6. Bố cục đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thị trường nội thất Việt Nam có thể chia thành 2 phân khúc chính: Hàng thông thường và hàng cao cấp. Các sản phẩm thông thường được làm từ thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Sản phẩm cao cấp thông thường là hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn.
Năm 2015, ngành công nghiệp sản xuất nội thất ở Việt Nam đạt 636 triệu euro, tăng 7,4% so với năm 2014. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất nội thất (sản lượng chiếm đến 2% tổng sản lượng toàn cầu) - Theo CSIL. Đây là kết quả của sự gia tăng trong lĩnh vực xây dựng do GDP Việt Nam tăng nhanh bình quân 6% mỗi năm. Ngành công nghiệp nội thất được dự báo tiếp tục phát triển bình quân 9,6%mỗi năm giai đoạn 2015-2020. Theo dự đoán, năm 2020 ngành công nghiệp sản xuất nội thất của Việt Nam ước tính đạt 1 tỉeuro.
Theo đó, trên thế giới có các doanh nghiệp đã thành công trên lĩnh vực này như IKEA là tập đoàn chuyên kinh doanh đồ gỗ của nhà tỉ phú Thụy Điển Ingvar Kamprad. Trải qua trên 50 năm thành lập, IKEA ngày nay trở thành một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ với các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 31 nước khác nhau và 76.000 nhân viên. Doanh số hàng năm của IKEA đạt trên 12 tỉ euro. Cách mà IKEA đã trở thành một thương hiệu hàng đầu về bán lẻ đồ gỗ là một câu chuyện thần kỳ. Với hàng trăm cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ.
IKEA đã quyết định phải làm điều mà họ chưa từng làm bao giờ: nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng. IKEA đã nghiên cứu thói quen buổi sáng của 8.292 người ở 8 thành phố khác nhau. Người Thượng Hải chỉ mất 56 phút sau khi thức giấc để ra khỏi
nhà trong khi người Mumbai mất tới 2h24 phút và họ cũng là “vua ngủ ngắn” với 56% người được khảo sát tắt chuông báo thức ít nhất 1 lần. 16% người New York và Stockholm làm việc ngay trong phòng tắm. Dù ở thành phố nào thì phụ nữ cũng mất nhiều thời gian lựa chọn trang phục hơn so với nam giới, thậm chí nhiều người cho rằng công việc này thật stress.
Với các số liệu trong tay, IKEA tung ra sản phẩm gương đứng Knapper có giá treo quần áo hay đồ trang sức phía sau nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn trang phục từ tối hôm trước.
Một nghiên cứu khác cho thấy vì ngày càng có nhiều người chuyển đến thành phố sinh sống với không gian nhỏ hẹp hơn, IKEA mở rộng các sản phẩm đa năng như đèn bàn có thể gập gọn hay những chiếc kệ đầu giường giấu đi dây sạc điện thoại một cách tinh tế. Các nhà nghiên cứu của IKEA khắc phục điều này bằng cách thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế.
Một thử thách khác là phải đảm bảo giá rẻ. Một trong những nét hấp dẫn của các sản phẩm IKEA là khách hàng biết được họ có thể mua vài thứ với giá rẻ một cách nực cười. IKEA có 1 thuật ngữ riêng cho nhóm sản phẩm này: “breath-taking items”, BITs, những món đồ khiến khách hàng phải nín thở. Tất nhiên 1 sản phẩm khiến khách ở London cảm thấy thích thú vì quá rẻ có thể chỉ nhận được thái độ thờ ơ của khách Trung Quốc, nơi giá rẻ đến mức 1 cái đui bắt kem chỉ có giá 1 nhân dân tệ. Giá ở các cửa hàng Trung Quốc thường rẻ hơn vì 80% sản phẩm bán ở đây được sản xuất ngay tại đây. 2/3 sản phẩm của IKEA được sản xuất ra ở châu Âu. Các nhà máy của IKEA chiếm 12% tổng sản lượng, 1.002 nhà cung ứng làm số còn lại. Có khoảng 9.500 sản phẩm nhưng trên thực tế con số sẽ là hơn 50.000 nếu tính đến các phiên bản khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Để đóng gói sản phẩm, công ty sử dụng 800 triệu m2
bìa carton mỗi năm. Phó giám đốc phụ trách khâu này Allan Dickner cho biết IKEA đang cố gắng giảm xuống mức thấp nhất có thể.
