Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nữ trường đại học đồng tháp (Trang 26 - 28)

Bóng đá là môn thể thao có kỹ thuật khá phức tạp do vậy muốn tham gia tập luyện, thi đấu đòi hỏi người tập phải thường xuyên, phải có thể lực dồi dào và phải có ý chí cao. Cho nên khi tham gia tập luyện chơi bóng đá sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người tập góp phần hoàn thiện các chức năng cơ thể của con người; Đồng thời nó còn góp phần giáo dục đạo đức, ý chí cho con người, mặt khác nó còn đem lại cho con người sự sảng khoái góp phần xua đi những ngày làm việc căng thẳng đối với những ngưòi cổ vũ cho các trận đấu. Chính vì vậy, ở Việt Nam môn bóng đá được nhiều chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm, tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu.

Theo Nguyễn Thiệt Tình (1997), trong tài liệu “ Huấn luyện và giảng dạy bóng đá” thì tác giả sử dụng các test đánh giá thể lực cơ bản của các VĐV bóng đá trẻ như sau [31]: Chạy 30m (s), chạy 30m tam giác (s), chạy cooper (m), bật xa tại chỗ (cm), nhảy liên tiếp 10 bước (m), chạy 25 tới lui (s), ném biên không đà (m), ngồi gập thân phía trước(cm).

Cho thấy tác giả đã sử dụng các test thể lực đánh giá tương đối toàn diện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh bột phát nhóm cơ chi dưới và nhóm cơ thân trên, sức bền chung, mềm dẻo và khéo léo.

Theo Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Minh Ngọc sử dụng các test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môncho VĐV bóng đá là [35]:

Bật xa tại chỗ (cm), bật cao tại chỗ (cm), chạy 15m tốc độ cao(s), chạy 100m xuất phát cao (s), chạy 12 phút(m).

Các test trên cho thấy, tác giả đã chú trọng đến thể lực chuyên môn không chú trọng phát triển toàn diện các tố chất thể lực, không có các test phát triển các tố chất mềm dẻo và khéo léo.

Theo Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Minh Ngọc trong sách “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, sử dụng các test đánh giá thể lực cho VĐV bóng đá U17 quốc gia là [37]:

Bật xa tại chỗ (cm), bật cao không đà (cm), bật 3 bước không đà(m), chạy 15m tốc độ cao (s), chạy 15m xuất phát cao (s), chạy 30m xuất phát cao (s), chạy 2000m (s), chạy 7 x 50m (s).

Nhóm tác giảđã sử dụng các test đánh giá thể lực cơ bản của các VĐV bóng đá U17 quốc gia gần giống Nguyễn Thế Truyền nhưng thể lực có sử dụng thêm các test phát triển sức bật và sức bền tốc độ. Cho thấy nhóm tác giả đã sử dụng các test phong phú hơn đểđánh giá thể lực chuyên môn cho VĐV bóng đá trẻ.

Phạm Quang (2004), Kỹ chiến thuật và phương pháp huấn luyện thủ môn bóng đá, NXB TDTT Hà Nội, tác giả sử dụng các test kiểm tra trình độ thể lực chuyên môn của VĐVcác đội bóng đá quốc gia như sau [26]:

Chạy 60m xuất phát cao(s), chạy 5x 30m (s), chạy 12 phút (m), bật cao không đà (cm), ném biên không có đà (m).

Cho thấy tác giả cũng đã sử dụng các test đánh giá thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá quốc gia như những tác giả trước.

Theo Lê Văn Lẫm (2007), “giáo trình đo lường thể thao”, Trường ĐHSP TDTT Hà Tây, tác giả đã sử dụng các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của VĐV bóng đá trẻ là [18]:

Chạy 30m xuất phát cao (s), chạy 60m xuất phát cao(s), test Cooper(m), bật cao đánh đầu (cm).

Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004) trong đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao trình độ tập luyện thi đâú của bóng đá trẻ (tuổi mẫu giáo đến 18 tuổi), thì nhóm tác giả sử dụng test đánh giá trình độ tập luyện VĐV bóng đá nam lứa tuổi 15-16 tuổi trong đó yếu tố thể lực như sau [5]: Chạy 15m xuất phát cao (s), chạy 15m tốc độ cao (s), chạy 5x 30m (s), chạy 12 phút (m), bật xa tại chỗ (cm), bật cao không đà (cm). Cho thấy tác giả đã sử dụng các

Theo Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (2004) ,”Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi (tập1)”, tác giả sử dụng các test đánh giá trình độ tập luyện VĐV bóng đá nam lứa tuổi 15-16 qua chỉ tiêu thể lực như sau [39]:

Chạy 15m xuất phát cao (s), chạy 15m tốc độ cao (s), chạy 5 x 30m (s), chạy 12 phút (m), bật xa tại chỗ (cm), bật cao không đà (cm).

Theo Nguyễn Ngọc Hùng trong luận văn thạc sĩ giáo dục học (2011) “Xây dựng nội dung và tiêu chuẩn tuyển chọn đội tuyển bóng đá nam sinh viên trường Đại học An Giang” [13], qua nghiên cứu đã lựa chọn được các test tuyển chọn VĐV về thể lực là: Chạy 30m tốc độ cao (s), bật xa tại chỗ (cm), chạy 1.500m (s) và chạy luồn cọc 20m (s). Tác giảđã sử dụng đầy đủ các test về sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo,

Theo Đặng Trường Trung Tín trong luận văn thạc sĩ giáo dục học (2011) “Nghiên cứu sự phát triển thể lực và kỹ thuật cơ bản của sinh viên lớp chuyên sâu bóng đá khóa 2009 chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Đồng Tháp”[30], đề tài đã hệ thống các test đánh giá về thể lực chuyên môn là: Chạy 15m xuất phát cao (s), chạy 5 x 30m (s), bật xa tại chỗ (cm), bật cao tại chỗ (cm), test Cooper(m); cho thấy tác giả sử dụng các test nghiêng về sức nhanh, mạnh và bền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nữ trường đại học đồng tháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)