Biên chế Ban QLDA hiện có 30 người.
- Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về mọi hoạt động của đơn vị.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc phân công; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Khi Giám đốc đi vắng, 01 Phó Giám đốc được ủy quyền điều hành hoạt động của đơn vị.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Tài chính (07 người), Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật (12 người) và Phòng Hành chính - Tổng hợp (08 người). Biên chế, số lượng cán bộ làm việc của Ban quản lý Dự án được giao trên cơ sở vị trí làm việc, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, do Giám đốc Ban Quản lý Dự án quyết định.
* Phòng Tài chính:
- Tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý Dự án về công tác kế toán, tổ chức lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các dự án; Lập kế hoạch mua sắm của các dự án trình cấp trên xem xét phê duyệt.
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Ban QLDA
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp - Tổ chức, quản lý chặt chẽ công tác tài chính kế toán, chịu trách nhiệm hạch toán và báo cáo theo các quy định về tài chính của Việt Nam và nhà tài trợ; lập báo cáo thanh quyết toán và các giao dịch kế toán phát sinh của dự án theo thẩm quyền được giao.
- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế về mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản tuân thủ theo các quy định Nhà nước hiện hành có liên quan, theo quy định của nhà tài trợ và theo các quy định riêng của Dự án.
- Lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp với kế hoạch thực hiện dự án; soạn thảo các báo cáo kết quả sử dụng vốn đầu tư định kỳ vào cuối tháng, cuối quý và cuối năm; soạn thảo các báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định của Việt Nam và báo cáo thống kê theo quy định của tổng cục thống kê; phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác xây dựng dự toán cho các hạng mục của dự án.
- Tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý Dự án về các thủ tục lựa chọn nhà thầu như tham chiếu nhiệm vụ, hồ sơ mời thầu, báo cáo đánh giá xét thầu, thủ tục phê duyệt, hợp đồng và ký kết hợp đồng ... theo đúng quy định của pháp luật và nhà tài trợ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban quản lý Dự án giao.
Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Tài chính Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 1 GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC
* Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:
- Tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý Dự án về lập kế hoạch đấu thầu, mua sắm của các dự án trình cấp trên xem xét phê duyệt và các thủ tục lựa chọn nhà thầu như tham chiếu nhiệm vụ, hồ sơ mời thầu, báo cáo đánh giá xét thầu, các thủ tục phê duyệt, đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Phụ trách kỹ thuật dự án, tham mưu cho ban lãnh đạo Ban quản lý Dự án thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, theo dõi về mặt kỹ thuật, chất lượng công trình, chất lượng nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, vật tư và thi công xây lắp.
- Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc các tư vấn kỹ thuật, nhà thầu thực hiện các công việc theo đúng tiến độ dự án.
- Quản lý các hợp đồng, giám sát các hoạt động của nhà thầu, theo dõi, kiểm tra, giám sát nghiệm thu khối lượng và chất lượng công tác xây lắp và các hợp đồng kinh tế, đánh giá công trình để lập thủ tục thanh toán cho các tổ chức nhận thầu theo các Hợp đồng đã ký kết.
- Đôn đốc, kiểm tra, thực hiện các thủ tục đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng và khai thác tài nguyên; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, môi trường và chịu trách nhiệm về an toàn công trình để có biện pháp kịp thời ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra.
- Tham gia cùng với các tư vấn đề xuất các giải pháp thiết kế phù hợp với yêu cầu của Dự án và giúp tư vấn liên hệ với các đơn vị khác nhằm phục vụ công tác thiết kế thi công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban quản lý Dự án giao.
* Phòng Hành chính - Tổng hợp:
- Tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý Dự án về công tác tổ chức nhân sự và hành chính của Dự án; quản lý chặt chẽ công tác hành chính bao gồm cả công tác tăng cường thể chế, đào tạo đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Việt Nam, nhà tài trợ và theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban quản lý Dự án giao.
TP Đồng Hới
Trong thời gian vừa qua được sự tín nhiệm của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình, Ban QLDA Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới đã được giao thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng với giá trị nhiều tỷ đồng, nhiều loại hình khác nhau như công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật...