Có thể nhiều người không để ý, nhưng trong mấy năm gần đây IKEA đã có nhiều cải tiến để khách hàng có thể tự tay lắp ráp sản phẩm dễ dàng hơn. Chi phí nghiên cứu thị trường và logistic giảm xuống cho phép hãng tập trung nhiều hơn vào thiết kế.
(Theo brandsvietnam)
Theo đó, nhu cầu tiêu dùng nội thất của người tiêu dùng ngày càng cao bởi đời sống tiên tiến, hiện đại hơn thì nhà cửa cũng theo đó mà ngày càng nhiều hơn. Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, trường học cần nâng cấp, các cửa hàng quán xá, nhà hàng mọc lên nhiều hơn thì nhu cầu mua nội thất ngày càng cao. Chính vì thế mà thị trường tiêu thụ nội thất đang dần phát triển và mở rộng ra cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nhu cầu này là cơ hội để công ty nội thất phát triển thị trường tiêu thụ và mở rộng thị trường hiện tại và tương lai. Và mỗi công ty cần phải biết làm gì để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường để giữ được lòng tin của khách hàng.
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TƢ VẤN
THIẾT KẾ THI CÔNG PHONG CÁCH VIỆT
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty tƣ vấn thiết kế thi công Phong Cách Việt
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tư vấn thiết kế thi công Phong Cách Việt tên giao dịch VIETSTYLE CO.,LTD có mã số thuế 3300552159 được cấp vào ngày 17/07/2008, cơ quan Thuế đang quản lý: CCT Thành phố Huế và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 21/07/2008.
Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại 56 Đào Tấn, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Công ty được hình thành và phát triển với nhiều loại ngành nghề: - Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.
- Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu.
- Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính).
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. - Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác. - Hoàn thiện công trình xây dựng.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế. - Hoạt động tư vấn quản lý.
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. - Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
Trong đó, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Từ một cơ sở nhỏ bé trước đây, công ty đã từng bước vươn lên khẳng định mình với sự nỗ lực cao độ và luôn khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm, tư duy năng động
sáng tạo với ý thức trách nhiệm, hiệu quả cao và có rất nhiều sáng kiến được ra đời. Trải qua 11 năm hoạt động, công ty đang từng bước đứng vững, xây dựng được đội ngũ nhân viên đoàn kết, tiến bộ, nhiệt tình, ham học hỏi, năng động và sáng tạo. Với sự tham gia của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cũng như các thỏa thuận kết hợp đầu tư với các đối tác, trong thời gian qua công ty luôn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về kiến trúc, xây dựng, thi công gỗ nội thất, nhà ở, mỹ thuật và đó thực sự tạo niềm tin ở khách hàng. Công ty được đánh giá sẽ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và chiếm thị phần nhiều hơn nữa trong thời gian tới đối với lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng ở Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh lân cận. Bắt đầu từ văn phòng nhỏ với hai bàn tay trắng, hơn 10 năm hình thành và phát triển, công ty từng bước vượt qua những khó khăn bằng nỗ lực của toàn thể nhân viên, cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các vị khách hàng và những đối tác tin cậy. Công ty từng bước xây dựng thương hiệu VIETSTYLE hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thi công và tư vấn xây dựng có uy tín với hơn 10 kiến trúc sư và kĩ sư, hoạt động trên nhiều lĩnh vực tư vấn xây dựng như thiết kế, giám sát, khảo sát, gia công công trình nội thất… không giới hạn phạm vi, có các khách hàng trong tỉnh và ngoại tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An,…
Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo nhiều nguồn vốn, nhiều khách hàng, cải tổ và nâng cao năng lực kịp thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và đặc biệt là tiêu chuẩn và chất lượng của các công trình kiến trúc. Định hướng trong tương lai công ty sẽ mở một văn phòng ngoài thành phố nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và tìm được chỗ đứng vững hơn trong thị trường.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Công ty tư vấn thiết kế thi công Phong Cách Việt mở rộng, khai thác thị trường và thực hiện các hợp đồng kinh tế, tìm kiếm khách hàng tạo chữ tín và cung cấp mọi nhu cầu cần thiết cho khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cung cấp các đồ trang trí nội thất cho các công trình với yêu cầu cao về chất lượng như: khách sạn, trường học, nhà ở, văn phòng… Hiện nay, công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ, đồ gia dụng và tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống bán hàng
của công ty với nhiều hình thức: Ký hợp đồng, nhận vận chuyển và cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng.
Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, mở rộng phạm vi hoạt động đến nhiều tỉnh thành, quốc gia khác và giải quyết việc làm cho người lao động.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng, đồng thời chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy tín cho công ty trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chế độ bảo hiểm, an toàn lao động. Giữ gìn vệ sinh môi trường và các chủ trương về nghiệp vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
- Tuân thủ các chính sách quản lý của Nhà nước.
- Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị khác và các cá nhân trong nước.
- Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hóa, đảm bảo lưu thông hàng hóa thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN KHO PHÒNG KĨ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền phân công công việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đặt ra các quy định, thủ tục kiểm tra nội bộ và chịu mọi trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật, chịu trách nhiệm chính về kết quả kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý hoạt động của Công ty. Phòng kinh doanh:
Đề xuất chính sách cho khách hàng, nhóm khách hàng, trình Giám đốc và thực hiện theo chính sách được phê duyệt.
Lập mục tiêu, kế hoạch bán hàng trình Giám đốc phê duyệt định kỳ và thực hiện tổ chức triển khai bán các sản phẩm & dịch vụ thuộc chức năng nhằm đạt mục tiêu đã được phê duyệt.
Tuân thủ các quy định của Công ty trong công tác đề xuất các chính sách cho khác hàng khi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ
Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty. Tìm kiếm khách hàng thực hiện đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết theo kế hoạch và chiến lược phát triển của Công ty.
Tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Chăm sóc khách hàng theo chính sách của Công ty.
Thu thập và quản lý thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng theo quy định. Đầu mối về việc thu nhập, quản lý thông tin khách hàng để phục vụ cho công tác đánh giá xếp hạng khách hàng, thẩm định và tái thẩm định các hồ sơ khách hàng.
Phòng kế toán:
Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về mọi hoạt động kinh doanh cho lãnh đạo; thực hiện tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ kế toán hiện hành; tổng hợp các số liệu và lên báo cáo tài chính đúng kỳ và đúng chế độ.
Theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của công ty thường xuyên để thuận tiện cho việc ra các quyết định điều hành, quản lý Công ty của Giám đốc.
Phòng kĩ thuật:
Kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật liệu thiết bị mua vào của Công ty. Có trách nhiệm chung về hoạt động của máy móc, thiết bị hoặc đồ dùng trong công ty.
Kiểm tra, sửa chữa cho các sản phẩm của khách hàng có nhu cầu bảo hành, hư hỏng trong thời gian còn bảo hành.
Cung cấp dịch vụ sửa chữa các thiết bị, máy móc khi khách hàng có nhu cầu. Chủ yếu phục vụ cho bộ phận mua bán thiết bị vi tính.
Bộ phận kho: Quản lý hàng hóa, sản phẩm của công ty. (Nhập, xuất, tồn).
2.1.4. Các mặt hàng kinh doanh
Số lượng và chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất ngày càng tăng lên. Ban đầu chỉ là một số bàn ghế và các sản phẩm đơn giản. Đến nay, công ty đã cung ứng theo yêu cầu của khách hàng, đạt tiêu chuẩn cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là các sản phẩm bàn, ghế kỹ thuật cao, tủ bếp gia đình…. Dưới đây là danh mục các sản phẩm chính mà công ty đã sản xuất cung cấp ra thị trường
Bảng 2. 1: Các mặt hàng nội thất kinh doanh của công ty
LOẠI SẢN PHẨM CHI TIẾT
I. Nội thất văn phòng 1. Ghế văn phòng Ghế lãnh đạo Ghế nhân viên Ghế phòng họp 2. Bàn văn phòng Bàn verneer Bàn sơn PU Bàn roya 3. Bàn máy tính 4. Bàn họp 5. Vách ngăn văn phòng II. Nội thất gia dụng 1. Nội thất gia dụng làm từ ống thép, inox Ghế gấp, ghế tĩnh khung thép, inox Bàn gấp, bàn tĩnh khung thép, inox 2. Nội thất gia dụng làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế
III. Nội thất công trình
1. Ghế hội trường 2. Ghế văn phòng 3. Ghế sân vận động
4. Bàn hội trường – quầy lễ tân 5. Bàn ghế ăn khu công nghiệp 6. Bàn ghế café, khách sạn IV. Nội thất trường học 1. Bàn ghế mẫu giáo 2. Bàn ghế học sinh 3. Bàn ghế trường đại học 4. Bàn ghế dùng cho giáo viên 5. Nội thất thư viện
6. Nội thất phòng thí nghiệm 7. Tủ để đồ dùng học sinh V. Nội thất y tế 1. Bàn khám bệnh