bộ KSC
Căn cứ đưa ra giải pháp: Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, do vậy nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, bởi con người là nhân tố cơ
bản, có tính quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước, tiến tới xây dựng ngành trở thành Kho bạc điện tử. Chính vì thế, phát triển nguồn nhân lực (ví như sự nghiệp "trồng người") là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng, vô cùng cần thiết là phải có chiến lược và kế hoạch dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và đất nước. Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực của KBNN, căn cứ vào tình hình thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của hệ thống Kho bạc Nhà nước và yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước phù hợp với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước nói chung và của toàn ngành tài chính nói riêng. Do đó, việc đào tạo, đào tạo lại, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ công chức là nhân tố quan trọng hàng đầu của quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Mục tiêu của giải pháp là tiêu chuẩn hoá và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ Kho bạc, đặc biệt là cán bộ trực tiếp thực hiện công tác KSC NSNN phải ngày càng được hoàn thiện. Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện KSC phải là người có năng lực chuyên môn thực sự, được đào tạo cơ bản và chuyên sâu nghiệp vụ, đồng thời cán bộ đó phải là người có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt. Đặc biệt, theo "Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước, công chức KSC không chỉ giỏi về nghiệp vụ do mình quản lý mà còn phải thực hiện theo xu hướng đa năng, có khả năng xử lý mọi nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước". Vì vậy, Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới (tối ưu hóa, chuyên nghiệp hóa từng vị trí).
Để giải pháp được thực hiện cần phải chú trọng những vấn đề sau: - Thường xuyên chú trọng làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền về tư tưởng, nhận thức, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ KSC,
luôn giữ vững lập trường, không vì lợi ích cá nhân mà làm trái quy định, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao với lương tâm nghề nghiệp. KBNN xây dựng, củng cố và phát huy truyền thống yêu ngành, yêu nghề, góp phần vào sự phát triển của ngành. Đi cùng với đó là tiếp tục xây dựng tiêu thức văn minh văn hóa nghề Kho bạc, văn hóa công sở theo hướng chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. - Căn cứ vào dặc trưng của ngành để tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, sát thực tế về đánh giá cán bộ theo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch. Đây là cơ sở cho việc đánh giá được chính xác, công khai và hiệu quả, đúng người, đúng việc.
- Giao Kế toán trưởng chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá trực tiếp mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ KSC, giao dịch viên tổng hợp kết quả đánh giá cán bộ KSC toàn tỉnh qua một số tiêu chí cơ bản sau:
+ Nhiệm vụ trực tiếp kiểm soát hồ sơ, giao dịch khách hàng: Lượng hóa công việc theo vị trí việc làm của từng cán bộ.
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý hồ sơ, chấp hành chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất.
+ Kết quả các ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung chế độ, tham gia dự thảo chính sách chế độ mới của ngành, của địa phương.
+ Kết quả cập nhật báo cáo thống kê, đối chiếu số liệu định kỳ với kế toán. + Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của các đơn vị giao dịch.
- Cán bộ KSC bắt buộc phải tham gia thi kiểm tra nghiệp vụ theo định kỳ 01 lần/1 năm để liên tục củng cố năng lực, cập nhật kiến thức, trau dồi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó cũng khuyến khích cán bộ nghiệp vụ bộ phận khác dự thi kiểm tra. Thông qua công tác kiểm tra sẽ có cơ sở để đánh giá năng lực thực tế cán bộ KSC. Trong trường hợp cán bộ KSC không đạt yêu cầu, tổ chức phải có ngay kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc điều động, chuyển đổi vị trí công tác khác cho phù hợp.
- Thường xuyên hơn trong việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ KSC theo định hướng cầm tay chỉ việc; tổ chức cập nhật kiến thức mới về quản lý chi NSNN cho cán bộ và lãnh đạo một cách có hệ thống. Chú trọng đặc biệt đến công tác đào tạo cán bộ trẻ, có năng lực, kỹ năng, nhiệt huyết làm công tác tổng hợp báo cáo; cử cán bộ trẻ, có triển vọng tham gia các lớp đào tạo nâng cao, chuyên sâu về lĩnh vực quản lý NSNN để tạo nguồn nhân lực lâu dài cho ngành. Ngoài công tác chuyên môn cũng rất cần tổ chức đào tạo kỹ năng mềm về giao tiếp, ứng xử và văn minh công sở cho cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước; hướng tới xây dựng hình ảnh công chức chính quy, chuyên nghiệp từ đó hoàn thiện tiêu thức văn minh văn hoá nghề Kho bạc.
