6. Bố cục đề tài
2.2.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty
Bảng 2. 3: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
(+/-) (%) (+/-) (%)
A. Tài sản
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 474 1.091 1.158 617 130,2 67 6,14
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 664 335 147 (329) (49,55) (188) (56,11)
3. Hàng tồn kho 1.012 805 846 (207) (20,45) 41 5,09 4. Tài sản ngắn hạn khác 1 0 0 (1) (100,00) 0 0,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.151 2.231 2.151 80 3,72 (80) (3,59) B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 566 728 613 162 28,62 (115) (15,80) 1. Nợ ngắn hạn 538 693 589 155 28,81 (104) (15,01)
2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 27 34 24 7 25,93 (10) (29,41)
II. Vốn chủ sở hữu 1.606 1.672 1.708 66 4,11 36 2,15
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000 1.000 1.000 0 0,00 0 0,00
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 606 672 708 66 10,89 36 5,36
Tình hình tài sản
Từ bảng số liệu trên có thể thấy Tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là Tài sản ngắn hạn, không phát sinh tài sản dài hạn vì công ty thuê nhà để hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản có sự biến động tăng giảm qua các năm cụ thể: Vào năm 2018 tổng tài sản tăng 80 triệu đồng tương ứng tăng 8,72% so với năm 2017. Đến năm 2019 khoản mục giảm hơn 80 triệu đồng tương ứng giảm 3,59% so với năm 2018. Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng qua các năm cụ thể: năm 2018 tăng 617 triệu đồng tương ứng tăng 130,2% so với năm 2017 và đến năm 2019 tăng 67 triệu đồng tương ứng tăng 6,14% so với năm 2018 do năm 2018 và 2019 công ty áp dụng chính sách thu nợ mới và chính sách bán hàng thu tiền ngay nên đã thu được các khoản tiền nợ từ khách hàng từ các năm trước và bên cạnh đó có thể thấy khoản mục các khoản phải thu và hàng tồn kho giảm trong năm 2018 nhưng lại tăng trong năm 2019.
Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm cụ thể: năm 2018 giảm 329 triệu đồng tương ứng giảm 49,55% so với năm 2017, đến năm 2019 khoản mục này lại giảm 188 triệu đồng tương ứng giảm 56,11% so với năm 2018 do năm 2018 và 2019 công ty đã áp dụng các chính sách mới trong bán hàng và thu tiền ngay, nên công ty bị chiếm dụng vốn ít.
Hàng tồn kho qua các năm cũng có sự biến động tăng giảm, cụ thể năm 2018 giảm 207 triệu đồng tương ứng giảm 20,45% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 41 triệu đồng tương ứng tăng 5,09% so với năm 2018; Tình hình hàng tồn kho năm 2018 của công ty đã được cải thiện bên cạnh đó công ty cũng tối thiểu hóa được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng tồn kho, nhưng năm 2019 công ty không dự đoán đúng nhu cầu của thị trường dẫn đến hàng tồn kho tăng lên.
Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng giảm trong năm 2018 cụ thể giảm 1 triệu đồng tương ứng giảm 100% và đến năm 2019 thì giá trị của khoản mục này bằng không (0).
Điều này có thể thấy được tính thanh khoản của công ty đang rất tốt, tuy nhiên công ty cũng cần xem xét vấn đề ứ đọng vốn, không quay vòng được tiền, hàng tồn kho tăng lên làm giảm khoản đầu tư tài chính của công ty.
Tình hình nguồn vốn
Nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2018 tăng 162 triệu đồng tương ứng tăng 28,62% so với năm 2017 và đến năm 2019 nguồn vốn giảm 115 triệu đồng tương ứng giảm 15,80% so với năm 2018. Trong đó:
Nợ ngắn hạn: năm 2018 tăng 155 triệu đồng tương ứng tăng 28,81% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 104 triệu đồng tương ứng giảm 15,01% so với năm 2018. Nợ ngắn hạn tăng ở năm 2018 do công ty đang mở rộng sản xuất, có nhiều khoản chi phát sinh và không thể thanh toán bằng tiền mặt cho tất cả các khoản đó, nhưng 2019 đã giảm mạnh nhờ có các chính sách hợp lý về các khoản phải thu và nợ ngắn hạn.
Thuế và các khoản phải thu nhà nước có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm cụ thể năm 2018 khoản mục này tăng 7 triệu đồng tương ứng tăng 25,93% so với năm 2017 và đến năm 2019 khoản mục này giảm hơn 10 triệu đồng tương ứng giảm 29,41% so với năm 2018. Sự tăng vào năm 2018 do trong năm hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi nên có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng và tướng ứng với nó là số thuế phải nộp cho nhà nước tăng lên, nhưng năm 2019 hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn nên tổng lợi nhuận trước thuế khá thấp so với năm trước.
Vốn chủ sở hữu: năm 2018 so với năm 2017 tăng xấp xỉ 66 triệu đồng tương ứng tăng 4,11%, năm 2019 tăng nhẹ 2,15% so với năm 2018, tăng hơn 36 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, còn khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự biến động qua các năm. Tóm lại, trong 3 năm qua công ty đã xây dựng cho mình một cơ cấu nguồn vốn, tài sản tương đối hợp lý và chặt chẽ. Trên đây chỉ là sự biến động của một số chỉ tiêu mà công ty điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu SXKD. Ngoài ra, muốn cho công ty hoạt động lâu dài bền vững, có hiệu quả cao trong tương lai thì đòi hỏi Ban lãnh đạo của công ty cần phải chú trọng hơn nữa vào việc xử lý điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu, hàng tồn kho, khoản mục có trong cơ cấu tài sản nguồn vốn, có chính sách sử dụng vốn và quản lý tài sản một cách phù hợp để công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn, khả năng sinh lời cao hơn và đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội.