Nhu cầu nghiệp vụ quản lý, nội dung thông tin trang mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phục vụ công tác đánh giá tin tức trên một số trang mạng xã hội trong phạm vi tỉnh ninh bình (Trang 36)

Hiện nay, việc theo dõi, kiểm soát nội dung các trang mạng xã hội Facebook và 1959 trang Thông tin điện tử có chủ sở hữu là người Ninh Bình tại Sở thông tin và truyền thông tỉnh Ninh Bình và các Sở thông tin và truyền thông khác đều chủ yếu thực hiện bằng hình thức thủ công. Qua thời gian theo dõi một số vi phạm thường gặp và kết quả xử lý trong thời gian gần đây, tình trạng phát tán thông tin xấu độc diễn ra khá phổ biến nhưng tập trung ở các trang Thông tin điện tử có tên miền quốc tế và các mạng xã hội do nước ngoài cung cấp xuyên biên giới là Facebook và YouTube. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm của Thanh tra Bộ và các Sở Thông tin và Truyền thông mặc dù đã được đẩy mạnh nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế. Việc xử lý thông tin xấu độc chủ yếu vẫn chỉ diễn ra ở các tỉnh, thành phố, tỷ lệ chưa cao. Các hành vi vi phạm chủ yếu là: cung cấp thông tin sai sự thật; Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức cá nhân khác; thu thập, xử lý và sử dụng thông tin tố chức cá nhân khác mà không được sự đồng ý. Quảng cáo sản phẩm cấm quảng cáo và quảng cáo có điều kiện không đúng quy định; Lưu trữ, truyền đưa thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân khác; sử dụng tên miền

quốc tế không thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Bộ thông tin và truyền thông đã tiến hành ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ, thông tin vi phạm.

Trên cơ sở đó và xuất phát từ nhu cầu nghiệp vụ thực tế, đề tài nghiên cứu của luận văn đặt ra là: “Nghiên cứu giải pháp phục vụ công tác đánh giá tin tức trên một số trang mạng xã hội trong phạm vi tỉnh Ninh Bình” là điều cần thiết.

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ TRANG MẠNG XÃ HỘI VÀ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NINH BÌNH

2.1 Khái quát về kiến trúc chung của các trang mạng xã hội

Kiến trúc cơ bản của một mạng xã hội

Để có một cái nhìn tổng thể về mạng xã hội, ta hãy xem xét kiến trúc của mạng xã hội ở ba khía cạnh, đó là: kiến trúc truyền thông, kiến trúc phần mềm ứng dụng và kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của nhà cung cấp dịch vụ.

Đối với kiến trúc truyền thông thì mạng xã hội được xem như là một mạng liên kết các cá nhân và các cộng đồng với nhau. Kiến trúc mạng xã hội sẽ là một đồ thị với các đỉnh là các thành viên và các cạnh thể hiện mối liên kết giữa các thành viên đó với nhau. Nghiên cứu về cấu trúc này sẽ cho ta biết mối liên hệ giữa các thành viên với nhau tuân theo quy luật nào, hiểu được xu thế giãn nở và kích thước của mạng. Từ đó có thể xây dựng được các thuật toán cho việc tìm kiếm những người quen biết nhau trong một cộng đồng, tìm kiếm các nguồn tài nguyên phát sinh trên mạng, xác định giá trị các mối liên hệ theo thời gian và theo các mối liên hệ khác. Với kiến trúc mạng xã hội là các mô đun phần mềm liên kết với nhau, ta sẽ xác định được đâu là các thành phần chính tạo nên mạng xã hội và chúng liên kết với nhau như thế nào. Kiến trúc này sẽ giúp cho chúng ta thiết kế, xây dựng được một trang mạng xã hội đáp ứng được mục tiêu đưa ra. Kiến trúc hạ tầng CNTT của nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho ta một cái nhìn tổng thể về việc triển khai hệ thống, đưa dịch vụ mạng xã hội vào khai thác và sử dụng. Sau đây, ta sẽ xem xét từng kiến trúc để hiểu rõ thêm về các nội dung đã đưa ra.

Kiến trúc truyền thông của mạng xã hội

- Kiến trúc ứng dụng

Mạng xã hội ảo là một sự mô phỏng sự trao đổi và chia sẻ thông tin của con người trong thế giới thực. Để nghiên cứu về kiến trúc các phần mềm ứng dụng của

mạng xã hội, ta hãy xem xét kiến trúc phân lớp các ứng dụng và kiến trúc các mô đun chức năng của hệ thống.

- Kiến trúc phân lớp ứng dụng

Hình 2.1 Kiến trúc phân lớp ứng dụng

Trên hình 2.1 mô tả kiến trúc phân lớp ứng dụng của mạng xã hội. Phần trung tâm biểu diễn sự trao đổi và tương tác thông tin giữa những thành viên đã đăng ký trong hệ thống. Lớp thứ hai là sự trừu tượng hóa các mối liên hệ sử dụng mô hình mạng xã hội động. Lớp thứ ba là các thành phần thiết yếu của mạng xã hội như công cụ quản lý, biên tập hồ sơ cá nhân, các tiện ích trao đổi thông tin và các công cụ tìm kiếm thành viên. Lớp ngoài cùng là các ứng dụng chia sẻ nội dung như Blog, Video, canhạc. Các tiện ích và phần mềm được thiết kế theo dạng mô đun, do đó nó có thể thêm vào hay loại ra khỏi hệ thống mà không gây ảnh hưởng đến các mô đun khác, ngoại trừ nó có sự tương tác với các mô đun khác.

- Kiến trúc mạng xã hội với các mô đun chức năng

Hình 2.2 Kiến trúc các mô đun chức năng của mạng xã hội

Hình 2.2 mô tả các mô đun chức năng chính của mạng xã hội. Các mô đun đặt trong các hộp chữ nhật là các mô đun được thiết kế chủ yếu đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Còn các mô đun đặt trong hình ô van thể hiện chức năng tương tác giữa những người dùng, do đó nó yêu cầu cần phải có các thao tác đọc/viết dữ liệu lên cơ sở dữ liệu. Các mô đun trong hình thoi là các mô đun phụ trợ làm nhiệm vụ tăng cường hiệu suất cho các mô đun chính. Phần kiểm tra các hoạt động, đặc biệt được sử dụng cho việc hồi đáp các cập nhật lại về mối liên hệ thực giữa các thành viên. Các mô đun màu xanh và vàng là các thành phần của kiến trúc, còn các mô đun màu xám là các thành phần tiện ích thiết yếu của hệ thống hoặc hỗ trợ cho các ứng dụng mở rộng.

Kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin của nhà cung cấp dịch vụ

Hình 2.3 Kiến trúc của những trang mạng xã hội nhỏ

Kiến trúc của những trang mạng xã hội nhỏ được biểu diễn trong hình 2.3. Nó bao gồm một máy chủ web và một máy chủ cơ sở dữ liệu. Máy chủ Web bao gồm mã nguồn viết bằng ngôn ngữ máy chủ (script code) và một công cụ thực thi mã nguồn(script engine) để chạy các lệnh mã nguồn, ngoài ra còn một hệ thống tập tin để lưu trữ các nội dung tĩnh, chẳng hạn như các tài liệu HTML và hình ảnh. Mã nguồn được viết bằng ngôn ngữ máy chủ sẽ tạo ra các trang HTML động từ các dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Máy chủ cơ sở dữ liệu gồm máy chủ cơ sở dữ liệu chính (bắt buộc) và máy chủ cơ sở dữ liệu sao lưu (có thể có hoặc không). Đối với các yêu cầu về hiệu suất, khả năng mở rộng, và sự sẵn sàng thì số lượng máy chủ Web và máy chủ cơ sở dữ liệu có thể tăng lên.

- Kiến trúc của các trang mạng xã hội lớn

Hình 2.4 Kiến trúc của những trang mạng xã hội lớn

Tại hình 2.4 cho thấy kiến trúc của các trang web lớn, chẳng hạn như YouTube,, Facebook, ... Nó chính là kiến trúc dành cho các trang mạng xã hội nhỏ nhưng được

bổ sung thêm các thành phần cân bằng tải, máy chủ ứng dụng, máy chủ dùng cho hệ thống nhớ để đáp ứng được các yêu cầu về hiệu suất, khả năng mở rộng và sự sẵn sàng khi phục vụ số lượng người dùng lớn.

