Khen Chê Cũng Đều Có Tộ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật ứng xử của người xưa pdf (Trang 25 - 26)

Sau khi "Biến Pháp thất điều" được công bố, hàng ngàn người cho rằng biến pháp đó bất tiện, những người ấy bị biên tên vào sổ chờ ngày trị tội! Thái tử Tứ phàn nàn:

- Thật là rắc rối ccho thứ pháp luật này! Vệ Ưởng nói:

- Sở dĩ pháp luật không được thi hành là do những người trên vi phạm.

Vệ Ưởng muốn trị tội Thái tử, nhưng Thái tử sẽ là người nối ngôi vua, nên Vệ Ưởng phải trị tội thầy dạy Thái tử, đó là hai vị hoàng thân, bằng cách thích chữ vào mặt. Kể từ đó mọi người đều tuân theo mệnh.

Pháp lệnh thi hành trong 10 năm dân Tần sống có nề nếp, trật tự, ngoài đường không ai nhặt của rơi, trong xóm không có sự gây dổ, ấu đả, trong núi không có trộm cướp. Những người chê pháp luật bất tiện, giờ lại khen, Vệ Ưởng nói:

- Khen cũng là đấu mối của sự xáo trộn!

Rồi bắt những gia đình khen, chê đó đày đi biên giới. dân Tần im re! Lời Bàn:

Các nhà chính trị đời sau cho Vệ Ưởng là nhà Đại Cách Mạng. trung tuần Tây Hán, Vương Mãn dựa vào Biến pháp Vệ Ưởng làm một cuộc cách mạng toàn diện, nhưng sau 17 năm thì thất bại. Sự thất bại đó do đám nho sĩ lạc hậu sách động. Đến vương An Trạch của Tống, Khang Hữu Vi của Thanh cũng làm biến pháp, nhưng không ai thành công. Biến Pháp thất điều đó như thế nào?

1. Từ trong xó núi ở Ba Thục, Tần dời đô về Hàm Dương.

2. Kiến huyện: Tần chia nước ra làm nhiều khu vực tùy theo hình thể của núi sông, mỗi khu vực là một huyện hành chánh, có viên huyện lệnh đứng đầu để thi hành luật pháp, ai trái lệnh thì chém!

3. Tịnh thổ: Bắt dân phải cày cấy đất hoang. Tuân thủ theo các đơn vị đo lường (thước, tấc, lạng, phân, đấu, ... ) do chính phủ ban bố. Ai gian hoặc trái lệnh thì chém.

4. Địch thuế: Bãi bỏ chế độ tĩnh điền (Tỉnh Điền: Ruộng có dạng chữ Tỉnh, gồm tám đám xung quanh, và một đám ở giữa). Tám đám ngoài là của tư nhân, đám giữa là của vua, dân phải hợp lại làm cho vua, coi như là đóng thuế. ("Tĩnh Điền bát Nhất" là ý nghĩa trên), thu lợi theo từng mẫu. Không ai được quyền có ruộng riêng.

5. Bản phú: Nam thì canh tác, nữ thì dệt cửi. Ai làm ra nhiều của cải thì miễn sưu dịch. Những kẻ lười biếng, những kẻ ăn gốc bán ngọn (mại bản) đều bị bắt làm nô tỳ. Những người làm thợ thì bị đánh thuế cao. Những nhà có hai trai trở lên, khi tới tuổi trưởng thành thì phải phân cư (ở riêng) và nộp một đĩnh tiền. Ai không chịu phân cư thì phạt tiền gấp đôi.

6. Khuyến chiến: Ai chém được một đầu giặc được thăng một cấp. Công nhiều thì thưởng nhiều, tha hồ ăn mặc, ai vô công thì làm tiện dân. Nếu bại thì chém. Hoàng tộc nếu vô công, cũng truất phó thường dân. Gây gổ nhau bị phạt cả hai. Ấu đả nhau bị chém cả hai bất chấp phải quấy.

7. Cấm gian: Cứ năm nhà là một bảo, có bảo trưởng coi ngó. 10 nhà là một liên, có liên trưởng quán xuyến. Nếu một nhà có một lỗi, chỉ cần một trong chín nhà không tố, thì cả mười nhà bị chém! Ai tố cáo được một chuyện gian coi như ch1m được một đầu giặc. Chứa người có tội, hoặc người không có giấy tờ, thì gia sản bị tịch biên, và chiếu theo sự nặng nhẹ mà xử phạt.

Dĩ nhiên bảy điều trên đây có phần khắc nghiệt, nhất là điều thứ 7. Chính vì vậy mà Vệ Ưởng nói: "Khen cũng là đầu mối của sự xáo trộn".

Một phần của tài liệu Nghệ thuật ứng xử của người xưa pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w