Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 97)

1.1.1.2 .Chức năng ngân hàng thương mại

3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định là cơ sở để hình thành các khoản vay chất lượng tốt, an tồn cao. Cơng tác này bao gồm:

Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin

Hiện tại, Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy thực hiện thu thập thông tin của khách hàng vay vốn chủyếu dựa trên hồ sơ vay vốn của khách hàng: năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng; khả năng sử dụng vốn vay; khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi vay). Ngoài ra, nhân viên Ngân hàng cũng phỏng vấn trực tiếp khách hàng.

Công tác điều tra thị trường nhằm nắm bắt thông tin khách hàng chưa được triển thực hiện. Điều này khiến hoạt động xét duyệt hồ sơ khách hàng không đảm bảo độtin cậy cũng như không tạo sự khách quan vềkết quả xét duyệt hồ sơ do thông tin do khách hàng cung cấp có thể được làm giả.

Vì vậy việc áp dụng và hồn thiện cơng nghệ thơng tin trong thu thập và xửlý thông tin là rất cần thiết. Với sựphát triển mạnh mẽcủa công nghệthông tin và truyền thông, việc triển khai tài chính tồn diện dựa trên nền tảng công nghệ số đang được các tổ chức triệt để tận dụng bởi nó đem lại nhiều lợi thế so với các giải pháp truyền thống. Một số giải pháp tiêu biểu được đề ra như sau:

Áp dụng các công nghệ an ninh, an toàn bảo mật trong phát triển, xây dựng các dịch vụtài chính, Ngân hàng trên nền tảng kỹthuật số(Chữký số, OTP, Sinh trắc học, Xác thực 2 kênh (2-Factor Authentication), Tokenization,...), triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thẻ chip, QR Code,... để tăng khả năng chống gian lận, giảm rủi ro.

Xây dựng Hệ thống thông tin định danh khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên cung và bên cầu hiểu rõ lẫn nhau, nắm bắt được nhu cầu khách hàng, theo đó tạo điều kiện cho việc đăng ký sửdụng dịch vụvà cung cấp dịch vụdễdàng. Qua Hệthống thơng tin định danh, các bên liên quan có được các thơng tin chính xác về các đối tượng sửdụng dịch vụ để có các quyết định phù hợp trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, đồng thời tạo điều

thống thông tin định danh khách hàng sẽ tạo điều kiện cho người dân đăng ký được cấp tài khoản Ngân hàng, sửdụng dịch vụtài chính, Ngân hàng mà khơng phải đến trực tiếp Ngân hàng.

Nâng cao đánh giá, phân tích khách hàng

Cơng tác này nhằm tăng cường tính xác thực thơng tin khách hàng. Từnhững thơng tin có được, cán bộ Ngân hàng phài tiến hành phân tích, đánh giá thơng tin. Đây là cơng việc cần thực hiện nghiêm túc, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí. Các nội dung cần lưu ý bao gồm: năng lực pháp lý, uytín, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định dựán và thẩm định đảm bảo tiền vay

3.2. Hồn thiện chính sách cho vay

Đối với Chi nhánh, để đề ra chính sách cho vay cá nhân hiệu quả bao gồm việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay, trước hết chi nhánh cần phải xác định mục tiêu và thị phần cho vay trên thị trường này. Để xác định thịphần cần có sựthống kê, so sánh dư nợ, số lượng khách hàng của Chi nhánh với các Ngân hàng khác. Trên cơ sở biết được đối tượng phục vụvà vị thế, Chi nhánh mới đề ra được chính sách cho vay cụthể. Chính sách cho vay cá nhân có thể căn cứmột số điểm sau:

Mở rộng đối tượng cho vay cá nhân: Ngân hàng nên mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng với những người có thu nhập ổn định, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ. Họ là những người trẻ, năng động, có trình độ, có tiền và biết tiêu tiền đặc biệt là đối với những sản phẩm dịch vụ có thểgiúp họ tự khẳng định mình. Ngân hàng có thể lợi dụng mối quan hệ đối với các cơ quan nhà nước, các công ty lớn để thiết lập mối quan hệ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng là nhân viên của các cơ quan này.

