Tình hình chung về phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững tỉnh đồng tháp – hiện trạng và định hướng (Trang 38 - 41)

Thế giới có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam,đồng thời cũng tác động trực tiếp đến ngành du lịch.

Bối cảnh trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đan xen nhau đòi hỏi ngành du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chếđể vượt lên khó khăn, trở ngại.

Tình hình phát triển du lịch Việt Nam:

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng (5 triệu lượt khách năm 2012); tỷ trọng khách du lịch thuần túy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng nhanh chóng (trên 28 triệu lượt năm 2010); khách du lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.

Thu nhập du lịch ngày càng cao (96.000 tỷđồng năm 2010), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch chưa cân xứng, thể hiện hiệu quả kinh tế doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp 95,25% GDP năm 2009).

Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và thiếu đồng bộ, liên hoàn nên hiệu quả tổng thể không cao.

Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợđầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mởđường cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch và liê quan vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.

Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30.000 – 40.000 việc làm trực tiếp). Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng đươc nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sơ đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa

cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị giá tăng cao chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.

Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụđộng; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu. Một sốđịa danh du lịch được quốc tế biết đến như Hạ Long, Sa Pa, Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, … nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm nét.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành, liên vùng. Công tác quy hoạch phát triển du lịch cả nước đã đi vào thực tiễn, hầu hết các địa phương đã có huy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong nuốn.

Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủđộng liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến.

Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn.

Tuy nhiên do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

Nắm bắt xu thế phát triển chung của thời đại, tranh thủ những cơ hội và phát huy những nguồn lực, vấn đề phát triển du lịch bền vững trở thành một vấn đề cấp bách và bài học rút ra để xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, phân cấp mạnh và liên kết về quản lí là phương châm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững tỉnh đồng tháp – hiện trạng và định hướng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)