CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRONG RFID
3.4.1.3. Sơ đồ phối hợp ID K-bước, sơ đồ dựa trên cấu trúc cây
Trong các sơ đồ này, hàm băm H, một bộ nhớ chỉ đọc (ROM), và một hàm sinh số giả ngẫu nhiên được nhúng bên trong mỗi thẻ RFID. Các sơ đồ này sử dụng một cấu trúc nhận dạng cây. Trong mục này, chúng ta giải thích sơ đồ phối hợp ID K-bước.
Cấu hình ID
Chúng ta sử dụng một cây có chiều sâu K đã gán nhãn, như là cây được thể hiện trong hình 3.3. Cây có N lá, và mỗi lá tương ứng với một thẻ
RFID. Mỗi nút có một nhãn duy nhất. ID idi của thẻ RFID tương ứng với một nút lá được định nghĩa như một chuỗi các nhãn từ nút gốc tới nút lá (ví dụ a2bX& trong hình 3.3).
Trong mục sau, nhãn thứ k (1≤ k ≤ Si) của Ti được ký hiệu bằng
idi[k], trong đó Si là chiều sâu của lá i, và 1≤ Si ≤ K.
Giao thức
Trong sơ đồ phối hợp ID K-bước, máy chủ nhận ra một ID từ đầu ra của một thẻ RFID thông qua giao thức sau đây.
Hình 3.3 Một cấu trúc ID với sơ đồ phối hợp ID K-bước
Bước 1: Thẻ RFID Ti đưa ra một số ngẫu nhiên R. Ti sau đó gửi (R,
X1, X2, ..., XK) tới máy chủ, trong đó XK là H(idi[k]||R) nếu 1≤ k ≤ Si và một số ngẫu nhiên Rk nếu Si + 1≤ k ≤ K.
Bước 2: Máy chủ hoạt động như sau:
BƯỚC 2-1: Giả sử Z là gốc của cây đã gán nhãn và giả sử
1
←
BƯỚC 2-2: Tìm kiếm Li s.t. H(Li||R) = Xk bằng việc tính toán
H(Li||R) đối với mỗi con Licủa Z và cập nhật Z ← Li;
BƯỚC 2-3: Cho ra nhãn tương ứng với Z như ID của thẻ
RFID nếu Z là một lá; cách khác, cho k← k+1 và quay trở lại BƯỚC 2-2. Trong BƯỚC 1, thẻ RFID gửi một số ngẫu nhiên bằng Xkvới Si +1≤
k ≤ K, ẩn đi chiều sâu của lá Si để ngăn ngừa sự suy yếu khả năng ngưng
liên kết chống lại một kẻ xấu.
Khi K=1, giao thức và cấu trúc ID của giao thức tương ứng với những cái của sơ đồ khóa băm ngẫu nhiên. Nếu một vài thủ tục của giao thức bị thay đổi, nó trở thành một giao thức tương ứng với sơ đồ chuỗi băm.