Đa dạng hố các sản phẩm tín dụng cá nhân: các sản phẩm tín dụng cá nhân không chỉ dừng lại ở các sản phẩm như cho vay mua nhà, mua xe có bảo đảm, cho vay du học…mà nên mở rộng với những hình thức cho vay khác nhau như cho vay bằng tài sản hình thành từ tiền vay, cho vay qua thẻtín dụng…

Xây dựng chiến lược giá cả hợp lý: giá cả trong tín dụng được hiểu là lãi suất. Như phân tíchở trên, khách hàng vay tiêu dùng ít quan tâm đến lãi suất vay, cái họ đặt lên hàng đầu là mức độ thoả mãn nhu cầu. Song, trong giai đoạn hiện nay, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, lãi suất lại là một nhân tốcạnh tranh. Vì vậy việc xây dựng chính sách hợp lý

Ngân hàng nên có chính sách ưu tiên lãi suất cho vay đối với khách hàng truyền thống và khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng. Đối với khách hàng truyền thống là người có quan hệgiao dịch nhiều lần đối với Ngân hàng, thông tin khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, tư cách đạo đức khách hàng phần nào được biểu hiện qua những lần giao dịch trước, ngân hàng tốn ít chi phí trong việc hướng dẫn, thẩm định khách hàng… tức là ít tốn chi phí hơn đối với các khoản cho vay. Vì vậy, Ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn đối với khách hàng mới. Đây là điều cần thiết để vừa giữ chân khách hàng, vừa có khách hàng có ít rủi ro đối với tín dụng cá nhân. Đối với những khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng, đó cũng là nguồn tài chính đảm bảo nghĩa vụ thực hiện trảtiền vay của khách hàng, ví như khách hàng vì lý do nào đó thực hiện chậm trễ trả nợ vay khi đến kỳ hạn trả nợ, Ngân hàng có thể trích từ tài khoản tiền gửi thực hiện tạm thời nghĩa vụ đó. Điều này cũng làm giảm rủi ro đối với các khoản cho vay của Ngân hàng. Vì vậy, đối với đối tượng cho vay này, Ngân hàng cũng nên đưa ra một mức lãi suất ưu đãi hơn.

Hồn thiện chính sách cho vay

Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các khách hàng kém hiệu quả, dựán kém khả thi. Agribank - Chi nhánh huyện LệThủy cần cải tiến và đổi mới quy trình xét duyệt thẩm định và cho vay, kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay.

Theo quy trình tín dụng, hồ sơ cho vay trước khi trình lãnhđạo ký duyệt cần phải được kiểm tra, xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ đến khi hoàn thiện ký kết hợp đồng. Do vậy nếu để cho một cán bộ tín dụng đảm nhiệm tất cả các khâu như hiện nay thì khơng tránh khỏi những sai sót do trình độ nghiệp vụ, yếu tố chủ quan kinh nghiệm của mỗi cán bộ tín dụng là khác nhau. Vì vậy, phịng tín dụng cá nhân nên chia ra hai bộphận.

Bộ phận một: Bộ phận quản lý khách hàng cá nhân có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm thủ tục và điều kiện vay vốn, tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân loại hồ sơ để xem xét và đánh giá. Bộphận này chuyên quản lý khách hàng cá nhân, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, những thuận lợi, khó khăn đểtừ đó đềxuất ý kiến, biện pháp giải quyết đối với từng phương án vay vốn. Bộphận này thường xuyên xuống nơi làm việc để nắm rõ tình hình thực tếvề báo cáo cho lãnh đạo

Bộphận hai: Bộphận thẩm định tín dụng hoạt động độc lập với bộphận trên. Bộphận này chủ yếu làm việc tại Ngân hàng, có nhiệm vụphân tích xem xét mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân vềmọi mặt, phân tích khả năng trảnợcủa khách hàng. Bộphận này có thể xuống từng hộ kinh doanh đểnắm tình hình thực tế và kiểm tra tài sản thếchấp cầm cốkhi thẩm định dự án, căn cứ vào ý kiến đề xuất của bộphận quản lý khách hàng cá nhân để đưa ra các phương án xử lý các vụviệc liên quan đến vốn vay. Trong bộphận này Ngân hàng nên tuyển thêm một sốcán bộhiểu sâu vềmột sốlĩnh vực cụthể như xây dựng, điện, máy móc, thiết bị giao thơng...để giúp cho công tác thẩm định đánh giá về các yếu tố kỹthuật được đúng đắn và chính xác, nhanh chóng.

Hai bộ phận này cần có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng vì nếu như một cơng đoạn nào đó thực hiện không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến cơng đoạn sau và kết quảcủa tồn bộcơng việc.

Hồn thiện chính sách lãi suất

Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của Ngân hàng. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho Ngân hàng.

Để có được một chính sách lãi suất cho vay có hiệu quả, cán bộ Ngân hàng phải nắm được thực tếlãi suất và xu hướng biến động của lãi suất cho vay hợp lý. Trong những năm qua, Agribank - Chi nhánh huyện LệThủy đã vàđang áp dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt đối với các đối tượng khách hàng vay vốn và quy mơ các khoản vay, ví dụ nhưcó ưu đãi lãi suất cho khách hàng loại một, khách hàng loại hai có giảm lãi suất cho những món vay có giá trịlớn, đối tượng Nơng nghiệp Nơng thơn.

