HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I) Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 8 (4 cột) (Trang 41 - 47)

- Mục Tiêu: Trình bày được tính chất và vai trò của hoocmôn từ đó xác định được tầm quan trọng của hệ nội tiết.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I) Mục tiêu:

I). Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hòa trong hoạt động nội tiết.

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trườ

2/. Kỹ năng :

- Phát triển kn quan sát và phân tích kênh hình. - Kn hoạt động nhóm.

3/. Thái độ:

- Giáo dục ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể.

II). Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 59.1; 59.2; 59.3.

III). Hoạt động dạy học: 1/. Ổn định lớp: 1p 2/. Kiểm tra bài cũ: 4p

- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng?

- Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy

thì?

3/. Bài mới.

* Mở bài: 1p. Trong hoạt động nội tiết có cơ chế tự điều hòa để đảm bảo lượng hoocmôn tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.

* Phát triển bài:

a). Hoạt động 1: Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết:

17p I).Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết:

- Tuyến yên tiết hoocmôn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết. - Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra.

Đó là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.

- GV yc hs: Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tuyến yên?

- Gv tổng kết lại kiến thức. YC hs rút ra kết luận về vai trò tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết?

- GV yc Hs nghiên cứu thông tin, q/s H59.1, 59.2 trình bày sự điều hòa hoạt động của : tuyến giáp, tuyến trên thận.

- Gv gọi hs lên trình bày trên tranh.

- Gv hoàn thiện kiến thức.

- Cá nhân liệt kê các tuyến: tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.  1-2 hs phát biểu, lớp nhận xét bổ sung. - Hs nghiên cứu thông tin, qs H 59.1, 59.2 thảo luận thống nhất ý kiến. Cử đại diện trả lời.  Làm việc theo yc của gv.  Nghe giảng. - Kết luận.

b). Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết:

TG Nội Dung Hoạt động dạy Hoạt động học

17p II). Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết:

Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

- GV yc hs trả lời câu hỏi:

+ Lượng đường trong máu tương đối ổn định là do đâu?

- Gv cung cấp thông tin: Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh thì nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động để đường huyết tăng.

- Gv yc hs nghiên cứu thông tin, qs H59.3 để trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm?

- Bổ sung hoạt động của phầ tủy tuyến trên thận cũng tham gia để làm tăng đường huyết.

- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào?

- Gv hoàn thiện kiến thức.

- Vận dụng kiến thức chức năng của tuyến tụy để trình bày. - Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.  Đại diện báo kết quả. - Nghe giảng.  Làm việc theo yc của gv. - Rút ra kl. - Kết luận.

IV). Kiểm tra đánh giá:4p

- Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết?

- Nêu VD và phân tích để thấy được sự phối hợp

hoạt động của các tuyến nội tiết?

V). Dặn dò:1p

- Học bài.

Ngày soạn: . . . ./. . . ./. . . . CHƯƠNG XI: SINH SẢN Ngày dạy: . . . ./. . . ./. . . . Bài 60

Tuần: 33 Tiết: 66 CƠ QUAN SINH DỤC NAM

I). Mục tiêu: 1/. Kiến thức:

- HS phải kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể.

- Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó.

- Nêu rõ đặc điểm của tinh trùng.

2/. Kỹ năng :

- Phát triển kn quan sát và phân tích kênh hình. - Kn hoạt động nhóm.

3/. Thái độ:

- Giáo dục ý thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.

II). Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 60.1. - BT bảng 60 T189.

III). Hoạt động dạy học: 1/. Ổn định lớp: 1p 2/. Kiểm tra bài cũ: 4p

- Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết?

- Nêu VD và phân tích để thấy được sự phối hợp

hoạt động của các tuyến nội tiết?

* Mở bài: 1p. Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng, đó là sinh sản duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào?

* Phát triển bài:

a). Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam:

TG Nội Dung Hoạt động dạy Hoạt động học

17p I).Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam:

- Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng.

- Mào tinh hoàn: Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo.

- Bìu: Bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh.

- Ống dẫn tinh: Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh.

- Túi tinh: Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng.

- Tuyến tiền liệt: Tiết dịch hòa với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch. - Ống đái: Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua. - Tuyến hành (tuyến Côpơ): Tiết dịch để trung hòa axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục.

- GV yc hs trả lời các câu hỏi:

+ Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? + Chức năng của từng bộ phận là gì? + Hoàn thành BT điền từ vào chỗ trống. - Yc đại diện các nhóm lên chỉ trên tranh. - GV nhận xét và giáo dục ý thức hs. - HS tự nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức. - Q/s H 60.1, thảo luận thống nhất ý kiến. Cử đại diện trả lời.  Làm việc theo yc của gv.  Nghe giảng. - Kết luận.

b). Hoạt động 2: Tinh hoàn và tinh trùng:

TG Nội Dung Hoạt động dạy Hoạt động học

17p II). Tinh hoàn và tinh trùng:

- Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ tuổi dậy thì.