- Kỷ luật, kỷ cương tạo nên sức mạnh tập thể, do vậy cần thiết là phải xây dựng cơ chế thống nhất về thi đua khen thưởng, xử phạt nghiêm minh, rõ ràng, công tâm và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN đối với từng cá nhân, tập thể. Khi phát hiện cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về trách nhiệm, quyền hạn gây thất thoát vốn NSNN, những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác KSC NSNN để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng thì phải quy trách nhiệm cụ thể, tiến hành xử lý thật nghiêm, công tâm, thấu tình đạt lý. Những sai sót phát hiện được cần phân tích, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để cùng nhau học tập, củng cố kinh nghiệm. - Bên cạnh việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên môn, cần có chiến lược lâu dài và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. KSC NSNN là công việc có nhiều áp lực, đòi hỏi cán bộ phải có chuyên môn tốt, kiến thức rộng, xử lý tình huống tốt do vậy cũng rất cần trang bị, cung cấp kiến thức, thông tin cho cán bộ Kho bạc Nhà nước những hiểu biết về các chuyên ngành khác như Luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc...
- Thực hiện tốt công tác điều động, luân phiên công việc, chuyển đổi vị trí công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác KSC theo nguyên tắc một người
biết nhiều việc và làm tốt một số việc. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng một cán bộ kiểm soát quá lâu một đơn vị sử dụng ngân sách, một ngành, lĩnh vực, từ đó dễ dẫn tới xử lý công việc theo lối mòn và có thể dẫn tới những tiêu cực, rủi ro khác phát sinh.
- Giữ vững kỷ cương, kỷ luật phải đi cùng với các chính sách quan tâm, đãi ngộ đối với cán bộ. Đặc biệt khuyến khích áp dụng giải pháp đề tài nghiên cứu khoa học vào hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan kho bạc.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ KSC theo đơn vị, đặc biệt đánh giá cán bộ kiểm soát chi, qua đó xác định năng lực thực chất cán bộ, rút ra thêm những bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. Qua đó cũng đồng thời cũng đề xuất biện pháp xử lý nghiêm minh đối với cán bộ vi phạm bị phát hiện.
Kết quả mong đợi của giải pháp: Xây dựng được đội ngũ KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước giỏi nghiệp vụ, có thể chuyển đổi được ở những vị trí công việc khác nhau.
4.3.2. Giải pháp để đổi mới cách thức tiếp nhận và thực hiện kiểm soát quản lý hồ sơ chứng từ đối với các đơn vị sử dụng NSNN
Căn cứ đưa ra giải pháp: Xuất phát từ tồn tại phương pháp, cách thức lưu trữ hồ sơ, chứng từ tại bộ phận giao dịch ( thực hiện KSC) chưa phù hợp, cộng với hiệu quả công tác KSC đánh giá bởi các tiêu chí sau: Số chứng từ chi thường xuyên NSNN đã thực hiện; tỷ lệ hoàn thành việc giải ngân theo dự toán chi NSNN đã được giao; doanh số hoạt động chi thường xuyên NSNN trên tỷ lệ bình quân của một cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước (được thực hiện từng kỳ và theo lũy kế); Tổng số chứng từ chi thường xuyên thực hiện bình quân trên một giao dịch viên Kho bạc Nhà nước (từng kỳ và theo lũy kế); các hồ sơ mà Kho bạc Nhà nước đã giải quyết được thống kê trước hạn, trong hạn và quá hạn; tổng số tiền và tổng số hồ sơ Kho bạc Nhà nước qua KSC đã từ chối, thanh
toán; tỷ lệ phần trăm của việc từ chối cấp phát và thanh toán; số dư số tiền tạm ứng trong chi thường xuyên trên tổng số chi thường xuyên; kết quả của công tác kiểm toán chi thường xuyên của NSNN bởi cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại các đơn vị sử dụng NSNN. Sự hài lòng của khách hàng giao dịch khi thực hiện việc KSC qua cơ quan Kho bạc Nhà nước.
Việc nâng cao tăng cường hiệu quả của công tác KSC thường xuyên tại cơ quan Kho bạc Nhà nước thể hiện ở sự kịp thời, đúng chế độ định mức, bảo đảm chuẩn chi ở các công việc sau: Tiếp nhận chứng từ hồ sơ, kiểm tra kiểm soát của hồ sơ chi theo đúng chế độ và thực hiện hạch toán thanh toán nhanh chóng và an toàn cho đơn vị thụ hưởng.
Mục tiêu của giải pháp: chuyển đổi cách thức công tác KSC từ thực hiện bằng phương pháp thủ công, từ khâu việc tiếp nhận hồ sơ KSC, công tác kiểm tra mẫu dấu chữ ký, kiểm tra định mức biên chế, kiểm tra các định mức tiêu chuẩn, chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ… đến việc trả kết quả cho đơn vị sử dụng ngân sách, việc đối chiếu dự toán, lưu trữ tài liệu hồ sơ được thực hiện bởi ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin, từng bước triển khai thực hiện KSC điện tử, giao nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến.
* Đối với việc gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan Kho bạc để mở, sử dụng tài khoản:
Theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC hồ sơ đăng ký để mở sử dụng tài khoản được lưu 01 bộ do Kế toán trưởng quản lý, bản giấy. Cán bộ KSC giữ 01 bản đăng ký chữ ký để kiểm soát và đối chiếu kiểm tra mẫu dấu chữ ký; nhưng không lưu hồ sơ pháp lý ( gồm Giấy chứng nhận đăng ký mã số ĐVQHNS, Quyết định việc thành lập đơn vị, Quyết định việc bổ nhiệm chức vụ Chủ tài khoản và Kế toán trưởng…). Cán bộ KSC không có hồ sơ gốc để kiểm tra, đối chiếu khi có thay đổi, biến động về việc đăng ký việc sử dụng tài khoản của đơn vị; tiềm ẩn nhiều rủi ro cho công tác KSC. Trong việc thực hiện bàn giao nhiệm vụ chỉ thống kê theo đầu đơn vị, chưa kiểm tra hồ sơ gốc.
