Với 8 ký tự mã ASCII cho tên chƣơng trình thì dữ liệu có thể lấy thông qua 64 cổng hoặc là thông qua bàn phím nhấn kết nối thẳng tới vi điều khiển hoặc cũng có thể dùng bàn phím PS2. Để đơn giản thì nên chọn phƣơng pháp phím nhấn PS2 sẽ khả thi hơn.
Để thao tác đƣợc chính xác, nhanh chóng và dễ dàng thì ta nên sử dụng phím nhấn ngắt, với việc sử dụng phím nhấn ngắt thì ta có thể quyết định để thiết lập lại cài đặt trƣớc đó hay không bằng các nút [YES] hay [NO] tƣơng ứng sau đó nhấn nút [SET] để chọn, trƣờng hợp không muốn sử dụng tên chƣơng trình trƣớc đó thì ta có thể thiết đặt tên mới bằng cách cuộn lên xuống (nhấn phím) để thiết đặt từng ký (từ [SPACE] tới [Z]), mỗi khi nhấn [SET] một ký tự sẽ đƣợc lƣu vào EEPROM, công việc đƣợc lặp lại đến khi hoàn thành 8 ký tự, và sau khi ấn SET ở ký tự cuối cùng thì chƣơng trình sẽ tự động thực hiện tính toán CRC
Mặc dù thiết lập đầu vào dữ liệu kiểu này sẽ mất thời gian nhƣng lại phù hợp với môi trƣờng ở đài phát.
Hình 3.4 Giao diện ngoại vi của bộ mã hóa RDS
Đoạn CODE đƣợc phát triển bởi nhóm lập trình của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ Truyền Hình Và Viễn Thông Việt Nam nhƣ sau:
+ Đoạn CODE ở phần phụ lục “ B – Code khởi tạo dữ liệu” đƣợc thực thi cho việc chọn nút nhấn khởi tạo lại dữ liệu.
+ Đoạn CODE ở phần phụ lục “C – Lấy ký tự PS và lƣu trữ vào EEPROM” mô tả quá trình lấy ký tự PS và lƣu trữ vào EEPROM của PIC.