Mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững tỉnh đồng tháp – hiện trạng và định hướng (Trang 41 - 44)

Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang

Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt được những kết quả rất quan trọng.

Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ sau: Dịch vụđò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tếđịa phương.

Phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng

Với lượng lớn du khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.

Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hướng hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn

tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

Phát triển du lịch bền vững ở thành phốĐà Nẵng

Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kết hợp với khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững “là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sựđóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”, mô hình phù hợp nhất để phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng một cách bền vững là sự phối kết chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư đặt dưới sự kiểm soát thông qua các thể chế “xanh và bền vững”.

Trong mô hình này, khách du lịch đứng ở vị trí trung tâm, là đối tượng hướng tới của tất cả các tác nhân khác trong chuỗi giá trị du lịch. Việc làm cho đối tượng (khách du lịch) thỏa mãn tại điểm đến cũng như ý định quay trở lại là mục tiêu tối thượng của cả chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng. Những loại hình du lịch được chọn lựa trong mô hình dựa vào tính khả thi cũng như điều kiện đáp ứng của địa phương cộng với việc sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý của các loại hình này.

Phát triển du lịch bền vững tại Cù lao Chàm (Quảng Nam)

Quảng Nam là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, không chỉ sở hữu 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận - Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ

Sơn, mà còn có một Khu dự trữ sinh quyển thế giới là Cù Lao Chàm. Với đặc thù riêng của mình, Cù lao Chàm được định hướng khai thác du lịch song song với việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và nâng cao đời sống của người dân trên đảo.

Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, gồm 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Nơi đây không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá của những di tích khảo cổ liên quan đến quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3000 năm mà còn có dấu vết của quá trình giao lưu, buôn bán với các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ cách đây 1000 năm; đặc biệt là việc phát triển hệ thống đá xếp của cư dân Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, … Tại Cù lao Chàm còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa Hải Tạng, giếng làng, lăng Ông, miếu Bà, miếu tổ nghề yến cũng như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hang Bà, hang Tò vò, hòn Bao gạo, suối Tình, suối Mơ, …

Với đặc thù là khu dự trữ sinh quyển, các cơ quan chức năng ở Hội An và Quảng Nam xác định bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu hàng đầu ở Cù Lao Chàm. Hai đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là các rạn san hô và loài cua đá đặc hữu của vùng. Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh thái đáy, nước biển và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là hướng đi chính để Cù lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh học. Các hình thức du lịch được khai thác tại Cù lao Chàm hiện nay chủ yếu là ngắm san hô trên những con tàu đáy kính hoặc khám phá theo hình thức lặn biển, cắm lều trại và mô hình homestay (du lịch tại nhà). Với hình thức homestay, khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống dân dã với những sinh hoạt văn hoá và phương thức đánh bắt trên biển truyền thống của dân địa phương, ...

Ngoài ra, cách bảo tồn thiên nhiên và khai thác du lịch của Cù lao Chàm cũng có nhiều ưu điểm. Khách du lịch đến với Cù lao Chàm có thể thưởng thức rau

sạch được trồng ngay tại đảo và tham quan nghề nấu mắm truyền thống. Người dân phơi cá, phơi mực, mùa nào thức ấy để phục vụ du lịch và cuộc sống thường nhật. Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện rất nghiêm ngặt. Không có túi nilông ở trên đảo, không có tình trạng trẻ em bán hàng rong, quà bánh cho khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững tỉnh đồng tháp – hiện trạng và định hướng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)