Kĩ năng xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phục vụ công tác đánh giá tin tức trên một số trang mạng xã hội trong phạm vi tỉnh ninh bình (Trang 30 - 31)

- Tập hợp và hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực. - Phân tích và kiểm tra độ chính xác tính hợp lý của các thông tin.

+Xác định độ tin cậy của các nguồn tin.

+ Chọn ra những thông tin đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, chỉnh sửa lại cho phù hợp nhất.

- Thông tin trong quá trình quản lý phải bảo đảm các yêu cầu;

+ Thông tin phải đúng. Nghĩa là phải trung thực và khách quan.

+ Thông tin phải đủ. Phản ánh tương đối trung thực về đối tượng đang được xem xét. Không dư thừa, không lãng phí.

+ Thông tin phải kịp thời. Phải được thu thập, phản ánh đúng lúc để kịp phân tích, phán đoán, xử lý.

Kỹ năng xử lý thông tin tức thời

Trong nhiều thông tin thu nhận được. Trong một số trường hợp, trước những thông tin vừa thu nhập được, cán bộ, công chức phải đưa ra những những quyết định và biện pháp giải quyết cụ thể, ngay tại thời điểm tiếp nhận thông tin mà không có thời gian để nghiên cứu, xử lý. Đối với trường hợp này, việc xử lý thông tin cần phải được thực hiện chủ động, tích cực để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Cung cấp thông tin đến lãnh đạo

Thông tin đã được xử lý cần phải được kịp thời cung cấp đến cho lãnh đạo. Bằng những hình ảnh được sao chép và tổng hợp thành văn bản, file tổng hợp. Cần thực hiện nghiêm túc một số nghiệp vụ sau:

+ Tìm hiểu chính xác yêu cầu về thông tin cần cung cấp: yêu cầu thông tin về vấn đề gì? phạm vi thông tin; thời gian cung cấp thông tin; hình thức cung cấp thông tin (báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản);

+ Xác định các thông tin cần cung cấp: khi cung cấp thông tin cho lãnh đạo, cần xác định thông tin chính. Phải chú ý đến tính đầy đủ của thông tin, nhận diện được bản chất của sự việc và đưa ra quyết định đúng đắn;

Quá trình xử lý thông tin phải nắm được hạt nhân của thông tin. Vì vậy, để xử lý thông tin hiệu quả cần loại bỏ những yếu tố bình luận, nhận xét, những yếu tố mang tính dư luận xã hội dư thừa để xác định đúng nội dung cốt lõi, yếu tố khác quan trong thông tin được cung cấp.

Tóm lại việc xử lý thông tin xấu độc

- Thu thập thông tin xấu độc (qua rà soát, tin báo, đơn trình báo)

- Xác minh đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật. Việc xử lý không nhất thiết áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đối với các đối tượng là công chức, viên chức đang công tác có thể phối hợp với cơ quan quản lý đối tượng để giáo dục, thuyết phục.

- Trong trường hợp không đủ căn cứ xác định đối tượng vi phạm, đề nghị chuyển hồ sơ, tài liệu về Cục PTTH& TTĐT để thực hiện yêu cầu Facebook, You Tube tháo gỡ (đối với vụ việc tự phát hiện) hoặc hướng dẫn người khiếu nại tố cáo thực hiện chức năng “báo xấu” để gỡ bỏ.

4.5.3 Những khó khăn trong quá trình thu thập và xử lý thông tin Tình trạng quá tải hoặc nhiều thông tin bình luận

Quá trình thu thập thông tin luôn quá tải thông tin hoặc nhiều thông tin bình luận dẫn đến việc khó khăn trong lựa chọn những thông tin phản ánh đầy đủ, toàn diện nhất về bản chất sự việc, dẫn đến phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn để thu thập. Do có rất nhiều thông tin bình luận, có thể không phản ánh hết được bản chất của đối tượng, dẫn đến có thể nhận thức sai lệch tin không đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phục vụ công tác đánh giá tin tức trên một số trang mạng xã hội trong phạm vi tỉnh ninh bình (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)