1 Các bước tính toán thiết lập mạng thông tin di động

Một phần của tài liệu Bài toán thiết lập mạng thông tin di động GSM (Trang 68 - 76)

- Ở hướng lên: có 51 RACH.

2- Thị trường:

3.2. 1 Các bước tính toán thiết lập mạng thông tin di động

Công việc tính toán thiết lập một mạng GSM có thể tổng kết thành các bước thực hiện sau (hình 3.1):

Hình 3.1: Quy trình tính toán thiết lập mạng thông tin di động

Bước 1: Xác định sơ bộ sơ đồ phân bố kênh, vị trí đài trạm theo tính

toán khi lưu lượng số thuê bao và chất lượng phục vụ cần thiết.

Trước khi tính toán quy hoạch mạng phải khảo sát vùng phân bố địa lý, vùng phủ sóng, dân cư. Vùng ở đây có thể là vùng định vị hoặc một ô

(Cell). Tiến hành kiểm tra chất lượng phục vụ tại các vùng phủ sóng, từ đó đánh giá chất lượng để bổ sung cho vùng phủ sóng nhằm nâng cao chất lượng vùng phủ. Dựa vào các tính chất lưu lượng phục vụ cần thiết được xác định ở trên ta sơ bộ phân bố kênh và vị trí đài trạm cho mạng cần quy hoạch.

Bước 2: Thực hiện ấn định tần số và số lượng kênh lôgic cho mạng.

Các ô được tạm thời cung cấp tần số sử dụng (phụ thuộc vào mẫu dùng lại tần số) và tổng số kênh lưu lượng TCH theo cấu hình FU của các BTS theo các dự tính ở trên cùng với công suất của các BTS này.

Bước 3: Dự kiến vùng phủ sóng trên cơ sở đài trạm dự kiến (toạ độ,

chiều cao anten,...) và các hạn chế do phân kênh thời gian gây ra.

Nếu ở môi trường không gian và thời gian lý tưởng thì từ bước 2 ta có thể đi đến bước kết thúc tính toán mạng bằng cách chấp nhận việc ấn định cung cấp tạm thời ở trên, lập cầu hình BTS và cấu hình truyền dẫn cho mạng, đưa mạng vào hoạt động. Tuy nhiên không bao giờ tồn tại môi

trường lý tưởng như ở trên. Do vậy, bước tiếp theo là thực hiện dự kiến vùng phủ sóng trên cơ sở số liệu đài trạm dự kiến (toạ độ, chiều cao anten) và các hạn chế do phân tán thời gian gây ra.

Bước 4: Nghiên cứu nhiễu

Môi trường truyền dẫn luôn là một vấn đề được đặt ra đối với thông tin di động. Ta phải nghiên cứu các loại nhiễu giao thoa C/( I + R + A )

Nhiễu giao thoa đồng kênh C/I, phản xạ C/R, nhiễu kênh lân cận C/A.

Bước 5: Khảo sát mạng

Thực hiện khảo sát mạng bằng cách kiểm tra các điều kiện đài trạm và các môi trường truyền dẫn vô tuyến.

Bước 6: Xây dựng mô hình mạng trên cơ sở các đài trạm phù hợp

Bước 7: Đo đạc vô tuyến để đưa ra các biện pháp khắc phục và tăng

chất lượng mạng.

Bước 8: Thực hiện các dự đoán cuối cùng sau khi phân tích tất cả

các vấn đề của mạng.

Bước 9: Hoàn thiện tư liệu thiết kế ô

Cuối cùng thực hiện mọi công việc, hoàn thiện thông số tối ưu cho ô. Các thông số mà ta sẽ nghiên cứu đó là việc đặt ra các tần số, cấu hình BTS, BSC và các tuyến truyền dẫn BTS. Các kỹ thuật phục vụ cho quá trình quy hoạch mạng phụ thuộc vào việc tính toán lưu lượng, kênh, thuê bao và cấu trúc phần cứng cũng như phần mềm của mạng đi đôi với các thông số và phương pháp thực hiện chúng: ô, tần số , truyền dẫn.

Các khái niệm phủ sóng:

INDOOR: Phục vụ di động trong nhà.

OUTDOOR: Phục vụ cho máy di động ở điều kiện bình thường. INCAR: Phục vụ cho máy di động ở trong xe.

Trong quy trình tính toán thiết lập mạng thông tin di động, bước 2 bước rất quan trọng nhằm tính ra lưu lượng các kênh TCH, SDCCH, số lượng khe thời gian cho TCH, SDCCH, CCCH, kích thước các kênh PCH (số khối / đa khung), AGCH(số khối / đa khung) để tìm ra mô hình tái sử dụng tần số hợp lý, số cell cần lát cho vùng phủ sóng, diện tích cell, số cuộc gọi trong một Cell.

Mục đích cuối cùng là đáp ứng được nhu cầu về lưu lượng với GOS đã dự định từ trước của mạng cần triển khai, đồng thời tiết kiệm được số tần số vô tuyến, số BTS phải dùng để phủ hết toàn bộ vùng định vị và sử dụng tối ưu số lượng BTS nhằm giảm giá thành chi phí cho mạng

3.2.2 - Thuật toán tính toán các kênh lôgic cho mạng thông tin di

Các tham số trong lưu đồ thuật toán ở hình 3.2 được diễn giải như sau:

- GOS của TCH( X) và SDCCH (Y) là cấp dịch vụ của 2 kênh TCH và SDCCH, thông thường :

GOS của TCH = 2% = 0.02

GOS của SDCCH = 0.8%= 0.008.

- Diện tích vùng cần phủ sóng của mạng: S (km2)

Lưu lượng dự báo cho một thuê bao (A). A tính bằng công thức: A=

3600

Ct

(Erl)

C: Số cuộc gọi trong thời gian 1 giờ (tính trong B.H) t: Độ dài thời gian trung bình mỗi cuộc gọi (s)

- Lưu lượng kênh SDCCH cho một thuê bao được tính như sau: B = 3600 't C (Erl) Trong đó:

C’: Là số lần cập nhật vị trí và số lần thiết lập cuộc gọi trong vòng một giờ.

t: Là thời gian trung bình cho một lần thiết lập cuộc gọi và cập nhật vị trí.

- Số lượng thuê bao trong vùng dự định phủ sóng là: U (thuê bao). -Số khe thời gian dự định dành cho kênh TCH, SDCCH, CCCH trong 1 cell là: i,j,k (khe).

-Lưu lượng kênh TCH cho một Cell là D ( Erl ).

- Đối với kênh lưu lượng: Từ GOS cho trước và số kênh lưu lượng dự định dành cho một Cell, tra bảng Erlang sẽ có được nhu cầu lưu lượng của Cell.

- Đối với kênh SDCCH:

Trong một Cell của mạng thông tin di động thông thường nó chiếm một khe thời gian, lưu lượng của nó là 0.005 mErl. Nếu nhu cầu của kênh SDCCH tăng lên thì nó sẽ chiếm thêm ke thời gian và như vậy số khe thòi gian dành cho kênh lưu lượng bị giảm xuống hoặc là phải tăng số kênh vô tuyến dùng cho một Cell.

Các mô hình thường dùng cho kênh SDCCH là: SDCCH/4 được bố trí trong đa khung kết hợp

SDCCH/8 được bố trí trong đa khung (không kết hợp) SDCCH đựoc bố trí theo modul 4 như sau:

SDCCH/4 SDCCH/8

SDCCH/4 + SDCCH/8 SDCCH/8 + SDCCH/8

SDCCH/4 + SDCCH/8 + SDCCH/8

Để đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm khe thời gian thông thường mạng thông tin di động thường dùng mô hình SDCCH/ 8

- Cấu hình kênh điều khiển:

Bản tin tức hướng xuống có 5 cấu hình CCCH:

Tham số CCCH – CONF0 = TS0, đa khung không tổ hợp CCCH – CONF1 = TS0, đa khung tổ hợp

CCCH – CONF2 = TS0, TS2 đa khung không tổ hợp CCCH – CONF3 = TS0, TS2, TS4đa khung không tổ hợp

Để tiết kiệm khe thời gian thì trong mạng thông tin di động thường sử dụng cấu hình :

CCCH – CONF0 = TS0, đa khung không tổ hợp

Trong mô hình này tổng tất cả có 9 khối PCH và AGCH.Trong đó AGCH có thể được xếp từ khối thứ 0 đến khối thứ 7 trong đa khung không tổ hợp.

Có thể tăng dung lượng của kênh CCCH bằng cách cung cấp thêm các kênh vật lý (TS2, TS4,TS6 trên tần số vô tuyến BCCH).

- Số khối dự định dành cho kênh AGCH là Q. Thông thường dùng mô hình CCCH – CONF0 = TS0, đa khung không tổ hợp

- Số kênh dành cho SDCCH trong thực tế khi triển khai mạng là E. - Số khối/đa khung dành cho kênh PCH trong thực tế khi triển khai mạng là F

Trong đó:

Cuộc gọi: Số cuộc gọi dự đoán trong vung định vị, khi B.H MT: Tỷ lệ cuộc gọi dự đoán đến được MS

PF: Hệ số biểu thị số lần nhắn tin phục vụ 1 cuộc gọi M: hệ số dự phòng

PMF: Hệ só biểu thị số MS được nhắn trong 1 bản tin 4.25:Số đa khung báo hiệu trong 1 s.

- Số khối dành cho kênh AGCH là T Công thức để tính T

Trong đó:

LU: Số cập nhật định vị SMS: Số SMS

IA: Số IMSI nhập cuộc LD: Số IM SI rút lui SS: Số dịch vụ phụ N: Hệ số dự phòng

Ta phải tính toán để cho: F+T≤ 9.

Một phần của tài liệu Bài toán thiết lập mạng thông tin di động GSM (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w