Giải pháp được đề xuất là Kế toán trưởng, kế toán viên và cán bộ KSC được giao nhiệm vụ KSC các đơn vị sử dụng ngân sách cùng thực hiện việc kiểm tra, rà soát hồ sơ đăng ký việc sử dụng tài khoản lưu tại bộ phận Kế toán. Cụ thể:
- Đối với hồ sơ đơn vị đã dừng hoạt động, lập danh sách đề nghị Sở Tài chính đóng mã, đưa hồ sơ vào lưu trữ.
- Đối với các hồ sơ đang được sử dụng, đối chiếu kiểm tra các thông tin trên bản giấy hồ sơ, thông tin trên hệ thống TABMIS, nếu phát hiện những điểm chưa thống nhất, trao đổi với đơn vị đăng ký, thống nhất cách thức hoàn thiện, tổng hợp đề nghị Sở Tài chính - đơn vị đăng ký phối hợp điều chỉnh đồng bộ.
- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý toàn bộ của hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách với hồ sơ được lưu tại đơn vị. Liên tục thực hiện việc cập nhật vào hồ sơ điện tử của đơn vị khi có phát sinh về pháp lý. Thực hiện thay đổi về đăng ký mẫu dấu chữ ký, bổ sung các thông tin khi phát sinh. Có cảnh báo về hiệu lực của các văn bản pháp lý đang được sử dụng.
- Phân công chi tiết cụ thể và rõ ràng từ việc tiếp nhận, kiểm soát và lưu trữ chứng từ hồ sơ, cụ thể:
+ Cán bộ KSC thực hiện cập nhật thông tin quản lý về tài khoản điện tử, đồng thời thực hiện scan các văn bản pháp lý.
+ Kế toán trưởng thực hiện đối chiếu kiểm tra các thông tin của bản giấy, bản lưu điện tử và xác nhận đưa vào các thư mục quản lý đã được thiết lập ở địa chỉ máy chủ dùng chung của văn phòng đã phân quyền ứng dụng và khai thác.
+ Bộ phận Kế toán lưu hồ sơ gốc bản giấy, theo quy định hiện hành. - Thời gian và điều kiện thực hiện:
+ Triển khai rà soát ngay từ năm 2019, trong quí II/2019 hoàn thành thiết lập sổ Quản lý điện tử ban đầu đối với các đơn vị sử dụng dự toán chi thường xuyên của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh.
+ Về điều kiện thực hiện: 100% cán bộ nghiệp vụ KSC, kế toán viên, Kế toán trưởng và Ban Giám đốc được trang bị 01 máy tính bàn, môi trường mạng nội bộ đang sử dụng ổn định. Cán bộ Tin học có trách nhiệm thiết lập thư mục quản lý, môi trường và phân quyền khai thác trên máy chủ của Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai. Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai được trang bị máy scan đủ điều kiện để scan các văn bản giấy thành file mềm để quản lý điện tử. Về số lượng đơn vị hiện đang giao dịch, đơn vị dự toán là 80 đơn vị. Khối lượng giao dịch lớn, do đó có thể hoàn thành trong quí IV/2019.
- Kết quả mong đợi của giải pháp: rà soát và củng cố các hồ sơ pháp lý các đơn vị dự toán chi thường xuyên NSNN là công tác quan trọng khi bàn giao nhiệm vụ KSC giữa cán bộ KSC và Kế toán viên, đồng thời trong điều kiện bởi các cơ quan thụ hưởng NS tỉnh và NS huyện đang thực hiện Đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tiến hành sáp nhập giải thể một số đơn vị; trong khi Luật NSNN 2015 đã có hiệu lực thi hành, lúc này Hội nghề nghiệp không được NSNN cấp dự toán để hoạt động…Giảm số đầu mối đáng kể đơn vị được vị sử dụng ngân sách giao dịch với cơ quan Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai. Cán bộ KSC, Lãnh đạo Kho bạc ký kiểm soát chủ động trong việc kiểm tra và đối chiếu hồ sơ quản lý trên hệ thống điện tử, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo an toàn chính xác.
- Trên cơ sở kết quả đã đạt được thực tế tại Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai, cán bộ công chức cùng Ban Giám đốc đánh giá và khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế xây dựng quy trình thống nhất thực hiện có hiệu quả.
* Đối với hồ sơ gửi đầu năm, hồ sơ được đơn vị bổ sung ngay trong năm
Theo quy định quy trình tiếp nhận hồ sơ trong giao dịch một cửa, đơn vị sử dụng ngân sách gửi hồ sơ chứng từ trực tiếp đến cán bộ KSC, việc tiếp nhận