2.2.3.1. Thực trạng
Hiện nay do hệ thống báo cáo thống kê trong ngành chưa hoàn chỉnh và thống nhất nên các số liệu thống kê ngành nói chung và lao động ngành nói riêng còn chưa đầy đủ. Các số liệu thống kê phần lớn mới chỉ thống kê trong phạm vi các doanh nghiệp do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lí theo phân cấp, nên còn thấp hơn so với thực tế.
Những năm trước đây, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức hoat động trong ngành du lịch mang tính chấp vá cho sử dụng lao động từ nhiều ngành nghề khác nhau lại chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong 03 năm gần đây được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Tổng cục Du lịch từ Chương trình hành động quốc gia nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ trong ngành có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới ngày càng cao theo hướng từng bước tiêu chuẩn hóa thì nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng theo yêu cầu phát triển của ngành.
Bảng 2.3. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoan 2000 – 2011. Đơn vị tính: Người Năm Tổng số lao động ngành du lịch Trình độ đại học, trên đại học Trình độ cao đẳng, trung cấp Trình độ sơ cấp Trình độ khác( qua đào tạo tại chổ hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn) 2000 221 29 17 22 2001 255 29 23 58 2002 241 30 19 74 2003 278 33 21 75 2004 271 22 29 65 2005 318 27 33 114 76 2006 308 25 59 94 92 2007 344 20 46 63 51 2008 365 20 53 17 133 2009 413 31 15 134 71 2010 556 24 37 97 2011 618 40 14 115 182
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn lao động trực tiếp phục vụ du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2011
Trong bảng trên, lao động trong ngành du lịch hiện nay khoảng 618 người, đã tăng lên khá nhiều so với các năm trước, tuy nhiên con số này là rất khiêm tốn. Trong tổng số lao động, những người có trình độđại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 6,17%, trong đó tốt nghiệp đại học kinh tế du lịch chỉ khoảng 25 – 30% còn lại là tốt nghiệp từ các ngành khác như ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, luật, … Đáng kể nhất vẫn là số lao động chưa qua đào tạo được chuyển từ các ngành nghề khác sang, chiếm đến 43,20%, còn số lao động chỉđược đào tạo ngắn hạn chiếm 29,45%. Điều này cho thấy, lao động trực tiếp phục vụ cho ngành du lịch có tăng lên nhưng số lao động đã được đào tạo thì còn rất hạn chế. Trong thời gian qua Đồng Tháp đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch qua các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng. Hiện nay, Đồng Tháp đã có kế hoạch tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực dài hạn cho ngành giai đoạn bằng nguồn ngân sách của tỉnh nhằm nâng cao trình độ, năng lực cán bộ cho ngành.
Ngoài ra, trong hoạt động của ngành du lịch do có đặc thù là mang tính thời vụ nên đã làm xuất hiện thêm một lực lượng lao động du lịch mang tính thời vụ, như hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, phục vụ các dịch vụ cho du khách, … Các hoạt động này xuất hiện một cách tự phát và mất đi khi các hoạt động du lịch kết thúc, như hội chợ, lễ hội, cúng đình, viếng thăm, … Lực lượng này chủ yếu là các nông dân nhàn rỗi tìm thêm thu nhập, tiểu thương, … Chính vì vậy, trình độ của lực lượng này còn rất hạn chế.
2.2.3.2. Chất lượng lao động du lịch
Qua điều tra thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp cho thấy: tỉ lệ cán bộ và nhân viên phục vụ đã qua đào tạo (bao gồm cả đào tạo ngắn hạn) chuyên ngành du lịch rất thấp chiếm khoảng 56,8% so với số lao động hiện có. Phần lớn lao động trong ngành du lịch từ các ngành nghề khác chuyển sang, chưa được đào tạo cơ bản về du lịch, từng bộ phận chưa được đào tạo đúng theo yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn; đặc biệt là trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu và ngoại ngữ phục vụ trong giao tiếp với khách nước ngoài. Công tác
đào tạo phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được quan tâm, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. (chiếm tỷ lệ 90%).
Sản phẩm du lịch có chất lượng, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào con người với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ. Điều đó chứng tỏ rằng, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng và cẩn thiết cho trước mắt và lâu dài.
Chất lượng lao động trong ngành du lịch Đồng Tháp hiện nay vẫn chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ phát triển du lịch của ngành, là rào cản không nhỏ tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và tốc độ phát triển của ngành.
2.2.3.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Hiện nay, Tỉnh cũng như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rất quan tâm và có nhiều chương trình nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch, như năm 2004 và 2005 được Tổng cục Du lịch hỗ trợ kinh phí đào tạo từ chương trình hành động quốc gia về du lịch, Sở đã phối hợp với Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản trị Nhà hàng Khách sạn cho 40 học viên thuộc các nhà hàng, khách sạn, nhà trọ trên địa bàn tỉnh.
Năm 2006 Sở tiếp tục phối hợp với trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu mở 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: lớp Lễ tân với 53 học viên, lớp kỹ thuật phục vụ bàn 39 học viên.