Trong phần này tin nhắn đƣợc xác định định dạng và cấu trúc vị trí trong RDS dựa vào các nguyên tắc chủ yếu sau:
+ Kết hợp trộn lẫn các loại tin nhắn khác nhau trong một nhóm, đƣợc giữ ở mức tối thiểu và các tin nhắn có chu kì lặp lại không xác định. Các tin nhắn đƣợc lƣu trữ với dạng thông tin văn bản.
+ Các tin nhắn thƣờng đƣợc đặt ở cùng một vị trí cố định trong nhóm. Do đó có thể giải mã chúng mà không cần tham chiếu tới bất cứ phần nào của khối chứa thông tin.
+ Xác định vị trí chính xác các nội dung thông tin, chứa trong các khối không dành riêng để mang các thông tin có tốc độ lặp lại cao và trong mỗi nhóm, đều đƣợc định vị để xác định nội dung thông tin của các khối khác nhau.
- Hình 2.10 mô tả chi tiết các nhóm đƣợc định dạng:
Hình 2.10 Định dạng tin nhắn và xác định vị trí trong nhóm loại A [5]
Khối 1: Mã PI là mã xác định loại chƣơng trình, đƣợc sử dụng để máy thu có thể phân biệt giữa các quốc gia, các khu vực mà chƣơng trình sẽ đƣợc truyền đi, và mã của bản thân chƣơng trình đó. Mã này không đƣợc hiển thị trực tiếp và đƣợc gán cho từng chƣơng trình đài phát riêng. Ngoài ra mã này còn giúp máy thu dò tự động tần số thay thế trong trƣờng hợp tín hiệu thu tại tần số đang dò yếu.
Khối 2: Trong khối này bao gồm các dữ liệu mã loại nhóm GTC có 4 bit đầu tiên của khối thứ 2. Để xác định kiểu nhóm đƣợc truyền, cũng có nghĩa là xác định ứng dụng của nhóm. Có 16 kiểu nhóm đƣợc đánh số từ 0 đến 15 theo số nhị phân, từ A3 đến A0.
Khối thứ 3 và thứ 4: gồm 5 bit cá nhân của nhóm có chứa các dữ liệu đặc trƣng của nhóm. Với hai khối này thông thƣờng các nhóm đƣợc dành riêng cho một ứng dụng đặc biệt hoặc kiểu tin nhắn kiểu văn bản vô tuyến để hiển thị các thông tin liên quan đến chƣơng trình trên màn hình máy thu từ xa.