2. Cơ sở thực tiễn
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi và nhóm tuổi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trong số 284 người bệnh nghiên cứu, nhóm tuổi 61-70 chiếm tỷ lệ cao nhất (41.5%), tiếp đến là nhóm từ 51-60 tuổi (24,3%) dưới 60 tuổi. Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 22 tuổi cao nhất là 83, tuổi trung bình là 60,0 ± 10,9 tuổi. Tuổi trung bình ở nhóm có rối loạn nuốt là 60,3 ± 10,3 tuổi, tuổi trung bình ở nhóm không có rối loạn nuốt 54,0 ± 19,0 tuổi. Kết quả nghiên cứu chúng tôi có độ tuổi trẻ hơn so với một số nghiên cứu như của Nguyễn Đức Trung, tuổi trung bình75,07±7,5 tuổi, với nhóm tuổi trên 70 chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng tương đồng với một số tác giả trong và ngoài nước Nguyễn Thị Hương là 64,14 ± 12,14 tuổi, tác giả Nguyễn Văn Tuấn là 65,79 ± 12,39 tuổi [11], [20], Lim SH là 67,5 ± 12,14 tuổi, Judith A.Henchey là 70,5 ± 14 tuổi [53], [48]. Độ tuổi của người bệnh phản ánh đúng tình hình thực tế về dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ của bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, thậm chí dưới 30 tuổi vốn ít khi bị đột quỵ não, nhưng trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có tới 1.4 % người bệnh. Độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn cũng cho thấy lối sống hiện đại với những căng thẳng hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, yếu tố môi trường có thể là tác nhân làm đột quỵ não ở những người trẻ tuổi.
3.1.2. Giới
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, số người bệnh nam, chiếm 66,2%, số người bệnh nữ, chiếm 33,8%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu khác trong nước như nghiên cứu của Trần Văn Tuấn năm 2007 trên các người bệnh TBMMN ở Thái Nguyên, tỷ lệ nam giới là 65,9%, nữ giới là 34,1% [20]. Ngoài ra khi so sánh với những đề tài nước ngoài như của tác giả Judith A Hinchey hay Kidd D thì tần suất nam lần lượt là: 56%, 54% đều cao hơn nữ giới [48], [51]. Theo phân tích về yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ nam có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ như nghiện rượu, hút thuốc lá, sinh hoạt không điều độ, sở thích ăn uống. Trình độ học vấn người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi không có ai mù chữ, 100% có trình độ từ tiểu học trở lên trong đó có lượng lớn người bệnh có trình độ từ trung cấp trở
lên chiếm trên 30%. Điều này phù hợp với thực tế trình độ dân trí của người dân Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu và như vậy việc phát phiếu thu thập thông tin người bệnh đảm bảo tính tin cậy và chính xác hơn. Tuy vậy, phân bố theo nghề nghiệp người làm ruộng vẫn chiếm số đông so với các nghề nghiệp còn lại. Số người bệnh từ các tỉnh thành khác đến chiếm trên 90%, họ sinh sống ở nông thôn tới 70%. Điều này phù hợp với đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai, do phần lớn họ được chuyển tuyến từ các tỉnh khu vực miền Bắc, còn các người bệnh ở Hà Nội, đặc biệt nội thành thị thường được cấp cứu điều trị đúng tuyến của các cơ sở khám bệnh thuộc sở Y tế Hà Nội quản lý.
Thông tin sức khỏe người bệnh, phần lớn người bệnh nằm ở hai khoa Thần kinh và Phục hồi chức năng, điều này cũng phù hợp với thực trạng phân bố điều trị cho người bệnh sau đột quỵ giai đoạn cấp vào khoa Thần kinh, sau đó chuyển điều trị tiếp chuyên ngành Phục hồi chức năng sau khi toàn trạng đã cho phép. Tuy vậy, rối loạn nuốt được sàng lọc ngay từ những ngày đầu sau đột quỵ, và điều này giúp cho việc phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng viêm phổi hít sặc nguy hiểm, góp phần giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong cả giai đoạn sớm và giai đoạn di chứng. Đối tượng trong nghiên cứu chúng tôi phần lớn có bệnh kèm theo, phổ biến nhất là tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh lý tim mạch (xơ vữa động mạch…). Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ cho người bệnh. Tại thời điểm nghiên cứu đa số là đột quỵ lần đầu và cần chăm sóc hộ lý cấp hai phù hợp với điểm đánh giá mức độ nặng NIHSS với điểm trung bình 15,7 ± 5.9 (1 – 42) trong đó có việc vệ sinh răng miệng, sàng lọc rối loạn nuốt và chế độ dinh dưỡng phù hợp.