Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã được lựa chọn cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nữ trường đại học đồng tháp (Trang 58 - 77)

chọn cho đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp

Để xác định hiệu quả của chương trình huấn luyện, kết quả thực nghiệm được đánh giá theo từng thời điểm kiểm tra gồm trước, cuối giai đoạn I và cuối giai đoạn II của kế hoạch huấn luyện.

Kế hoạch kiểm tra lấy số liệu được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tiến hành kiểm tra lấy số liệu ban đầu và cuối giai đoạn I, xử lý số liệu sau đó so sánh các giá trị ban đầu.

- Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc giai đoạn II, tiến hành kiểm tra và so sánh số liệu và đi đến kết luận.

3.3.1. Kết quả thực nghiệm ở giai đoạn 1

Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn I được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn I đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp. THỜI ĐIỂM KIỂM TRA GIÁ TRỊ TEST KIỂM TRA

Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 BAN ĐẦU X 2.27 29.35 197.30 44.45 1056.75 11.56 44.50 ± S 0.05 1.88 14.00 2.14 25.46 0.35 2.09 Cv 2.05 6.41 7.10 4.81 2.41 3.04 4.70 ε εε ε 0.01 0.02 0.02 0.01 0.01 0.01 0.01 SAU TN GIAI ĐOẠN I X 2.15 27.06 209.80 46.45 1109.40 10.69 46.70 ± S 0.07 1.42 12.94 2.87 33.64 0.36 2.27 Cv 3.05 5.23 6.17 6.19 3.03 3.33 4.87 ε εε ε 0.01 0.02 0.02 0.02 0.01 0.01 0.02 W% -5.81 -8.11 6.14 4.4 4.86 -7.75 4.82 t 2.218 12.192 14.172 7.866 5.370 2.451 14.405 P < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05

Ghi chú: + Test 1: Chạy 15m tốc độ cao (giây) + Test 2: Chạy 5 x 30m (giây)

+ Test 3: Bật xa tại chỗ (cm) + Test 4: Bật cao tại chỗ (cm) + Test 5: Chạy 5 phút tùy sức (m)

+ Test 6: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (giây) + Test 7: Đá bóng xa bằng chân thuận (m)

Với kết quả trình bày ở bảng 3.8 cho thấy sau giai đoạn I, có sự tăng trưởng và sự tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0.05. Cụ thể:

- Test chạy 15m tốc độ cao (s): có chỉ số trung bình từ 2.27 giây giảm còn 2.15 giây, tăng trưởng 5.81% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.218 > t bảng= 2.093.

- Test chạy 5 x 30m (s): có chỉ số trung bình từ 29.35 giây giảm còn 27.06 giây, tăng trưởng 8.11% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 12.192 > t bảng= 2.093.

- Test bật xa tại chỗ (cm): có chỉ số trung bình từ 197.30 cm tăng lên 209.50 cm, tăng trưởng 6.14% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 14.172 > t bảng= 2.093.

- Test bật cao tại chỗ (cm): có chỉ số trung bình từ 44.45 cm tăng lên 46.45

cm, tăng trưởng 4.4% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 7.866 > t bảng= 2.093.

- Test chạy 5 phút tùy sức (m): có chỉ số trung bình từ 1056.75 m tăng lên 1109.40 m, tăng trưởng 4.86% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 5.370 > t bảng= 2.093.

- Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s): có chỉ số trung bình từ 11.56 giây giảm còn 10.69 giây, tăng trưởng 7.75% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.451 > t bảng= 2.093.

- Test đá bóng xa bằng chân thuận (m): có chỉ số trung bình từ 44.50m tăng lên 46.70m, tăng trưởng 4.82 % có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 14.405 > t bảng= 2.093.