Tuy nhiên, chính sách lãi suất của Ngân hàng vẫn còn những điều chỉnh chưa linh hoạt. Vì thế Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy nên mở rộng các mức lãi suất đa dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng, mức độ sửdụng sản phẩm của Ngân hàng, có chính sách khuyến khích vềlãi suất cho các khách hàng mới.

Bên cạnh đó căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng sản phẩm tín dụng mà Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Điều này không những tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khách hàng còn giúp cho Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy thiết lập, mở rộng quan hệvới khách hàng. Với một chính sách lãi suất phù hợp,

linh hoạt chắc chắn Agribank - Chi nhánh huyện LệThủy sẽcó càng nhiều khách hàng đến với mình.

3.3. Đẩy mạnh hoạt động giám sát khoản vay

Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, hạn chếrủi ro một cách tối đa, mỗi Ngân hàng đều phải có phịng ban hay một nhóm người làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động của mình, phải tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm và sai sót đểcó các biện pháp xửlý nhanh chóng và hiệu quả. Đểnâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy cần phải tiếp tục hồn thiện hơn nữa cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trong hoạt động tín dụng theo các hướng sau:

Phịng quản trịrủi ro kết hợp cùng các phòng ban khác:

Lập kế hoạch thực hiện phòng ngừa rủi ro, đánh giá mức độ an tồn trong hoạt động tín dụng, rà sốt các quyết định cho vay xem có sai sót và vi phạm gì khơng.

Giúp Ban Giám đốc thực hiện cơng tác kiểm toán nội bộ theo đúng quy chế kiểm toán nội bộ và giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Lập kếhoạch định kì hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy chếcho vay theo đúng quy định vềpháp luật Ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước, điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Việt Nam. Làm đầu mối phối hợp với các đồn thanh tra, cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán đối với hoạt động của Chi nhánh

Hoàn thiện, củng cố, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt.

Kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nếu phát hiện sơ hở, bất hợp lý, dẫn đến khơng an tồn cho hoạt động của Chi nhánh.

3.4. Tăng cường cơng tác kiểm sốt nợ q hạn, nợ xấu

Chi nhánh cần xây dựng chính sách quản lý nợ xấu thích hợp, phân cơng và quy trách nhiệm địi nợ, liên kết các bên Ngân hàng – khách hàng – chính quyền địa phương trong việc xửlý nợ.Việc xửlý nợquá hạn cần có những biện pháp cụthểsau:

hoạt động kinh doanh đang diễn ra bình thường, Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định có cho vay tiếp hay khơng. Việc cho vay này giúp khách hàng vượt qua khó khăn hiện tại để tiếp tục kinh doanh có hiệu quảvà có nguồn trảnợcho Ngân hàng.

Đối với khách hàng khó khăn về tài chính khi vay tiêu dùng trong khi chưa xác định được nguồn trả:

Đối với những khoản vay có tài sản đảm bảo: (thơng thường là bất động sản, hoặc các phương tiện vận chuyển): tìm các cá nhân, tổ chức có năng lực tài chính nhận lại nợ của khách hàng, có thểthơng qua hình thức bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp khơng thểbán tài sản, Ngân hàng phải rà sốt lại tài sản đảm bảo, xác định chính xác nhất giá trị của nó, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để sẵn sàng phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn. Nếu đã phát mại tài sản mà vẫn không thu hồi đủ vốn, Ngân hàng tiếp tục đôn đốc, yêu cầu khách hàng trảtiếp phần cịn lại. Nếu khách hàng khơng trả được nợvì khơng có thiện chí trảnợ, cốtình chây ì, Ngân hàng có thểkhởi kiện ra tịa án kinh tế.

3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng đối với hoạt động dịch vụ, nhất là lĩnh vực tài chính, Ngân hàng, khi mà thị trường tài chính Việt Nam đã và đang phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Một đội ngũ lao động được tuyển dụng, đào tạo và trả lương hợp lý là cơ sởcho các Ngân hàng khai thác tối ưu những nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để xây dựng được một nguồn nhân lực tốt cho Agribank - Chi nhánh Lệ Thuỷ… Sau đây là một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển đội ngũ nhân lực tại Chi nhánh nói chung và bộphận QHKHCN nói riêng:

Có chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao

Để thu hút được nguồn nhân lực này thì Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy cần phải thực hiện những việc như sau:

Thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽbao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển; Cơng khai hố thông tin thi tuyển nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau, để tránh tình trạng tuyển dụng từ các mối quan hệ. Đặc biệt, Chi nhánh cần cân đối, xem xét nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng ở từng vị trí khơng chỉ ởhiện tại mà cảnhững địi hỏi trong tương lai; Cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng trên

cơ sở tuyển người theo công việc, tránh chạy theo bằng cấp dẫn đến tình trạng thừa thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 97)