người chăn nuôi và đã kéo dài rất lâu chưa có giải pháp tốt và tối ưu cho người chăn nuôi.

Việc tổ chức thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ

nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tỉ lệ thực hiện hợp đồng đã ký thấp, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thiếu các đầu mối doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đủ mạnh đểđầu tư khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nhất là

đối với những cây, con là thế mạnh của Huyện. Chưa hình thành được các HTX trong việc tiêu thụ sản phẩm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chưa chủ động

được đầu ra sản phẩm (giá ổn định) cho người sản xuất có lãi, nhằm khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất.

Đội ngũ cán bộ nông nghiệp kỹ thuật cơ sở xã, thị trấn còn thiếu, cán bộ quản lý HTX.NN năng lực còn hạn chế, nên việc phát triển dịch vụ còn chậm. Một số địa phương còn chủ quan, điều hành sản xuất theo lịch thời vụ chưa chặc chẽ, việc luân – xen canh chưa được nông dân hưởng ứng mạnh.

Chính sách khuyến khích ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, HTX, trang trại chưa đồng bộ, thiếu hấp dẫn kích thích các loại hình này phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện thanh bình tỉnh đồng tháp năm 2010 2011 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)