Mạng xã hội là gì

Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Có tên gọi khác như "cộng đồng ảo" , "cộng đồng mạng" là nơi mọi người có thể làm quen, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với nhau.

Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Lợi ích của mạng xã hội

- Làm quen, kết bạn, giao lưu khắp mọi miền đất nước.

- Chia sẻ khoảng khắc, địa điểm đến mọi người dùng và bạn bè. - Trao đổi tài liệu, thông tin đến những người quen ở xa.

- Tính cộng đồng phổ biến cao và được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Các mạng xã hội phổ biến hiện nay

Facebook (https://www.facebook.com/) - Mạng xã hội được nhiều người dùng nhất hiện nay trên toàn thế giới, điểm dừng cho mỗi người có thể tạo cho mình một trang cá nhân riêng, chia sẻ những hình ảnh, khoảng khắc và những tin nổi bật, người dùng có thể bình luận, chia sẻ lại. Facebook cung cấp cho người dùng những tính năng thú vị về bảo mật và các trò chơi thú vị.

Ảnh minh họa

Twitter (https://twitter.com/) - Dịch vụ cho phép người dùng đăng những bài viết (bài tweet) với tối đa 140 kí tự từ điện thoại hoặc máy tính, bạn có thể đăng bài hoặc tweet lại (retweet) bài của người dùng khác, có thể thả tim hoặc bình luận trên bài viết đó.

Instagram (https://www.instagram.com/) - Mạng xã hội phổ biến trên Android, iOS cho phép chia sẻ hỉnh ảnh có tại mọi nơi trên thế giới.

Tumblr (https://www.tumblr.com/) - Nền tảng blog cho phép bạn đăng bài, chia sẻ hoặc có thể thích các bài viết từ người dùng khác. Tumblr được lai giữa Facebook hay Twitter và nền tảng blog, có lượng người dùng khá "trẻ", bạn chỉ cần trên 13 tuổi là có thể đăng kí tạo cho mình một blog riêng.

Zalo (https://chat.zalo.me/) - Dịch vụ được dùng khá nhiều tại Việt Nam, tuy nhiên bạn chỉ có thể trò chuyện với bạn bè trên giao diện web, với các bài đăng thì bạn chỉ có thể xem trên giao diện điện thoại, bạn có thể thả tim hoặc bình luận trên bài viết của người dùng khác nhưng không thể chia sẻ lại bài viết đó, ngoài ra các bình luận trên bài viết tại Zalo chỉ bạn bè có trong danh sách bạn bè (friends list) mới có thể xem được.

Lotus (https://lotus.vn/) - Mạng xã hội đang được thành lập và phát triển do chính người Việt Nam xây dựng lên, với các chức năng như đăng bài, chia sẻ bài, thích bài viết, đánh giá bài viết và bạn có thể bình luận bài viết. Mỗi thao tác bạn tương tác trên Lotus có thể được tích lũy điểm và chuyển thành các Voucher, quà tặng có giá trị thực.

Trên đâu là các mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Đặc điểm cơ bản của mạng xã hội bao gồm 2 đặc điểm cơ bản

- Có sự tham gia trực tuyến của các cá nhân …

- Có các trang web mở, người chơi tự xây dựng nội dung trong đó và các thành viên trong nhóm đấy sẽ biết được các thông tin mà người dùng viết. Tiêu biểu được sử dụng ở nước ta là: facebook, zalo, viber, tango, clip.vn,… Việc sử dụng mạng xã hội cũng có cái tốt nhưng cũng có nhiều cái bất cập. Cái tốt mà nó đem lại đó là người dùng biết thêm nhiều thông tin mới, bổ ích và kết nối được nhiều bạn bè.Tuy nhiên cái xấu ở đây là mạng xã hội chính là một thế giới ảo, không có thật nhưng nhiều người sử dụng nó quá lâu sẽ gây ra hội chứng cho rằng mọi điều trên mạng xã hội là thật, nó tạo sự phụ thuộc của nhiều người vào nó. Điển hình như nội dung một bài báo trên trang Thế Giới và Việt Nam: “Mạng xã hội và vấn nạn tin giả thời Covid-19.

