- Ở hướng lên: có 51 RACH.
6- Tính toán khi mở rộng mạng
Khi mà ta mở rộng mạng bằng việc thay đổi số lượng thuê bao trong vùng định vị và diện tích vùng định vị thì các thông số phải thay đổi theo.
Mô tả cụ thể xem hình 3.9
Khi mạng đã mở rộng thì số lượng tần số vô tuyến sử dụng trong mạng cũng tăng lên. Lúc này ta phải quan tâm tới việc tái sử dụng tần số. Khoảng cách tái sử dụng tần số phụ thuộc vào bán kính của Cell và mô hình tần số vô tuyến sử dụng trong 1 Cell
Hình 3.9: Trường hợp mạng được mở rộng
Khoảng cách giữa 2 Cell có cùng tần số được tính theo công thức:
M: Số cell trong 1 vùng sử dụng hết tần số. R: Bán kính của Cell.
MR R
- Mô hình 3/9: D=5,2R - Mô hình 4/12: D= 6R - Mô hình 7/21: D=7,9R.
3.3.4- Kết luận
Với bài toán đã nêu trong mục 3.3.1 thì ta quyết định dùng mạng có các thông số như sau:
-Số tần số vô tuyến sử dụng trong 1 Cell là: 3 -Số khe thời gian dùng cho TCH là : 22 khe -Số khe thời gian dành cho SDCCH là: 1 khe .
-Mô hình của SDCCH là: SDCCH/ 8 ( 1 khe dùng chung cho 8 MS). -Số khe thời gian dành cho kênh CCCH là: 1 khe
-Mô hình của CCCH là: CCCH – CONF0 = TS0, đa khung không tổ hợp.
-Cấp độ dịch vụ là: Gos = 3% ( TCH ) và 0.8 % ( SDCCH) -Hiệu suất trung kế là: 70% ( tức là mạng có 30 % dự trữ )
-Số Cell cần phải lát hết toàn bộ vùng định vị là: 31.690 ( làm tròn số thành 32 Cell ).
-Diện tích của 1 Cell là: 4.733 Km2/ Cell ( tương đương với bán kính của một Cell là R = 6 . 2 733 . 4 = 1.35 Km )
-Với số lượng Cell và bán kính Cell như trên thì trong một Cell có thể đáp ứng được 315.56 cuộc gọi trong B.H
KẾT LUẬN
Trong xã hội phát triển và năng động như ngày nay. Thông tin di động là một loại hình viễn thông rất tiện ích cho con người ở mọi lúc, mọi nơi. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội thì các mạng thông tin di động không ngừng được thiết lập, mở rộng và cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. GSM là một mạng thông tin di động điển hình trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Bài toán thiết lập mạng thông tin di GSM là nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu, chất lượng dịch vụ với chi phí cho triển khai mạng.
Đồ án của em gồm 3 chương nội dung cụ thể như sau:
Chương 1, em đi tìm hiểu tổng quan về mạng thông tin di động GSM tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, giao diện vô tuyến, các loại kênh và cách ánh xạ các kênh lôgic lên kênh vật lý.
Chương 2, em tập trung nghiên cứu dự báo nhu cầu điện thoai; dự báo lưu lượng và cách tính toán thông số của các kênh lôgic của mạng thông tin di động GSM trên cơ sở lưu lượng dự báo, công thức Erlang B và các công thức tính toán các kênh TCH, SDCCH, CCCH.
Chương 3, em đã nghiên cứu quy trình thiết lập một mạng thông tin di động GSM. Sau đó trên cơ sở các số liệu kỹ thuật của một vùng định vị cho trước gồm: Diện tích của vùng định vị, mật độ thuê bao, mật độ lưu lượng và các thông số kỹ thuật của mạng thông tin di động cần triển khai như: GOS của các kênh TCH, SDCCH, mô hình kênh SDCCH, CCCH; các thông số về kênh PCH và AGCH như: Tỷ lệ cuộc gọi dự đoán đến được
MS, Hệ số biểu thị số lần nhắn tin phục vụ 1 cuộc gọi, Hệ số biểu thị số MS được nhắn trong 1 bản tin, Số lần cập nhật định vị, Số SMS, SMS , Số lần IMSI nhập cuộc, Số lần IM SI rút lui , Số dịch vụ phụ, Hệ số dự phòng, em đã lập ra lưu đồ thuật toán để tính toán thông số của các kênh lôgic trong một Cell bao gồm: Tính toán số lượng tần số vô tuyến, số lượng các kênh TCH, SDCCH, số khối PCH và AGCH trong một đa khung. Và các thông số trong một Cell như: Số lượng cuộc gọi trong một Cell, diện tích của một Celll, số lượng Cell cần lát hết một vùng định vị.
Cuối cùng em đã lập trình tính toán bài toán trên phần mềm Visual Basic để tính toán cho bài toán bất kỳ và từ lời giải bài toán đó em đã có sự so sánh các trường hợp khác nhau khi thay đổi các thông số của mạng để tìm ra lời giải hợp lý cho vấn đề chất lượng của mạng và chi phí triển khai mạng.
Với nội dung đã trình bày trong đồ án này. Em hy vọng sẽ nhận được sự đón nhận và góp ý của của các thầy, cô giáo và bạn bè để ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung.