MÔ HÌNH TÌM TỈ SỐ PHẦN TRĂM Tên đồ dùng : CẤU TẠO CỦA TIẾNG

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) làm và sử DỤNG đồ DÙNG dạy học để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học (Trang 32 - 35)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠYHỌC 3 BIỆN PHÁP

MÔ HÌNH TÌM TỈ SỐ PHẦN TRĂM Tên đồ dùng : CẤU TẠO CỦA TIẾNG

Tên đồ dùng : CẤU TẠO CỦA TIẾNG

* Vật liệu: Một tờ giấy rô ki, 1 bộ chữ gồm phần âm đầu, vần, dấu thanh của câu ca dao trong SGK tiếng Việt lớp 4, tập 1.

* Cách làm: - Trên tờ giấy rô ki kẻ sẵn 1 bảng gồm 4 cột dọc, cột 1: ghi các tiếng, cột 2 ghi âm đầu, cột 3 ghi phần vần, cột 4 ghi dấu thanh.

- Xung quanh tờ giấy có trang trí cho đẹp.

- Đánh máy hoặc viết các tiếng của câu ca dao lớp 4( có thể lớp 1,2,3,5)và đánh riêng các bộ phần của từng tiếng.

* Cách sử dụng: - Dùng dạy từ lớp 1 đến lớp 5: Ở lớp 4day bài cấu tạo của tiếng và bài luyện tập cấu tạo của tiếng môn luyện từ và câu.

27

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Ba Tô -Ba Tơ - Quảng Ngãi

SKKN: Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học

* Hiệu quả thực hiện: Học sinh nắm kĩ cấu tạo của tiếng và hứng thú học tập hơn.Viết chính tả ít sai lỗi hơn.

Tên đồ dùng : CỜ ĐỒ - MI - NÔ

* Vật liệu: Một số hình ảnh thể hiện các từ ghép tổng hợp và phân loại; một tờ giấy rô ki

* Cách làm: Cắt giấy rô ki thành những thanh có kích thước 2 x 6 (cm).Trên mỗi thanh chia hai phần, một phần dùng viết 1 từ ghép (phân loại hoặc tổng hợp) , một phần dán hình ảnh thể hiện từ ghép khác

* Lưu ý: Những hình ảnh từ loại nào thì viết theo từ loại đó.

* Cách sử dụng: Với đồ dùng có thể sử dụng dạy từ lớp 1 đến 5. Ở lớp 4,5 dạy bài luyện tập từ ghep và từ láy; ở bài tập 1 có thể cho HS chơi cờ theo nhóm đôi để

28

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Ba Tô -Ba Tơ - Quảng Ngãi

SKKN: Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học

tìm để tìm những từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.Lớp 12,3 có thể cho HS chơi để tìm hình ảnh.

* Hiệu quả thực hiện: Học sinh hứng thú trong học tập và thích chơi cờ , với bài luyện tập từ láy và từ ghép HS dễ hiểu và nhớ lâu hơn.

Tên đồ dùng: CÔNG THỨC TOÁN- LỚP 5

* Vật liệu: 1 tờ giấy rô ki, bút màu, 2 con chữ a, 2 con chữ h, 2 con chữ b * Cách làm: Trang trí đường viền bằng bút màu cho đẹp, dễ nhìn.

- Chia khoảng cách để vẽ các hình sao cho phù hợp, thẩm mĩ. Hình chữ nhật có kích thước 24 x 14( cm); hình thang: đáy lớn 28cm, đáy bé 14cm ,chiều cao 14cm. hình tròn có r = 8 cm. Hình bình hành cạnh 25cm, chiều cao 14cm. Hình tam giác cạnh đáy 25cm, chiều cao14cm.

29

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Ba Tô -Ba Tơ - Quảng Ngãi

SKKN: Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học

- Phía trong các hình viết công thức tính diện tích có để ô trống để HS tìm chữ thích hợp gắn vào. Phía ngoài viết công thức tính chu vi cũng để ô trống để gắn chữ thích hợp vào.

* Cách sử dụng: Có thể sử dụng dạy từ lớp 3 đến lớp 5

Dùng để dạy bài mới và ôn tập, dạy xong treo sau lớp để hàng ngày học sinh xem khắc sâu kiến thức.

*Hiệu quả thực hiện: Học sinh nhớ công công thức tính diện tích và tính chu vi của các hình lâu hơn.

Trên đây là một số đồ dùng tự làm để sử dụng hiệu quả vào tiết dạy tôi đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) làm và sử DỤNG đồ DÙNG dạy học để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học (Trang 32 - 35)