II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Công tác chăm sóc NB của điều dưỡng qua ý kiến đánh giá của người bệnh về cơ bản đã đạt yêu cầu được quy định trong Thông tư 07/2011/TT- BYT.
Các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng có kết quả “Đạt” cao nổi bật: công tác ĐD có hướng dẫn hoặc đưa NB đến nơi làm xét nghiệm, chụp chiếu đạt kết quả cao nhất 100%; Công tác theo dõi xử trí kịp thời khi NB có dấu hiệu bất thường đạt kết quả cao 99,6%. Ngoài ra còn một số hoạt động CSNB của điều dưỡng cũng được NB đánh giá cao như ĐD thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân khi NB gặp khó khăn (99,6%), Đã giúp đỡ thực hiện tốt khi NB gặp khó khăn trong ăn uống(95,5%).
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế: công tác tư vấn GDSK chỉ đạt 60,8%,. ĐD hướng dẫn NB những việc cần chuẩn bị trước mỗi lần làm xét nghiệm, chụp chiếu thực hiện chưa tốt chỉ có 53,1%. Đối với công tác thực hiện phát thuốc cho NB uống ngay tại giường trước sự chứng kiến của ĐD thực hiện nhưng chưa đầy đủ chiếm 21,6% và còn tới 26,9% ĐD thực hiện chưa đầy đủ hoặc không yêu cầu NB tự nói tên, tuổi trước khi thực hiện y lệnh (uống thuốc, tiêm, truyền, thủ thuật...). Do nhân lực điều dưỡng thực hiện mô hình ca kíp còn mỏng nên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thực hiện tốt công tác chăm sóc bệnh nhân toàn diện tại khoa Hồi sức tích cực.
Về cơ cấu nhân lực ĐD tại các khoa lâm sàng: Số lượng điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa còn có sự thiếu hụt. Tỉ lệ BS/ĐD tại các khoa lâm sàng chỉ đạt 1/2,0.