Sàng lọc chẩn đoán và điều trị rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não

Một phần của tài liệu Thực trạng rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 29 - 31)

1. Cơ sở lý luận

1.4. Sàng lọc chẩn đoán và điều trị rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não

1.4.1. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý tình trạng rối loạn nuốt [21],[63],[64]

- Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn giai đoạn miệng: • Tồn đọng thức ăn trong miệng.

• Chảy nuớc dãi.

• Trào ngược miệng/ mũi.

- Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn trong giai đoạn hầu: • Chảy nước dãi.

• Trào ngược qua mũi.

• Khó khăn trong khởi đầu nuốt trì hoãn quá trình nuốt. • Ho hoặc sặc trong khi nuốt.

• Thay đổi giọng nói hay tốc độ sau khi nuốt. • Ho chủ động không hiệu quả.

• Sụt cân không rõ nguyên nhân.

- Dấu hiệu và triệu chúng rối loạn trong giai đoạn thực quản: • Cảm giác thức ăn còn đọng lại ở cổ họng/ ngực.

• Chảy nước dãi. • Viêm phổi gần đây.

• Thay đổi thói quen ăn uống. 1.4.2. Chẩn đoán rối loạn nuốt [47],[65]

Việc chẩn đoán rối loạn nuốt căn cứ vào:

- Thực hiện đánh giá lâm sàng bao gồm hai bước:

+ Bước 1: tiến hành nghiệm pháp sàng lọc rối loạn nuốt được thực hiện bởi các nhân viên y tế (điều dưỡng) được đào tạo cho việc sàng lọc tại các đơn vị cấp cứu hoặc khoa phòng không phải đơn vị phục hồi chức năng.

+ Bước 2: thực hiện các phương pháp lượng giá, can thiệp lâm sàng bởi chuyên viên ngôn ngữ tại các đơn vị phục hồi chức năng.

- Lượng giá can thiệp cận lâm sàng khác (VEES, VFS): Nghiệm pháp chuyên sâu được thực hiện bởi các chuyên gia tai mũi họng. Trong đó, phương pháp sàng lọc cận lâm sàng VFS được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán rối loạn nuốt.

1.4.3. Điều trị rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não

Mặc dù rối loạn nuốt được báo cáo là có một tỷ lệ cao tự hồi phục tuy nhiên một số lượng đáng kể những người bệnh sau đột quỵ não được chứng minh vẫn còn tình trạng rối loạn nuốt sau giai đoạn hồi phục [58].

Thực tế, đổi với một sổ người bệnh này có thể là một tình trạng mãn tính đòi hỏi phải cho ăn bằng ống một cách dài hạn. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng thể chất và xã hội, chất lượng cuộc sống cho người bệnh và người chăm sóc, giảm cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Do vậy việc quản lý và điều trị rối loạn nuốt ngay từ giai đoạn sớm của bệnh đóng vai trò rất quan trọng.

Trong các phương pháp điều trị rối loạn nuốt thì phục hồi chức năng được chứng minh là một phương pháp điều trị đơn giản và có hiệu quả giúp giảm nguy cơ hít sặc:

- Bulow và cộng sự (2001) đã chứng minh nuốt gắng sức làm giảm độ sâu khi có xâm nhập đường thở. Nên có sự phối hợp với các bài tập tăng lực và tầm vận động của lưỡi [24].

- Shaker và cộng sự (2002) đã nghiên cứu trên nhóm người bệnh rối loạn nuốt (n = 24) cho thấy bài tập Shaker làm tăng độ mở cơ vòng thực quản,

chuyển động ra trước của thanh quản, giảm tồn đọng trong xoang lê và giảm hít sặc sau nuốt [72].

- Tập giữ lưỡi được Fụjiu mô tả đầu tiên vào năm 1995 được chứng minh là có hiệu quả cải thiện việc khép đáy lưỡi và thành vách sau hầu [37].

- Nuốt trên thanh môn được Lazarus (1993) chứng minh là có hiệu quả trong việc khép dây thanh âm giúp bảo vệ đường thở trong khi nuốt đặc biêt khi kết họp với nghiệm pháp Mendelsohn [52].

- Tương tự nuốt siêu trên thanh môn được Logemann mô tả vào năm 1996 có tác dụng bảo vệ đường thở một cách kéo dài hơn so với nuốt trên thanh môn [37].

Như vậy người bệnh đột quỵ não có rổi loạn nuốt có nguy cơ cao bị hít sặc dẫn tới viêm phổi. Vì thế nhu cầu điều trị phục hồi chức năng nuốt là làm giảm tình trạng hít sặc và nguy cơ biến chứng viêm phổi. Đây cũng là mục tiêu chính trong việc quản lý người bệnh rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não.

Một phần của tài liệu Thực trạng rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)