3.3.1. Kết quả thực nghiệm ở giai đoạn 2

Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn II được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn II đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp THỜI ĐIỂM KT GIÁ TRỊ TEST KIỂM TRA

Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 SAU TN GIAI ĐOẠN I X 2.15 27.06 209.80 46.45 1109.40 10.69 46.70 ± S 0.07 1.42 12.94 2.87 33.64 0.36 2.27 Cv 3.05 5.23 6.17 6.19 3.03 3.33 4.87 ε εε ε 0.01 0.02 0.02 0.02 0.01 0.01 0.02 SAU TN GIAI ĐOẠN II X 2.01 24.91 222.65 48.35 1148.10 9.91 53.25 ± S 0.11 1.38 12.86 2.48 35.40 0.32 2.31 Cv 5.46 5.53 5.78 5.12 3.08 3.26 4.35 ε εε ε 0.02 0.02 0.02 0.02 0.01 0.01 0.01 W% -6.79 -8.26 5.94 4.00 3.42 -7.61 13.10 t 2.657 9.997 9.517 19.320 6.499 4.693 3.514 P < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05

Ghi chú: + Test 1: Chạy 15m tốc độ cao (giây) + Test 2: Chạy 5 x 30m (giây)

+ Test 3: Bật xa tại chỗ (cm) + Test 4: Bật cao tại chỗ (cm) + Test 5: Chạy 5 phút tùy sức (m)

+ Test 6: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (giây) + Test 7: Đá bóng xa bằng chân thuận (m)

Với kết quả trình bày ở bảng 3.9, cho thấy sau giai đoạn II, có sự tăng trưởng và sự tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0.05. Cụ thể:

- Test chạy 15m tốc độ cao (s): có chỉ số trung bình từ 2.15 giây giảm còn 2.01 giây, tăng trưởng 6.79% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.657 > t bảng= 2.093.

- Test chạy 5 x 30m (s): có chỉ số trung bình từ 27.06 giây giảm còn 24.91 giây, tăng trưởng 8.26% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 9.997 > t bảng= 2.093.

- Test bật xa tại chỗ (cm): có chỉ số trung bình từ 209.50 cm tăng lên 222.65 cm, tăng trưởng 5.94% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 9.517 > t bảng= 2.093.

- Test bật cao tại chỗ (cm): có chỉ số trung bình từ 46.45 cm tăng lên 48.35 cm, tăng trưởng 4.0% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 19.32 > t bảng= 2.093.

- Test chạy 5 phút tùy sức (m): có chỉ số trung bình từ 1109.40 m tăng lên 1148.10 m, tăng trưởng 3.42% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 6.499 > t bảng= 2.093.

- Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s): có chỉ số trung bình từ 10.69 giây giảm còn 9.91 giây, tăng trưởng 7.61% có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.451 > t bảng= 2.093.

- Test đá bóng xa bằng chân thuận (m): có chỉ số trung bình từ 46.70m tăng lên 53.25m, tăng trưởng 13.10 % có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05 với ttính= 3.514 > t bảng= 2.093.

Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của đội tuyển bóng đá nữ sau thực nghiệm giai đoạn I và giai đoạn II biểu thị qua bảng 3.10 và qua các biểu độ 3.1.

Bảng 3.10. Tổng hợp nhịp tăng trưởng về thể lực chuyên môn của đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp qua 2 giai đoạn thực nghiệm huấn luyện.

THỜI ĐIỂM KIỂM TRA

GIÁ TRỊ

TEST KIỂM TRA

Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7

GIAI ĐOẠN I W% -5.81 -8.11 6.14 4.4 4.86 -7.75 4.82 GIAI ĐOẠN II W% -6.79 -8.26 5.94 4.00 3.42 -7.61 13.10

Ghi chú: + Test 1: Chạy 15m tốc độ cao (giây) + Test 2: Chạy 5 x 30m (giây)

+ Test 3: Bật xa tại chỗ (cm) + Test 4: Bật cao tại chỗ (cm) + Test 5: Chạy 5 phút tùy sức (m)

+ Test 6: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (giây) + Test 7: Đá bóng xa bằng chân thuận (m)

5.81 8.11 6.14 4.4 4.86 7.75 4.82 6.79 8.26 5.94 4 3.42 7.61 13.1 12.6 16.37 12.08 8.4 8.28 15.36 17.92 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Chạy 15m Chạy 5x30m Bật xa Bật cao Chạy 5 phút Dẫn bóng luồn

cọc

Đá bóng xa

Sau GĐ I Sau GĐ II Tổng cộng

Biu đồ 3.1. Nhịp tăng trưởng của các test kiểm tra thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng đá nữ trường Đại học Đồng Tháp sau huấn luyện.

