Tổng quan LTE-A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chống can nhiễu giữa DVB t và LTE a tại băng tần 700 mhz (Trang 27 - 29)

LTE-A (Long Term Evolution- Advanced) là sự tiến hóa của công nghệ LTE, công nghệ dựa trên OFDMA này được chuẩn hóa bởi 3GPP trong phiên bản (Release) 8 và 9. LTE-A, dự án được nghiên cứu và chuẩn hóa bởi 3GPP vào năm 2009 được mong đợi hoàn thành vào quý 2 năm 2010 như là một phần của Release 10 nhằm đáp ứng hoặc vượt trội hơn so với những yêu cầu của hệ thống công nghệ vô tuyến di động thứ 4 (4G) IMT-A được thiết lập bởi ITU. LTE-A sẽ tương thích ngược và thuận với LTE, nghĩa là các thiết bị LTE sẽ hoạt động ở cả mạng LTE-A mới cả các mạng LTE cũ. ITU đã đưa ra các yêu cầu cho IMT-A nhằm tạo ra định nghĩa chính thức về 4G. Thuật ngữ 4G sẽ áp dụng trên các mạng tuân theo các yêu cầu của IMT-A xoay quanh báo cáo của ITU-R M.2134. Một số yêu cầu then chốt bao gồm:

- Hỗ trợ độ rộng băng tần có thể lên đến 40 MHz. - Khuyến khích hỗ trợ các độ rộng băng tần rộng hơn.

- Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường xuống tối thiểu là 15 b/s/Hz (giả sử sử dụng MIMO 4×4).

- Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường lên tối thiểu là 6.75 b/s/Hz (giả sử sử dụng MIMO 4×4).

- Tốc độ thông lượng lý thuyến là 1,5 Gb/s.

Hiện tại chưa có công nghệ nào đáp ứng những yêu cầu này. Nó đòi hỏi những công nghệ mới như là LTE-Advanced và IEEE 802.16m. Một số người cố gắng dán nhãn các phiên bản hiện tại của WiMAX và LTE là 4G nhưng điều này chỉ chính xác đối với phiên bản tiến hóa của các công nghệ trên, chẳng hạn LTE-Advanced, còn LTE chỉ có thể gọi với cái tên không chính thức là 3,9G. LTE sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao OFDMA ở đường xuống. Trong khi đó, ở

đường lên, LTE sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số - đơn sóng mang SC-FDMA. Một số tính năng khác của LTE:

 Tốc độ số liệu đỉnh đường xuống lên đến 326Mb/s với độ rộng băng tần 20 MHz.  Tốc độ số liệu đỉnh đường lên lên đến 86,4 Mb/s với độ rộng băng tần 20 MHz.  Hoạt động ở cả chế độ TDD và FDD.

 Độ rộng băng tần có thể lên đến 20 MHz bao gồm cả các độ rộng băng 1,4; 3; 5; 10; 15 và 20 MHz.

 Hiệu quả sử dụng phổ tăng so với HSPA ở Release 6 khoảng 2 đến 4 lần.  Độ trễ giảm với thời gian trễ vòng giữa thiết bị người sử dụng và trạm gốc là 10

ms và thời gian chuyển từ trạng thái không tích cực sang tích cực nhỏ hơn 100 ms.

LTE-A thực chất chỉ là bản nâng cấp của LTE nhằm hướng đến thỏa mãn các yêu cầu của IM-T- Advanced. Việc nâng cấp này được thể hiện ở chỗ các công nghệ đã được sử dụng trong LTE thì vẫn sử dụng trong LTE-A (OFDMA, SC- FDMA, MIMO, AMC, Hybrid ARQ…). Tuy nhiên có một số cái tiến để phát huy tối đa hiệu quả của chúng như MIMO tăng cường, với cấu hình cao hơn (8x8 MIMO)… Đồng thời LTE-A còn được ứng dụng thêm nhiều kỹ thuật mới để nâng cao đặc tính của hệ thống như:

- Carrier aggregation (tổng hợp sóng mang).

- Multi- antenna enhancement (đa ăng ten cải tiến). - Relays (trạm chuyển tiếp).

- Heterogeneous Network (mạng không đồng nhất). - Coordinate multipoint (phối hợp đa điểm).

Bằng việc áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật công nghệ mới như trên, LTE-A có các đặc tính cao hơn hẳn so với LTE về nhiều mặt (tốc độ, băng thông, hiệu suất sử dụng phổ, độ trễ xử lý…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp chống can nhiễu giữa DVB t và LTE a tại băng tần 700 mhz (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)