Thông tin sai sự thật xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội trong lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã đặt ra bài toán nan giải không chỉ cho bản thân các tập đoàn công nghệ, mà còn cho thế giới cũng như cho chính người dùng.

Ảnh minh họa

Poster cảnh báo các dấu hiệu nhiễm virus corona tại Hàn Quốc. (Nguồn: AP)

“Covid-19 phát tán qua mạng 5G”, “Sử dụng đồ uống có cồn giúp phòng chống lây nhiễm Covid-19”, “Ăn tỏi để không bị nhiễm Covid-19”… Đó là một số trong rất nhiều thông tin sai lệch về dịch Covid-19 đang xuất hiện tràn lan trên khắp thế giới. Đây đồng thời là điều mà các nhà khoa học, các chuyên gia y tế và các công ty mạng xã hội vẫn chưa thể xử lý một cách triệt để.

Kể từ khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận hồi cuối năm 2019 đến nay, những thông tin giả mạo như trên đã xuất hiện với số lượng và tần suất ngày càng dày đặc trên các trang mạng xã hội, khiến cho cuộc chiến chống dịch bệnh ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp.

Đứng trước một cuộc khủng hoảng thông tin như vậy, các công ty mạng xã hội lớn đã và đang làm gì nhằm kiểm soát “đại dịch tin giả” này?

Theo nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters dựa trên 225 thông tin sai lệch liên quan đến dịch Covid-19, có đến 88% lượng thông tin trên xuất hiện ở các nền tảng mạng xã hội, trong khi con số này chỉ là 9% đối với truyền hình và 8% trên báo chí.

Với khoảng 3 tỷ người dùng trên khắp thế giới, các trang mạng xã hội đã và đang dễ dàng trở thành nơi chia sẻ và lan truyền những tin tức này với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nền tảng nào khác, bất chấp nỗ lực kiểm soát từ các hãng công nghệ.

Hậu quả của những tin đồn thất thiệt này không chỉ dừng lại ở việc cản trở công tác chống dịch của các tổ chức y tế hay gây ra bất ổn xã hội, mà còn đe dọa đến tính mạng của người dùng nếu làm theo những chỉ dẫn sai lệch này.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gọi đây là một “đại dịch tin giả” (infodemic) và đưa ra cảnh báo: “Tin giả lan truyền nhanh và dễ dàng hơn cả virus, nhưng mức độ nguy hiểm thì không hề thua kém”.

Ảnh minh họa

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng cảnh báo về tác động của “đại dịch tin giả” (infodemic).

Trước tình hình diễn biến phức tạp của thông tin giả về Covid-19 trên mạng xã hội, đầu tháng 2/2020, WHO đã tổ chức một cuộc họp với đại diện của hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn nhằm tìm ra giải pháp kiểm soát sự tràn lan của tin giả cũng như thảo luận về việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa và cách truyền bá thông tin chính xác tới người dùng mạng xã hội.

Ngày 11/3/2020, Chính phủ Mỹ cũng đề nghị các tập đoàn công nghệ tại Thung lũng Silicon tham gia chiến dịch chống Covid-19 bằng cách phối hợp ngăn chặn thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để sớm phát hiện và loại bỏ thông tin này trước khi chúng được phát tán rộng rãi.

Ngày 17/3/2020, 7 “gã khổng lồ” quản lý mạng xã hội bao gồm Facebook, Google, LinkedIn, Microsoft, Reddit, Twitter và Youtube đã đưa ra thông báo

chung nhằm cam kết chống lại thông tin giả mạo được chia sẻ trên các nền tảng của mình. Động thái trên được đánh giá là bước tiến lớn trong việc đẩy lùi nạn tin giả của các mạng xã hội sau nhiều chỉ trích về sự thờ ơ đối với vấn đề này trong quá khứ. Theo đó, Facebook, Youtube, Twitter cùng nhiều trang mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phục vụ công tác đánh giá tin tức trên một số trang mạng xã hội trong phạm vi tỉnh ninh bình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)