Qua bảng 3.10 và biểu đồ 3.1 cho thấy tất cả các chỉ số về thể lực chuyên môn sau 2 giai đoạn huấn luyện đề tăng trưởng cao, cao nhất là test đá bóng xa bằng chân thuận (m) có nhịp tăng trưởng tổng cộng là 17.92%, thấp nhất là test chạy 5 phút tùy sức (m) có nhịp tăng trưởng là 8.28%, còn lại các test tăng từ 8.40% đến 16.37%. Từ đó, cho thấy bước đầu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn được lựa chọn và áp dụng thực nghiệm đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nữ của trường Đại học Đồng Tháp.

KT LUN – KIN NGH

A.KẾT LUẬN

Căn cứ và mục tiêu và quá trình nghiên cứu đề tài đã rút ra được những kết luận sau: 1. Qua đánh giá thực trạng chuyên môn về thành tích thi đấu trong các năm gần đây thì thành tích của đội tuyển bóng đá nữ của trường có chiều hướng giảm, từ thứ hạng nhất tại các năm 2010, 2011 đến năm 2012 đội tuyển đã bị loại tại vòng bán kết. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn theo các số liệu kiểm tra và so sánh với cùng đối tượng là đội tuyển bóng đá nữ của trường Đại Học Cần Thơ cho thấy rằng thể lực chuyên môn của đội tuyển Trường Đại học Đồng Tháp còn thấp hơn, cần phải điều chỉnh về chuyên môn mà trong đó khâu thể lực là quan trọng và tất yếu.

2. Đề tài đã hệ thống được 7 test dùng để đánh giá kiểm tra thể lực chuyên môn, gồm: - Chạy 15m tốc độ cao (giây) - Chạy 5 x 30m (giây) - Bật xa tại chỗ (cm) - Bật cao tại chỗ (cm) - Chạy 5 phút tùy sức (mét) - Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (giây) - Đá bóng xa bằng chân thuận 5 quả (m)

3. Đề tài cũng đã lựa chọn 34 bài tập nhằm phát triển 5 tố chất thể lực chuyên môn theo các bước một cách khoa học và chắc chắn. Gồm:

Bài tập phát triển sức nhanh

- Chạy 15m xuất phát cao - Chạy 30m xuất phát cao - Chạy 60m xuất phát cao - Chạy con thoi 4x10m - Chạy nhanh đội hướng 30m - Chạy ziczac 30m - Phản xạđơn Bài tập phát triển sức mạnh - Bật cao tại chỗ (cm)

- Bật xa tại chỗ (cm) - Nhảy bật cóc 10m bằng hai chân - Nhảy bật cóc 10m bằng một chân - Gánh tạ ngồi xuống đứng lên - Bậc xa 10 bước - Nằm ngửa gập bụng 30 giây Bài tập phát triển sức bền - Chạy 800m - Chạy 1500m - Chạy 3000m - Test chạy 12 phút - Chạy 5 phút tùy sức - Chạy 10 lần x 30m - Chạy 6 lần x 60m Bài tập phát triển tố chất mềm dẻo - Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn - Sút bóng 2 cầu môn bằng chân thuận - Tâng bóng mu chính diện

- Dẻo gập thân - Xoạc dọc - Xoạc ngang

Bài tập phát triển tố chất khéo léo

- Chạy chữ thập - Nhảy 4 ô (Adams) - Nhảy lục giác - Tâng bóng 12 bộ phận - Ném biên có đà, hành lang rộng 3m - Đá bóng xa hành lang 15m

- Sút cầu môn 5 quả bằng chân thuận

4. Áp dụng thực nghiệm các bài tập đã được lựa chọn trên vào thực nghiệm huấn luyện cho đối tượng theo kế hoạch cụ thể có kiểm tra theo hai giai đoạn từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 và thu được kết quả cao. Thể hiện qua nhịp tăng

trưởng của các chỉ số kiểm tra: cao nhất là test đá bóng xa bằng chân thuận (m) có nhịp tăng trưởng tổng cộng là 17.92%, thấp nhất là test chạy 5 phút tùy sức (m) có nhịp tăng trưởng là 8.28, còn lại các test tăng từ 8.40% đến 16.37%.

5. Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn được lựa chọn được áp dụng thực nghiệm đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nữ của trường Đại học Đồng Tháp nhằm cải thiện và nâng cao thành tích cho đội tuyển bóng đá nữ của Trường trong các kỳ thi đấu tại đại hội Thể dục thể thao khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tiếp theo và đặc biệt tại Đại hội TDTT sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực ĐBSCL lần thứ 21 – năm 2013 được tổ chức tại trường Đại học Đồng Tháp.

B.KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào những kết luận trên, chúng tôi kiến nghị:

1. Các huấn luyện viên, các nhà chuyên môn có thể tham khảo và ứng dụng hệ thống các test kiểm tra, các bài tập vừa lựa chọn của đề tài vào trong thực tiễn huấn luyện và giảng dạy môn bóng đá.

2. Các HLV và VĐV cần quan tâm đúng mức đến thể lực chuyên môn đây là yếu tố quan trọng quyết định thành tích thi đấu và nó là tiền đề cơ bản để phát triển các yếu tố khác trong môn bóng đá.

3. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên nữ vận động viên bóng đá của trường Đại học Đồng Tháp, đề nghị các HLV, các giảng viên cần quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của môn bóng đá nữ và cần có nhiều công trình nghiên cứu sâu hơn về vận động viên bóng đá nữ cũng như các môn thể thao khác trên đối tượng là nữ.

4. Trong luận văn này chỉ nghiên cứu các VĐV bóng đá nữ của trường Đại học Đồng Tháp và chỉ nghiên cứu về thể lực chuyên môn nên đối tượng và khách thể nghiên cứu còn hạn chế cần nghiên cứu sâu hơn và trên nhiều đối tượng khác nhau. Thành tích của môn bóng đá ngoài thể lực chuyên môn còn những yếu tố chưa nghiên cứu đến.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1. Đinh Phương Anh và cộng sự (2002), Lịch sử và từđiển bóng đá thế giới, NXB TDTT Hà Nội.

2. Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB Sở TDTT TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thị Cà và các cộng sự (2009), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội. 4. Dương Nghiệp Chí (2001), Một số vấn đề về đào tạo VĐV bóng đá trẻ, Thông tin khoa học TDTT, Số 5/2001.

5. Dương Nghiệp Chí – Trần Quốc Tuấn (2004), Nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bóng đá trẻ nam từ 11 – 18 tuổi, Viện khoa học TDTT.

6. Dương Nghiệp Chí ( 2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), khoa học và tuyển chọn tài năng thể thao, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.

8. Quang Dũng (2005), Bóng đá kỹ chiến thuật và phương pháp thi đấu, NXB TDTT.

9. Mạnh Dương (2005), Kỹ chiến thuật và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT.

10. Đại học Đồng Tháp, Kế hoạch huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ năm học 2010 – 2011.

11. Ma Tuyết Điền (2003), Bóng đá kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện, NXB TDTT Hà Nội.

12. Bùi Quang Hải và cộng sự (2009), Tuyển chọn tài năng thể thao, NXB TDTT Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Hùng luận văn thạc sĩ giáo dục học (2011) “Xây dựng nội dung và tiêu chuẩn tuyển chọn đội tuyển bóng đá nam sinh viên trường Đại học An Giang”.

14. Nguyễn Ngọc Hiển (2012), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ của công ty cổ phần Bóng đá Đồng Tháp năm 2012.

15. Lưu Quang Hiệp (2005), Sinh lí bộ máy vận động , NXB TDTT Hà Nội.

16. Trịnh Trung Hiếu, 1993, “Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất”, NXB TDTT Tp HCM.

17. PGS -TS Trịnh Trung Hiếu, "Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nữ trường đại học đồng tháp (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)