-Mô hình erlang B (hình 2.13)

Một phần của tài liệu Bài toán thiết lập mạng thông tin di động GSM (Trang 51 - 53)

- Hồi quy đàn hồi: Công thức này dựa trên sự tương quan không

2.3.1-Mô hình erlang B (hình 2.13)

2. 3 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN SỐ GSM

2.3.1-Mô hình erlang B (hình 2.13)

Đây là mô hình hệ thống hoạt động theo kiểu tiêu hao(BTxl). Thuê bao không hề gọi lại khi cuộc gọi không thành. Đồng thời giả thiết rằng: Phân bố cuộc gọi theo luật ngẫu nhiên Poission, số lượng người dùng rất lớn hơn số kênh dùng chung, không có kênh dự trữ dành riêng, cuộc gọi bị nghẽn không được gọi ngay lại.

Mô hình Erlang B thích hợp hơn cả cho hệ thống. Ví dụ , số kênh dung chung: 6, GOS=2%. Bảng cho biết lưu lượng muốn truyền A=2.2759 Erl. Vậy lưu lượng được truyền là: A.(1- GOS) = 2.2759 (1- 0.02) = 2.2304 Erl.

Đo lưu lượng :

Lưu lượng được đo bằng đơn vị Erl A=

3600

Ct

A: lưu lượng (Erl)

C: Số cuộc gọi trong thời gian 1 giờ

t: Độ dài thời gian trung bình mỗi cuộc gọi (s)

Nếu một kênh bị chiếm toàn bộ thời gian, thì kênh đó đạt dung lượng cực đại bằng 1 Erl . Vì người dùng truy cập vô tuyến dùng chung theo kiểu ngẫu nhiên, nên không tránh khỏi thời gian để trống kênh vô tuyến đó, tức là kênh vô tuyến đó không đạt tới dung lượng lý tưởng (1Erl). Khi số lượng người dùng tăng lên, số cuộc gọi đi qua kênh vô tuyến càng tăng, nên thông lượng tăng lên. Có thể xảy ra tình huống nhiều người dùng đồng thời truy cập một kênh vô tuyến, khi đó chỉ một người được dùng kênh, những người khác bị tắc nghẽn. Hình 2.13 giới thiệu các khái niệm: lưu lượng mong muốn được truyền (offered traffic), lưu lượng được truyền(offered traffic) và lưu lượng bị nghẽn (blocked traffic)

offered traffic= offered traffic+ blocked traffic

B.H (busy Hour) là thời gian bận nhất trong ngày theo nghiên cứu thống kê. Quy hoạch dung lượng phải tính trong B.H

Cấp phục vụ(GOS = Grade of Service) :

Để một kênh đường trục có chất lượng phục vụ cao thì xác suất

nghẽn phải thấp. Vậy nên số người dùng có thể bị giới hạn, tức là lưu lượng muốn truyền phải giữ trong dung lượng kênh. Nếu chấp nhận một cấp phục vụ thấp, tức là cho phép xác suất nghẽn lớn hơn, thì tương ứng tăng lưu lượng muốn truyền ( tăng số người dùng). Đó là sự thoả hiệp giữa dung lượng và chất lượng. GOS cùng một nghĩa với xác suất nghẽn. Mạng cellular thường có GOS =2 %, Nghĩa là tối đa 2% lưu lượng bị nghẽn, 98% lưu lượng được truyền.

Lưu lượng muốn truyền: A(lưu lượng đến)

Lưu lượng bị nghẽn : A. GOS (lưu lượng mất đi)

Lưu lượng được truyền: A.(1- GOS) (lưu lượng phát ra)

Một phần của tài liệu Bài toán thiết lập mạng thông tin di động GSM (Trang 51 - 53)