Sự bằng lòng phơi bày dữ liệu cá nhân người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Các giải pháp đảm bảo an ninh trong RFID (Trang 79 - 81)

CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRONG RFID

3.5.2. Sự bằng lòng phơi bày dữ liệu cá nhân người tiêu dùng

Mặc dù các tranh cãi vẫn tiếp diễn nhưng trước tiên những người tiêu dùng phải sẵn lòng phơi bày dữ liệu cá nhân để công ty thu thập nó. Hầu hết người tiêu dùng sẵn sàng làm việc đó ở mức độ khác nhau trong việc trao đổi để nhận được lợi ích nào đó. Hai yếu tố chung, mục đích và lòng tin, xác định sự bằng lòng của họ.

Mục đích: Những người tiêu dùng thường sẵn lòng phơi bày dữ liệu cá nhân nhằm nhận được những lợi ích cụ thể. Chẳng hạn, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng cung cấp những chi tiết có liên quan đến tình hình tài chính và sự đánh giá mức độ tín nhiệm để có đủ khả năng cho một việc vay nhà. Một đề tài nghiên cứu bởi Accenture (Accenture News Release, “Accenture Study Reveals Wide Chasm Exists Between U.S. Businesses and Consumers Regarding Privacy and Trust Related to Personal Data”, Jan 2, 2004 at

http://www.accenture.com/xd/xd.asp?it=enweb&xd=_dyn

%5Cdynamicpressrelease_691%.xml), một công ty cố vấn tầm cỡ, đã nhận thấy những người tiêu dùng tin cậy những người chủ, ngân hàng và những người cung cấp hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với dữ liệu riêng tư trong nhiều trường hợp họ làm một người bán lẻ trực tuyến hoặc một siêu thị. Tuy nhiên, nghiên cứu tương tự đã nhận thấy mối quan tâm người tiêu dùng không nhất thiết ngăn việc chia sẻ thông tin cá nhân. Không kể những mối quan tâm đã kể, thì 69% người tiêu dùng được điều tra đã cho biết họ sẵn sàng trao đổi dữ liệu cá nhân của họ để nhận những giá trị tiền mặt, lợi ích hoặc tiền thưởng.

Lòng tin: Những người tiêu dùng thường phơi bày dữ liệu riêng nếu

họ chắc chắn rằng công ty có thể và sẽ bảo bảo vệ dữ liệu của họ và chỉ sử dụng nó cho mục đích đã hứa. Yếu tố lòng tin này làm cho việc chuyển giao thông tin dễ dàng và được bênh vực bởi hai công ty danh tiếng, nhiệm vụ hợp pháp chi phối việc sử dụng dữ liệu của công ty và quyền hợp pháp của người tiêu dùng đối với việc bảo vệ dữ liệu đó.

Người tiêu dùng tin cậy công ty mà họ đang làm việc sẽ có một số mối quan tâm riêng tư. Nghiên cứu Accenture đã nói ở trên đã nhận thấy một kẻ hở lớn giữa nhận thức của người tiêu dùng và công ty về những nhân tố nào gây ra và hủy hoại lòng tin. Nhưng ngược lại công ty thường viện dẫn dịch vụ người tiêu dùng như phương pháp tốt nhất để gây ra lòng

tin cậy, phần lớn những người tiêu dùng viện dẫn sự nổi danh của công ty hoặc mối quan hệ của họ với công ty. Liên quan đến những nhân tố làm giảm lòng tin cậy, 74% bên công ty viện dẫn sự lo ngại an ninh trực tuyến, trong khi đó 67% những người tiêu dùng khiển trách sự tiếp thị hùng hổ. Hơn một nửa trong số đó theo điều tra là tránh đề cập đến những công ty mà chính sách riêng tư làm cho họ khó chịu. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng cho các công ty phát triển và chấp nhận một khuôn khổ cho những áp dụng tốt nhất sự riêng tư RFID.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đảm bảo an ninh trong RFID (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w