Thực trạng xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 65 - 67)

Sau khi được phê duyệt, bộ phận đào tạo gửi thông báo đến các đơn vị yêu cầu đăng ký danh sách học viên (bắt buộc số lượng tối thiểu nhân sự tham dự khóa học), yêu cầu các Trưởng đơn vị và Chi nhánh khảo sát nhu cầu của cán bộ nhân viên đang công tác tại đơn vị quản lý. Bộ phận đào tạo tập hợp phiếu khảo sát nhu cầu, lập danh sách và gửi lãnh đạo phê duyệt danh sách tham dự khóa học.

Đối với nhân sự mới ra nhập và chưa có kinh nghiệm bắt buộc phải trải qua khóa học tập trung kéo dài một tháng, và phải vượt qua bài kiểm tra cuối khóa học (bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp về sản phẩm và kỹ năng bao gồm 80-100 câu hỏi) và bảo vệ, thuyết trình bài tập dự án (bốc thăm) trước hội đồng giám khảo (GĐCN/GĐ KHDN, trưởng phòng HO, Đào tạo) nếu đạt được thì sẽ được tiếp nhận và chuyển xuống đơn vị kinh doanh.

Đối với các nhân sự tuyển mới nhưng đã có kinh nghiệm ở các ngân hàng khác thì chỉ cần đào tạo hội nhập một buổi và sẽ chuyển thẳng xuống đơn vị kinh doanh, sau đó nhân sự sẽ tham gia các khóa đào tạo định kỳ như các nhân sự đang làm việc tại Ngân hàng TMCP ACB

Khi có một khóa đào tạo định kỳ để lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo, chuyên viên đào tạo dựa vào hai yếu tố:

+ Dựa vào các khóa học và chức danh của nhân sự hiện tại để chỉ định đối tượng bắt buộc phải tham gia.

+ Cán bộ đào tạo gửi để nghị cử cán bộ đi học cho lãnh đạo đơn vị kinh doanh để cử cán bộ đi học, sẽ quy định số lượng nhân sự tối thiểu phải tham gia khóa học dựa vào số lượng nhân sự của đơn vị.

Hoạt động kinh doanh luôn diễn ra liên tục và biến động, do vậy hầu hết các khóa học không phải toàn bộ nhân sự đều có thể tham dự mà mỗi chi nhánh cử một vài đại diện tham dự và cán bộ đó sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn lại các nhân sự không được tham dự khóa học. Việc cử đại diện đi học và kiến thức sau đó sẽ được truyền lại như thế nào có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với hiệu quả công tác đào tạo. Vì vậy, cấp quản lý tại chi nhánh cần lưu tâm hơn trong việc lựa chọn và cử cán bộ đi học. Bên cạnh đó một số khóa học có cán bộ đã được chỉ định đích danh từ bộ phận đào tạo dựa theo căn cứ nội dung đào tạo và chức danh, công việc của cán bộ đó hoặc từ thông qua văn bản từ tổng giám đốc.

Việc đào tạo nhân sự thường diễn ra trong thời gian hành chính nên đôi khi cán bộ đi học chưa có được sự tập trung tuyệt đối do vẫn phải giải quyết công việc đang thực hiện.

Kết quả điều tra khảo sát Câu hỏi 2 “Tại đơn vị mà anh/chị đang công tác c tìm hiểu nhu cầu đào tạo của Qu Anh/Chị không? kết quả hồi đáp (Phụ lục 5) và tại (Phụ Lục 6) kết quả được phân tích, tập hợpnhư sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo của CBNV

Chỉ tiêu

Số phiếu

% Quản lý Nhân viên Tổng

Thường xuyên 58.8 133 191.8 96%

Có, không thường xuyên 1.2 7 8.2 4%

Không 0 0 0 0%

Tổng 60 140 200

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả)

Qua kết quả khảo sát thấy rằng trong năm đều bố trí tìm hiểu nhu cầu đào tạo từ phía các CBCNV lao động trực tiếp cũng như từ cấp Quản lý – chiếm tỷ lệ 96% số phiếu phát ra, và không có phiếu nào đánh giá trung tâm đào tạo không thể hiện

việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo từ phía người lao động. Việc này cho thấy ACB rất quan tâm đến việc xác định nhu cầu đào tạo từ phía người lao động và đều có gắng thực hiện điều tra tìm hiểu nhu cầu đào tạo của người lao động nhắm hướng đến xây dựng được khung chương trình đào tạo hợp lý, phù hợp với nhu cầu của CBNV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 65 - 67)