Bảng 2.1: Thống kê về dự án tại Ban quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016 - 2019
STT Tên dự án Số gói thầu Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Thời gian thực hiện – hoàn thành 1 Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án thành phố Đồng Hới
29 1.349,2 2016-2022
2
Dự án phát triển môi trường hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới
14 899,2 2016-2022
(Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình)
Từ năm 2016 tới 2019, Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới thực hiện triển khai hai dự án trên địa bàn với tổng mức đầu tư lên tới hơn 2.200 tỷ đồng. Cụ thể:
Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Thành phố Đồng Hới vay vốn Ngân hàng Thế giới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 06/4/2016; Ngày 22/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1078/TTg-QHQT phê duyệt Khung chính sách tái định cư của dự án vay vốn WB. Hiện nay, Quốc hội đã phê duyệt nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 cho Dự án với giá trị ban đầu là 350 tỷ đồng. Dự án sẽ triển khai thi công trong tháng 12 năm 2018. Mục tiêu của dự án: Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng giảm thiểu ngập lụt, tạo cảnh quan môi trường đô
thị, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, sức khoẻ, chất lượng cuộc sống cho nhân dân của thành phố. Nâng cao vai trò của người dân thông qua việc phát triển cộng đồng, cung cấp các dịch vụ vệ sinh môi trường thành phố; Cải thiện môi trường sống, môi trường đầu tư của thành phố, mang lại sự tác động tích cực đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội TP Đồng Hới và của tỉnh Quảng Bình. Dự án gồm có 04 hợp phần:
+ Hợp phần 1: Mở rộng hạ tầng vệ sinh: Xây dựng 9,82 km cống thoát nước mưa, 14,07 km cống và 05 trạm bơm thu gom nước thải; 41,1 km hệ thống R3; kè và nạo vét sông Cầu Rào, Xây dựng cầu Cống Mười; cải tạo và cung cấp thiết bị để nâng công suất nhà máy Xử lý nước thải Đức Ninh từ 7.600 m3/ngđ lên 14.800 m3/ngày đêm; cung cấp 05 xe ép rác, 500 thùng rác và 500 xe đẩy tay, xây dựng 11 nhà vệ sinh trường học và 6 nhà vệ sinh công cộng để cải thiện vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho các cháu học sinh và cộng đồng.
+ Hợp phần 2: Cải thiện kết nối đô thị: Xây dựng tuyến đường từ cầu Nhật Lệ II đến đường Tránh Thành phố Đồng Hới dài 1,44 km trong đó có 02 cầu: Lệ Kỳ dài 211,85m và cầu Tây dài 30,9 m tạo lưu thông cho Cầu Nhật Lệ II sau khi hoàn thành; tạo quỹ đất và cảnh quan đô thị, tăng nguồn thu thông qua việc phát triển quỹ đất và cho thuê hạ tầng hai bên tuyến đường.
+ Hợp phần 3: Đền bù và giải phóng mặt bằng: Diện tích thu hồi đất là 141.655,2 m2. Đền phường Đức Ninh, 19 hộ phường Đồng Phú và 23 hộ phường Bắc Lý; rà phá bom mìn đảm bảo an toàn thi công các hạng mục công trình của dự án.
+ Hợp phần 4: Hỗ trợ thực hiện và cải cách thể chế: Bao gồm chi phí Ban QLDA và tư vấn hỗ trợ Ban QLDA thực hiện dự án; tăng cường thể chế cho Ban QLDA, các Sở ban ngành và đơn vị quản lý sử dụng...
Dự án phát triển môi trường hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới (2017-2022) với mục tiêu cụ thể như sau: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường đô thị và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra. Góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Giải quyết vấn đề an sinh xã hội, cải thiện điều kiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
thành phố. Nâng cao nhận thức cộng đồng đối với biến đổi khí hậu. Dự án cũng gồm 5 hợp phần:
- Hợp phần 1: Cải thiện quản lý nước thải cho khu vực trung tâm thành phố. - Hợp phần 2: Cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho Bảo Ninh. - Hợp phần 3: Quản lý lũ lụt và cơ sở hạ tầng khác.
- Hợp phần 4: Tái định cư và giải phóng mặt bằng. - Hợp phần 5: Quản lý dự án và tăng cường năng lực.
2.2 Phân tích công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới
2.2.1 Giai đoạn lập dự án và phê duyệt dự án
Công tác khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư cơ bản tuân thủ theo trình tự được quy định của Chính phủ. Công tác này được UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện việc khảo sát, lập dự án. Do đó, tiêu chí “Công tác khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư” nhận được mức điểm đánh giá cao nhất với 4,18 điểm – mức điểm tốt. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án cho từng giai đoạn. Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới chỉ tổ chức tiếp nhận triển khai các dự án cụ thể theo phân cấp ủy quyền của UBND tỉnh Quảng Bình. Sau khi tiếp nhận dự án cụ thể, Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới sẽ triển khai từng phân hệ của dự án, mỗi phân hệ lại được chia thành các gói thầu để thực hiện.
Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm lập hồ sơ xin giới thiệu địa điểm (xin thông tin quy hoạch) trình phê duyệt của Sở xây dựng (đối với dự án có thu hồi đất). Sau khi có phê duyệt về địa điểm phù hợp quy hoạch thì Ban quản lý dự án sẽ tiến hành kiểm tra hiện trạng (đo đạc, trực tiếp điều tra khảo sát hiện trạng mặt bằng khu vực dự kiến thực hiện dự án), sơ bộ xác định quy mô xây dựng từng gói của dự án. Trong trường hợp dự án lớn Ban quản lý có thể sẽ thuê đơn vị tư vấn hỗ trợ. Từ đó Ban quản lý dự án trình phê duyệt kế hoạch bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, tức là xem xét liệu nguồn vốn ngân sách có thể bố trí vốn (đề ra trong đề cương bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư) cho công tác chuẩn bị đầu tư hay không.
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về công tác lập và phê duyệt dự án đầu tư
Tiêu chí 1 2 3 4 5 TB
Công tác khảo sát, lập, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư 0 0 4 15 9 4,18
Ban quản lý dự án đã cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cho nhà thầu tư vấn
lập dự án 0 0 8 12 8 4,00
Công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo tính
khách quan, chất lượng tốt 0 0 18 10 0 3,36
CBQL dự án kiểm soát tốt chất lượng
lập dự án 0 5 19 4 0 2,96
Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2020 Nhìn chung, thời gian qua, hầu hết các gói thầu của các dự án đầu tư xây dựng công trình của BQL dự án đều thuê đơn vị tư vấn thiết kế sơ bộ dự án. Trong giai đoạn này, các Ban quản lý dự án đã cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cho nhà thầu tư vấn lập dự án. Do đó, tiêu chí “Ban quản lý dự án đã cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cho nhà thầu tư vấn lập dự án” cũng nhận được mức điểm đánh giá tốt với 4,00 điểm.
Việc lựa chọn Nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế cơ sở rất quan trọng. Bên cạnh đó bản dự án, thiết kế cơ sở có lập chính xác thì mới có thể thực hiện được và đạt được các mục tiêu của dự án. Hiện nay, các gói thầu lựa chọn tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư có giá trị dưới 500 triệu đồng sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu; các gói thầu tư vấn có giá trị trên 500 triệu đồng thì sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Thông thường nhà thầu được lựa chọn là những nhà thầu tư vấn thiết kế đã từng tham gia tư vấn thiết kế, lập dự án cho các gói thầu trước đó. Do vậy, những nhà thầu này lại là những nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế quen thuộc. Việc lựa chọn nhà thầu quen thuộc bên cạnh lợi thế đây là những nhà thầu nắm rõ địa bàn tỉnh cũng như các trình tự thủ tục khi tiến hành các dự án tại đây thì cũng dẫn đến tình trạng một vài nhà thầu thường xuyên thực hiện nhiều dự án khác nhau, sẽ rất khó để kiểm tra so sánh và dễ bỏ qua nhiều nhà thầu mới, có năng lực mà lại sẵn sàng thực hiện
với giá thấp hơn. Bên cạnh đó các dự án khác nhau đòi hỏi cần xem xét lựa chọn nhà thầu phù hợp chứ không thể chỉ dựa vào tiêu chí nhà thầu đã từng thực hiện các dự án trước đây. Việc lựa chọn nhà thầu dựa trên ý kiến của lãnh đạo các Ban nên sẽ không tránh khỏi ý kiến chủ quan. Chính vì vậy tiêu chí “Công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo tính khách quan, chất lượng tốt” chỉ nhận mức điểm đánh giá khá ở mức 3,36 điểm. Thực tế thời gian qua với các gói thầu tư vấn, khảo sát thiết kế dự án, số lượng các nhà thầu tham gia dự thầu thường không nhiều.
Đvt: gói thầu
Hình 2.2: Số gói thầu của dự án đầu tư xây dựng công trình thuê đơn vị tư vấn thiết kế tư vấn
Nguồn: Báo cáo Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới