Băng thông và phổ tần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chống can nhiễu giữa DVB t và LTE a tại băng tần 700 mhz (Trang 33 - 35)

Mục tiêu tốc độ số liệu đỉnh của LTE-A rất cao và chỉ có thể được thỏa mãn một cách vừa phải bằng cách tăng độ rộng băng truyền dẫn cao hơn nữa so với những gì được cung cấp ở Release đầu tiên của LTE và độ rộng băng truyền dẫn lên đến 100 MHz được thảo luận trong nội dung của LTE-A. Việc mở rộng độ rộng phổ của băng sẽ được thực hiện trong khi vẫn duy trì được tính tương thích phổ. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng “khối tập kết sóng mang”, trong đó nhiều sóng mang thành phần LTE được kết hợp trên lớp vật lý để cung cấp độ rộng băng cần thiết. Đối với thiết bị đầu cuối LTE, mỗi sóng mang thành phần sẽ xuất hiện như là một sóng mang LTE trong khi một thiết bị đầu cuối LTE-A có thể khai thác toàn bộ độ rộng băng khối kết tập.

Hình 2.3 minh họa trường hợp các sóng mang thành phần liên tiếp nhau mặc dù ở khía cạnh băng gốc, điều này không phải là điều kiện tiên quyết. Truy nhập đến một lượng lớn phổ liên tục ở bậc 100 MHz không thể có thường xuyên. Do đó, LTE- A có thể cho phép kết tập các sóng mang thành phần không liền kề để xử lý các tình huống trong đó một khối lượng lớn phổ liên tiếp nhau không sẵn có. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng sự kết tập phổ không liền kề nhau đang là thách thức từ khía cạnh thực thi. Vì vậy, mặc dù khối kết tập phổ được hỗ trợ bởi các đặc tả cơ bản thì sự kết tập phổ phân tán chỉ được cung cấp bởi các thiết bị đầu cuối cấp cao nhất. Truy nhập trên các độ rộng băng tần truyền dẫn cao hơn không chỉ hữu ích từ khía cạnh tốc độ đỉnh mà quan trọng hơn là công cụ cho việc mở rộng độ phủ sóng với các tốc độ số liệu trung bình.

Các sóng mang con thành phần (sóng mang LTE ở Release 8)

Hình 2.3 Ví dụ về khối tập kết sóng mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chống can nhiễu giữa DVB t và LTE a tại băng tần 700 mhz (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)