Băng tần lợi ích số hóa truyền hình -Digital Dividend được mong đợi đem lại phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Hội nghị Vô tuyến thế giới (WRC-07) đã xác định được 108 MHz của Băng tần Digital Dividend (698-806 MHz) cho khu vực 2 của ITU và 9 quốc gia trong khu vực 3 của ITU, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hội nghị vô tuyến thế giới 2012 (WRC-12) đã quyết định phân bổ thêm một phần băng tần UHF để triển khai các dịch vụ điện thoại di động tại khu vực 1 của ITU gồm châu Âu, châu Phi và các bộ phận của Trung Đông. Việc phân bổ thêm băng tần (698-790) MHz cho TTDĐ dự kiến có hiệu lực từ sau năm 2015. Việc kéo dài đến năm 2015 là cần có các nghiên cứu kỹ thuật cũng như những nghiên cứu về sự sẵn sàng các phương án phân chia băng tần mới này. Điều này được gọi là Digital
diviend giai đoạn 2 cho Khu vực 1 của ITU. Đoạn băng tần này liền kề với băng Digital diviend đầu tiên băng tần 800 MHz (từ 790-862 MHz).
Năm 2009, Hoa kỳ đã hoàn thành số hóa truyền hình và là thị trường đầu tiên trên thế giới bán đấu giá băng tần digital dividend (698-806) MHz và do đó có một lợi thế của sớm triển khai các mạng băng TTDĐ. Các nhà cung cấp dịch vụ lớn ở Mỹ đã đưa ra dịch vụ LTE thương mại giai đoạn 2010-2011. Quy hoạch băng tần này cũng đã đáp ứng một số yêu cầu cụ thể của Hoa Kỳ cho hệ thống an ninh công cộng và quảng bá. Quy hoạch băng tần Digital Dividend sớm ở Hoa kỹ đã mang lại cơ hội đi đầu về triển khai mạng TTDĐ băng rộng LTE-Advanced. Hoa Kỳ đã quy hoạch sử dụng băng tần Digital Dividend 700 MHz như Hình 1: Băng tần (698-746) MHz: 3 block FDD 2×6 MHz (A, B, C); 2 block TDD 6 MHz (D, E) và Băng tần (746-806) MHz : chia làm 4 block FDD (C, A, D, B); 01 block FDD cho Public Safety 2 × 12 MHz.
Hình 2.13 Quy hoạch băng tần 700 MHz trên thế giới
Đối với băng tần (698-806) MHz, trên thế giới đang có hai phương án quy hoạch băng tần đó là phương án quy hoạch của Hoa Kỳ và phương án quy hoạch băng tần của các nước Châu Á – Thái Bình Dương - APT mà Việt Nam đang là thành viên. Đối với phương án của Hoa Kỳ chỉ có duy nhất Canada tuyên bố sẽ áp dụng phương án quy hoạch này. Hầu hết các nước khác trong khu vực 2 của ITU (Hoa kỳ và Canada thuộc khu vực 2) tuyên bố sẽ áp dụng phương án quy hoạch băng (698-806) MHz – FDD của APT. Trong các nước khu vực 3 của ITU, ngoài Trung Quốc lựa chọn phương án quy hoạch (698-806) MHz- TDD, các nước còn lại lựa chọn phương án quy hoạch băng tần (698-806) MHz –FDD. Châu Âu đang xem xét việc quy hoạch hài hòa băng tần (698-790) MHz với phương án của APT.
Việc lựa chọn phương án quy hoạch của APT đang trở nên khá phổ biến với phương án FDD nhằm tương thích với các hệ thống TTDĐ hiện có. Do đó, Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai phương án này.
Việt Nam đang trong quá tình số hóa truyền hình, giai đoạn số hóa 2015-2020. Với triển khai kế hoạch số hóa đang triển khai hiệu quả như hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể hoàn thành số hóa truyền hình vào năm 2020. Băng tần số hóa truyền hình (Digital Dividend) 694-806 MHz có thể xem xét quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT sau khi hoàn tất số hóa truyền hình. Tuy nhiên, cần có giải pháp cho lộ trình chuyển đổi tần số của các trạm phát sóng truyền hình trên băng tần này xuống băng tần 694 MHz để đảm bảo sớm giải phóng băng tần 700 MHz trong giai đoạn tới. Nếu quy hoạch băng tần cho hệ thống IMT, Việt Nam sẽ có thêm 2× 45 MHz (90 MHz) cho hệ thống IMT. Việc giải phóng băng tần 700 MHz là một thách thức khi mà hệ thống truyền hình mặt đất của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Đây cũng là nhu cầu đặc biệt trong đời sống của người dân Việt Nam và cũng là công cụ hữu hiệu tuyên truyền đường lối, chính sách của Nhà nước.
Hình 2.14 Quy hoạch băng tần 700 MHz sau số hóa truyền hình