- Tinh trùng nhỏ, có đuôi dài, di chuyển được.

- Tinh trùng có 2 loại: Tinh trùng X và Y.

- Tinh trùng theo ống dẫn tinh đến chứa ở túi tinh. Tinh trùng từ túi tinh được hòa với dịch từ tuyến tiền liệt tiết ra tạo thành tinh dịch và theo ống đái ra ngoài lúc phóng tinh.

- GV yc hs trả lời câu hỏi:

Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ khi nào?

Tinh trùng được sinh ra ở đâu? Và như thế nào?

Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo và hoạt động sống?

- GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.

- GV giảng thêm về quá trình giảm phân.

- GV nhấn mạnh hiện tượng xuất tinh lần đầu ở nam là dấu hiệu tuổi dậy thì.

- HS tự nghiên cứu thông tin SGK.

- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.  Đại diện báo kết quả. - Nghe giảng.  Làm việc theo yc của gv. - Rút ra kl. - Kết luận.

IV). Kiểm tra đánh giá:4p

- Thống kê số hs làm bài sau khi trao đổi và chấm bài lẫn nhau. V). Dặn dò:1p - Học bài. - Đọc trước bài 61. Ngày soạn: . . . ./. . . ./. . . .

Ngày dạy: . . . ./. . . ./. . . . Bài 61

Tuần: 34 Tiết: 67 CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

I). Mục tiêu: 1/. Kiến thức:

- HS phải kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ.

- Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó.

- Nêu rõ đặc điểm đặc biệt của trứng.

2/. Kỹ năng :

- Phát triển kn quan sát và phân tích kênh hình. - Kn hoạt động nhóm.

3/. Thái độ:

- Giáo dục ý thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.

II). Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 61.1 và 61.2. - BT bảng 61 T192.

III). Hoạt động dạy học: 1/. Ổn định lớp: 1p 2/. Kiểm tra bài cũ: 4p

- Trình bày những đặc điểm cấu tạo của tinh trùng? Mô tả đường đi của tinh trùng từ khi được sinh ra?

3/. Bài mới.

* Mở bài: 1p. Cơ quan sinh dục nữ có chức năng đặc biệt giúp mang thai và sinh con. Vậy phải có cấu tạo như thế nào để thực hiện chức năng trên?

* Phát triển bài:

a). Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ:

TG Nội Dung Hoạt động dạy Hoạt động học

17p I).Các bộ phận của cơ quan sinh dục

nữ:

- Buồng trứng: Nơi sản sinh ra trứng. - Phễu và ống dẫn trứng: Đón và đưa trứng đến tử cung.

- Tử cung: Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.

- Âm đạo: Thông với tử cung và môi trường ngoài.

- Tuyến tiền đình: Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo.

- GV yc hs trả lời các câu hỏi:

+ Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? + Chức năng của từng bộ phận là gì?

+ Hoàn thành BT điền từ vào chỗ trống.

- Yc đại diện các nhóm lên chỉ trên tranh.

- GV nhận xét và giáo dục ý thức hs giữ gìn vệ sinh cá nhân tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng.

 Hs nghiên cứu thông tin, qs H 61.1thảo luận thống nhất ý kiến. Cử đại diện trả lời.  Làm việc theo yc của gv.  Nghe giảng. - Kết luận. b). Hoạt động 2: Buồng trứng và trứng:

TG Nội Dung Hoạt động dạy Hoạt động học

17p II). Buồng trứng và trứng: - Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển được.

- Trứng có 1 loại mang X.

- Trứng sống được 2-3 ngày và nếu được thụ tinh sẽ phát triển thành thai.

- GV yc hs trả lời câu hỏi:

Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào?

Trứng được sinh ra ở đâu? Và như thế nào?

Trứng có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo và hoạt động sống?

- GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.

- GV giảng thêm về quá trình giảm phân.

- Trứng được thụ tinh và không được thụ tinh.

- Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ.

- HS tự nghiên cứu thông tin SGK.

- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.  Đại diện báo kết quả.

- Nghe giảng.  Làm việc theo yc của gv.

- Kết luận.

IV). Kiểm tra đánh giá:4p

- Thống kê số hs làm bài sau khi trao đổi và chấm bài lẫn nhau. V). Dặn dò:1p - Học bài. - Đọc trước bài 62. Ngày soạn: . . . ./. . . ./. . . .

Ngày dạy: . . . ./. . . ./. . . . Bài 62

Tuần: 34 Tiết: 68 THỤ TINH, THỤ THAI

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 8 (4 cột) (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w